×

Luyện Tập Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả Khi Giao Tiếp

Ngày đăng: 17/08/2022 | No Comments

Ngày cập nhật: 24/11/2022

Luyện tập kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp hiệu quả

Bạn có phải là người biết lắng nghe? Đây là một kỹ năng mềm rất có giá trị mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên của mình. Những người có kỹ năng lắng nghe sẽ dễ dàng hiểu rõ các nhiệm vụ và dự án, xây dựng mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp. Họ sẽ giải quyết các vấn đề, xung đột một cách dễ dàng.

Do đó, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ chú ý tìm kiếm kỹ năng nghe và lắng nghe đó từ các ứng viên. Hãy cùng Glints khám phá những kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả dành cho các bạn trẻ nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Nghe và lắng nghe là kỹ năng tiếp nhận và diễn giải chính xác các thông điệp trong quá trình giao tiếp thông qua lời nói và cả ngôn ngữ cơ thể của đối phương.

Lắng nghe là chìa khóa vàng của một cuộc đối thoại hiệu quả. Nếu không có khả năng này, các thông điệp giao tiếp sẽ không được truyền tải rõ ràng giữa người với người. 

Từ đó, quá trình đối thoại cũng dễ bị gián đoạn, khó tránh khỏi những hiểu lầm, thậm chí gây xích mích và ảnh hưởng tới mối quan hệ của người nói và người nghe.

Vậy nên, nếu ai đó có hỏi một kỹ năng giao tiếp mà chúng ta nên rèn luyện thường xuyên, thì bạn biết rồi đó. Đáp án chính là sự lắng nghe.

Đọc thêm: 6 Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Công Việc

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Như đã giải thích bên trên, kỹ năng lắng nghe là một nền tảng thiết yếu để bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân. 

Và đương nhiên, một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có thể xây dựng các mối quan hệ ở nơi làm việc cũng như ngoài xã hội một cách dễ dàng.

Kỹ năng lắng nghe quan trọng ra sao?
© Pexels.com

Ngoài ra, việc lắng nghe hiệu quả cũng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, đồng thời nhân đôi cơ hội thuyết phục khi thỏa thuận công việc với đối phương. 

Bên cạnh đó, 5 lý do khác giải thích tại sao kỹ năng lắng nghe là điều cần thiết có thể kể đến như sau:

  • Giảm thiểu hiểu lầm
  • Xây dựng sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau
  • Gia tăng sự tín nhiệm của mọi người xung quanh dành cho bạn
  • Cải thiện mối quan hệ kinh doanh
  • Nâng cao kỹ năng lãnh đạo

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Thế nào là một quy trình lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả? Hãy xem các bước sau để có thể áp dụng theo cách tốt nhất.

Sự chăm chú

Khi lắng nghe một cách chăm chú, điều đó không đơn thuần là lắng nghe mà là đang thưởng thức. Điều này cũng giống như bạn đang say mê nghe một bản nhạc mình yêu thích vậy. 

kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Sự chăm chú rất quan trọng trong quy trình lắng nghe trong giao tiếp.

Lắng nghe chăm chú thật dễ dàng khi bạn nghe thuyết giảng tại nơi thờ phượng tôn giáo, một bài phát biểu truyền cảm hứng sống tích cực từ các nhà thuyết trình hàng đầu… 

Do đó, nếu bạn có thể dùng kỹ năng lắng nghe một cách chăm chú khi trò chuyện với người đối diện, bạn sẽ nhận được những hiệu quả tuyệt vời mà hơn cả tưởng tượng đấy.

Biết đồng cảm

Khi lắng nghe một cách đồng cảm, bạn đang thể hiện sự quan tâm đến người đối diện. Bạn đang mong muốn hiểu rõ hơn tình huống, cảm xúc mà họ đang thảo luận. Bạn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu rõ hơn về những gì họ nói.

Mục tiêu của kỹ năng nghe trong giao tiếp là tập trung tất cả vào người nói chứ không phải vào bản thân mình. Do đó, bạn sẽ dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của họ.

Đọc thêm: Luyện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội thế nào?

Lắng nghe toàn diện

Điều này tương tự như khi bạn xem tin tức, nghe giảng bài hoặc hỏi đường đi trên phố, v.v, bạn bắt buộc phải nắm rõ thông điệp chính đang gửi đi. Hãy học cách lắng nghe bằng cách tập trung và ghi chú những ý tưởng chính của người nói. Hãy xác định cấu trúc của bài phát biểu và xem xét đánh giá các ví dụ thực tiễn mà họ cung cấp để làm bằng chứng. 

Đây là một trong những kỹ năng lắng nghe khó hơn vì không chỉ tập trung mà bạn còn tích cực tham gia vào quá trình trình bày của người đối diện. Bạn có biết đây cũng là một trong những cách lấy lòng cấp trên hiệu quả không?

Đừng để bị xao nhãng khi lắng nghe

Khi bạn đã lựa chọn nghe một ai đó tâm sự, hãy chắc rằng bản thân đang không có bất kỳ công việc nào khác. 

Bạn có thể lựa chọn tạm góc công việc qua một bên nếu cuộc trò chuyện thật sự quan trọng, hoặc có thể khéo léo dặn đối phương chờ đợi sau khi hoàn thành nốt công việc đang dở dang.

Tuyệt đối, đừng để cuộc đối thoại của bạn bị cắt ngang, gián đoạn quá nhiều bởi những công việc riêng khác, điều này sẽ mang lại cảm giác không thoải mái dành cho đối phương. Người nói sẽ cảm thấy ái ngại, cũng như có lỗi vì đã làm phiền đến thời gian của bạn.

Đánh giá và phân tích

Nếu từng có ý định mua một sản phẩm đắt tiền như điện thoại, máy tính bảng, xe máy, xe hơi… chắc chắn bạn phải tham khảo ý kiến từ người thân hoặc nhân viên bán hàng để so sánh các thương hiệu. 

kỹ năng nghe trong giao tiếp bao gồm cả đánh giá và phân tích
© Pexels.com

Kỹ năng nghe này giúp bạn đánh giá, phân tích tất cả thông tin và đưa ra quyết định. Lắng nghe để đánh giá cũng đồng nghĩa với việc bạn phải suy nghĩ cẩn thận hơn để đưa ra những nhận xét chuẩn xác dựa trên những gì mắt thấy, tai nghe và thấu hiểu.

Đáp lại người nói bằng phản hồi tích cực

Phản hồi tích cực bao gồm ánh mắt, gật đầu tán thành, phản hồi lại ngôn ngữ cơ thể của người nói để thể hiện bạn thực sự quan tâm đến những gì họ đang nói. 

Hãy suy ngẫm và trình bày lại những gì người đối diện đã nói để cho thấy rằng bạn thực lắng nghe họ. Khi học cách lắng nghe, hãy thể hiện sự tò mò về họ bằng cách đặt câu hỏi ngược lại cho họ, chắc chắn bạn sẽ tạo ấn tượng tuyệt vời. 

Chẳng hạn như, một cách để thể hiện kỹ năng lắng nghe tích cực là để người phỏng vấn hoàn thành câu hỏi, không ngắt lời họ và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi đặt ra. 

Đọc thêm: Đặt Câu Hỏi Cho Nhà Tuyển Dụng: Đừng Xem Nhẹ Bước Này!

Luôn giữ thái độ khách quan

Một người có kỹ năng lắng nghe giỏi sẽ là người có tư tưởng thoáng với những suy nghĩ khách quan. Luôn tôn trọng người nói và đồng cảm với quan điểm của họ. 

Luôn giữ thái độ khách quan
© Pexels.com

Song với đó, bạn vẫn nên giữ cho mình một lập trường riêng trước những lời kể của đối phương. Hãy cố gắng đặt góc nhìn của mình ở mức trung lập nhất có thể, và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phù hợp để giao tiếp.

Đừng trở nên ba phải, ai nói gì cũng nghe, bởi không phải lúc nào lời nói của người khác cũng là những sự thật. Nhưng bạn cũng đừng vì hoài nghi mà quên mất sự đồng cảm, thấu hiểu khi lắng nghe.

Hãy luôn là nhân vật khách quan có thể đưa ra nhận xét, lời khuyên phù hợp và đúng đắn trong những cuộc đối thoại nhé!

Không phán xét và áp đặt 

Không áp đặt tư tưởng cá nhân lên bất kỳ sự việc nào từ đối phương chính là điều tối thiểu để bạn có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình.

Chúng ta không phải là họ, và mỗi người sẽ có thiên hướng giải quyết sự việc khác nhau, có những hoàn cảnh khác nhau. Vậy nên, trước khi suy nghĩ tới những tư tưởng cá nhân phiến diện, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác và cảm thông cho suy nghĩ của họ.

Suy cho cùng, không phải tất cả điều gì chúng ta nghĩ nó đúng là sẽ luôn đúng. Tiếp thu và cởi mở với tư tưởng mới, hạn chế cái tôi, học cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng sẽ giúp bạn trở nên sâu sắc và giao tiếp hiệu quả hơn. 

Đọc thêm: Phải Làm Gì Sau Khi Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp

Chú ý ngôn ngữ hình thể

Khi tập trung lắng nghe, người có kĩ năng nghe tốt sẽ biết cách thể hiện cho đối phương biết họ đang chăm chú vào câu chuyện của họ. 

Đó là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho người nói, cũng như dẫn tín hiệu cho sự quan tâm và bày tỏ ý muốn lắng nghe.

Chú ý ngôn ngữ hình thể khi lắng nghe
© Pexels.com

Ngôn ngữ hình thể có thể được thể hiện qua ánh mắt tập trung, cái gật đầu đồng tình, tư thế người hơi hướng về đối phương để thể hiện sự chăm chú, quan tâm,…

Những cuốn sách giúp bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Nghệ Thuật Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Dale Carnegie

Tại sao chúng ta thường không kết nối khi nói chuyện với đồng nghiệp kinh doanh, thành viên gia đình hoặc bạn bè? Bạn có muốn làm cho mình được lắng nghe và thấu hiểu trong tất cả các mối quan hệ của bạn không? Hãy thử tìm hiểu đáp án qua cuốn sách này.

Nghệ Thuật Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Dale Carnegie

Bằng cách sử dụng các ví dụ sinh động, các bài học dễ tiếp thu và thực hành, Dale Carnegie sẽ chỉ cho bạn cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả nhất — ngay cả trong những tình huống khó khăn.

Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Hikari Noriko

Những người không biết cách lắng nghe, tuy không phải là người xấu nhưng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Họ sẽ khó tạo dựng được mối quan hệ với mọi người trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, Thậm chí ngay cả khi thực hiện các việc đơn giản (như mua đồ tại cửa hàng,…) cũng trở nên khó khăn với những ai đang thiếu đi thiếu kỹ năng lắng nghe và giao tiếp. 

Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Hikari Noriko

Qua đó, cuốn sách này của Hikari Noriko sẽ chia sẻ về cách thức thể hiện bản thân khi đứng trên lập trường là người “lắng nghe”. Cùng với vô vàn câu chuyện hay và mẹo nhỏ thú vị, bạn có thể thử áp dụng để cải thiện các cuộc trò chuyện của mình trở nên vui vẻ và hiệu quả hơn, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe? – Kate Murphy

Cuốn sách này tựa như một món quà nhỏ dành cho những ai từng bị hiểu lầm và cảm thấy bị hiểu lầm. 

Bạn Có Phải Người Giỏi Lắng Nghe? – Kate Murphy

Qua cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra: Lắng nghe không đơn giản là giữ bạn đứng yên tại chỗ trong khi người khác tiến về phía trước. Kỹ năng lắng nghe không chỉ nằm ở việc nghe thấy những điều mọi người nói. 

Hơn cả, lắng nghe còn là sự chú ý của bạn tới cách diễn đạt, hành động của họ trong khi nói, bối cảnh nói và những gì họ nói có khiến bạn cảm thấy đồng cảm hay không. 

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng – Eckhart Tolle

Sức Mạnh của Tĩnh Lặng (Tiếng Anh: Stillness Speaks) là tác phẩm tâm linh ngắn gọn nhưng đầy sâu sắc của Eckhart Tolle. Đây là một cuốn sách hữu ích và thiết thực cho những ai muốn vượt qua những tình huống thử thách và cảm nhận được sự an bình trong tâm hồn cũng như trong suy nghĩ.

Qua cuốn sách Sức Mạnh của Tĩnh Lặng, Eckhart Tolle giúp chúng ta tìm lại được bản chất sâu lắng, trong sáng và chân thật của mình.

Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng - Eckhart Tolle

Áp dụng điều này vào kĩ năng nghe, sự tĩnh lặng tập trung vào nỗi niềm tâm sự của người khác không chỉ giúp bạn thấu hiểu, đồng cảm với đối phương và cùng họ san sẻ nỗi lòng. Điều này còn giúp cá nhân bạn phần nào chữa lành tâm hồn mình để trở nên hạnh phúc hơn.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Giao Tiếp Tốt?

Bài viết được đóng góp bởi Duy Khang

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 13

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X