×

Omnivert Là Gì? Phân Biệt Người Có Tính Cách Ambivert Và Omnivert

Ngày đăng: 20/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/03/2024

Khái niệm hướng nội (introvert) và hướng ngoại (extrovert) được giới thiệu vào năm 1910, không lâu sau đó là sự ra đời của trắc nghiệm MBTI – liệt kê 16 nhóm tính cách cơ bản của con người. Và nếu ambivert được coi là sự giao thoa, kết hợp của hai thái cực nội – ngoại, thì omnivert là định nghĩa mới nhất để ta có thể phân loại và nhận định tính cách của một cá nhân. Vậy omnivert là gì? Có gì tương đồng và tương phản với ambivert? Tìm hiểu ngay cùng Glints nhé.

1. Omnivert là gì?

Trước khi giải nghĩa omnivert, hãy cùng lật lại chút thông tin vắn về ambivert nhé. Ambivert là người hướng trung, là dấu chấm đứng giữa hai thái cực hướng nội và hướng ngoại. Xu hướng hành vi của họ dung hòa linh hoạt những yếu tố của cả intro- và extro-vert.

Trái lại, omnivert cũng có tính cách của cả hai thái cực, nhưng cách thể hiện không hề có sự kết hợp như ambivert. Điều này có nghĩa là, omnivert sẽ không có sự linh hoạt cùng một thời điểm như ambivert, mà thay vào đó có hai trạng thái: cực kỳ khép kín và xa cách hoặc cực kỳ nhiều năng lượng

Do đó, omnivert là các cá nhân có tâm trạng lên xuống rất thất thường. Nhiều người thấy họ khá thô lỗ và “dị” vì một phút trước họ đang cực phấn khích, phút sau họ lại im lặng và không chịu giao tiếp với bất kỳ ai.

Đọc thêm: Ambivert Là Gì? 10 Dấu Hiệu Bạn Là Một Ambivert

2. Omivert có hiếm không?

Độ hiếm của omnivert chưa được kiểm định, nhưng có thể thấy sự phổ biến của họ sẽ hạn chế hơn ambivert và các nhóm tính cách khác.

tính cách omnivert
Cung bậc cảm xúc của Omnivert có gì đặc biệt?

3. Sự giống và khác nhau của ambivert và omnivert là gì?

Đều là mang cả hai trạng thái introvert và ambivert, nhưng người có tính cách ambivert và omnivert lại vô cùng trái ngược. Cùng đặt hai khái niệm này lên bàn cân và tìm hiểu nhé.

3.1. Điểm tương đồng

  • Cả ambivert và omnivert đều không thuộc nhóm tính cách cụ thể nào. 
  • Đều có nét đặc trưng của introvert và extrovert. 
  • Đều mệt mỏi và cần nạp lại năng lượng sau khi tiếp xúc xã hội. 

3.2. Điểm khác biệt 

AmbivertOmnivert
Ý nghĩa tiền tố“Ambi-”, nghĩa là “cả hai”“Omni-”, nghĩa là “tất cả”
Trạng thái tâm lýLinh hoạt, ổn địnhThất thường, cực hạn
Yếu tố ảnh hưởng hành viNgoại cảnhNội tâm
Năng lượng, hoạt động trong ngàyDễ đoán, tương đối ổn địnhKhó đoán, có thể dao động cực lớn
Thời gian nạp lại năng lượngNgắn hơnDài hơn
Ấn tượng trong mắt người khácHòa đồngKhó đoán, khá khó gần
Các mối quan hệThường lâu dàiThường ngắn hạn
Một số điểm khác biệt giữa ambivert và omnivert.

a. Về cách tư duy, trạng thái tâm lý

Một ambivert thường hiếm khi để trạng thái của họ vượt mức khép kín hay năng động. Họ duy trì mức độ trung hòa của cả hai thái cực này, nên thường được coi là những người có trạng thái tâm lý và hành động ổn định nhất trong các nhóm tính cách MBTI. Bạn sẽ khó nhận biết được họ là hướng nội hay hướng ngoại vì họ có thể biến đổi như tắc kè hoa vậy.

Ngược lại, một omnivert thể hiện trạng thái của họ rất rõ ràng. Hãy tưởng tượng trạng thái introvert là màu xanh lam, extrovert là màu đỏ. Thì trong khi ambivert là màu tím – sự pha trộn của xanh và đỏ, thì omivert sẽ là trạng thái cực điểm của hai màu cơ bản: màu xanh lam đậm hoặc màu đỏ thẫm.

Omnivert sẽ rất hiếu động và vui vẻ khi đang ở trong cơ chế hướng ngoại, thậm chí khó có thể giữ yên lặng hay bình tĩnh lại. Nhưng khi bật cơ chế hướng nội, họ sẽ chỉ muốn ở ẩn trong vỏ ốc của mình, không nói chuyện, không muốn tiếp xúc với bất cứ ai kể cả những người thân cận như bạn bè, người nhà. Họ được coi là những người “moody”, khó hiểu nhất trong các nhóm tính cách hiện tại.

b. Về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong cách ứng xử của ambivert sẽ hoàn toàn dựa vào yếu tố ngoại cảnh. Họ sẽ lựa chọn hành động và thái độ của mình tùy vào đối tượng và hoàn cảnh mà họ đối mặt. Ví dụ, họ có thể xung phong làm người hoạt ngôn khi ở bên những người ít nói hơn, hoặc họ sẽ làm người lắng nghe khi người khác nói nhiều hơn phần họ.

omnivert là gì
Omnivert một khi hết năng lượng sẽ trở nên vô cùng khép kín.

Ngược lại, lý do dẫn đến sự thay đổi 180 độ trong thái độ của omnivert đến từ cảm xúc của chính họ. Họ sẽ nói rất nhiều hoặc làm rất nhiều việc khi họ thấy vui.

Còn khi năng lượng của họ xuống thấp, thì dù họ có đang ở chỗ đông người, ví dụ nơi công sở hoặc trường học, họ cũng tự cô lập bản thân và nhất định không giao tiếp với bất cứ ai. Điều quan trọng nhất là cảm xúc của họ, chứ không phải những gì người xung quanh nghĩ.

c. Về các mối quan hệ

Omnivert, với tính cách khó đoán và thất thường của họ, thường khó có những mối quan hệ lâu dài. Hoặc là họ tự tách mình ra khỏi mọi người, hoặc là người khác không thể làm quen được với hai thái cực quá khác biệt của người omnivert nên sẽ dần không còn thân thiết với họ.

Ambivert thì trái ngược, bởi họ có xu hướng dĩ hòa vi quý nên sẽ được lòng nhiều người hơn. Họ cũng muốn có những mối quan hệ lâu dài, nên thường có tình yêu, tình bạn dài lâu.

Đọc thêm: Người Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao Để Bớt Nhạy Cảm?

4. Omnivert và một số điều cần chú ý

Sở hữu cả hai xu hướng hành vi của hướng nội và hướng ngoại, thế nhưng omnivert lại không có sự kết hợp và dung hòa của hai thái cực. So với các tính cách khác, cảm xúc và năng lượng của omnivert có rất nhiều biến động. Chẳng hạn họ có thể rất thân thiện nhưng có thể lập tức trở nên xa cách và thiếu gần gũi với những người xung quanh.

Điều này sẽ đem đến bất lợi cho họ trong nhiều mặt của cuộc sống. Ví dụ, họ dễ đánh mất bạn bè, thậm chí làm tổn thương gia đình chính mình vì những thay đổi không ngờ trong cảm xúc.

Hoặc, hiệu suất công việc sẽ bị ảnh hưởng và họ dễ nhận đánh giá không cao từ cấp trên nếu thể hiện những nét tính cách bất thường này trong công việc.

omnivert advice
Omnivert nên học cách cân bằng thái cực nội và ngoại trong cảm xúc và hành động.

Do đó, tùy vào từng bối cảnh và hoàn cảnh, omnivert nên học cách điều hòa xúc cảm và năng lượng của mình tốt hơn. Một số kỹ năng họ có thể rèn luyện để đạt được mục tiêu này bao gồm:

Có vậy, các omnivert mới có thêm cơ hội phát triển tiềm năng của chính mình một cách tối đa.

Đừng quên cập nhật các chia sẻ mới hữu ích từ Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X