×

Những Giấy Tờ Cần Mang Theo Khi Đi Phỏng Vấn Xin Việc

Ngày đăng: 12/06/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/09/2023

nhung-giay-to-can-mang-theo-khi-di-phong-van

Nếu bạn mới đi phỏng vấn lần đầu thì chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ về những đồ dùng, dụng cụ cần mang theo là gì. Tuỳ vào mỗi cuộc phỏng vấn và yêu cầu của người phỏng vấn mà danh sách những thứ cần mang theo sẽ khác nhau. Tuy nhiên có những thứ không thể thiếu mà đôi lúc chúng ta có thể bỏ qua hoặc không trau chuốt cho chúng. Bài viết này sẽ tổng hợp những giấy tờ cần mang theo khi đi phỏng vấn xin việc. Hãy đọc và xem bạn có chuẩn bị thiếu thứ gì không nhé. 

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Có 6 giấy tờ không thể thiếu khi đi phỏng vấn xin việc, bao gồm: 

Ngoài những giấy tờ này, bạn cần có ảnh thẻ trong sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh nếu xin việc ở những môi trường như cơ quan nhà nước, công nhân ở xí nghiệp/nhà máy. 

Đọc thêm: Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Làm Công Nhân Từ A – Z 

Hướng dẫn chuẩn bị những giấy tờ cần mang theo khi đi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng chưa biết gì về bạn nên hồ sơ xin việc là phương tiện quan trọng giúp họ hiểu về bạn và có những đánh giá ban đầu về bạn. 

Vậy làm thế nào để viết các giấy tờ trong hồ sơ xin việc chuẩn xác nhất? Sau đây là hướng dẫn và những lưu ý quan trọng bạn cần nắm được: 

1. Sơ yếu lý lịch

Có rất nhiều công ty yêu cầu bản sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc của ứng viên bởi đây là văn bản quan trọng bao gồm các thông tin về lý lịch của ứng viên và của cả gia đình họ. 

Bạn phải cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và chính xác, sau đó xin xác nhận của cơ quan địa phương hay còn gọi là công chứng. 

Cụ thể trong sơ yếu lý lịch sẽ có những mục sau: 

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp)
  • Điện thoại
  • Gmail. Các thông tin này đều phải chính xác với giấy khai sinh và sổ hổ khẩu. 
  • Địa chỉ nơi ở hiện tại: Bạn điền địa chỉ nhà ở hiện tại của bạn. 
  • Quê quán: Đây là nơi ông bà, bố mẹ đẻ bạn được sinh ra. Ví dụ nếu bạn sinh quê nội của bạn ở Hải Phòng nhưng bạn lên Hà Nội sinh sống và học tập thì địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn là Hà Nội còn quê quán là Hải Phòng. 
  • Dân tộc: Bạn là dân tộc nào thì ghi dân tộc đó, ví dụ: Kinh. 
  • Tôn giáo: Bạn theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó. Nếu không theo tôn giáo nào thì ghi là Không. 
  • Trình độ văn hoá: Nếu bạn học hết Đại học thì ghi là Đại học. 
  • Ngoại ngữ: Những ngoại ngữ mà bạn thành thạo. 
  • Nghề nghiệp: Nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì. 
  • Hoàn cảnh gia đình: Ở mục này, bạn cần ghi rõ tên, tuổi, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp của ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình. 
  • Quá trình hoạt động của bản thân: Liệt kê tất cả các quá trình học tập, làm việc của bạn bao gồm thời gian, chức vụ, địa điểm. 

2. Đơn xin việc 

Đơn xin việc có thể được viết tay hoặc đánh máy. Mục đích của đơn xin việc là cho nhà tuyển dụng thấy được thiện chí và mong muốn của bạn với công việc. 

Đơn xin việc thường bao gồm các phần chính sau: 

  • Quốc hiệu tiêu ngữ: Bạn có thể tìm kiếm mẫu đơn xin việc có sẵn hoặc mua kèm theo trong hồ sơ xin việc. 
  • Phần mở đầu: Kính gửi…(viết rõ tên người nhận, có thể là nhà tuyển dụng hoặc tên công ty). Tên tôi là… (ghi rõ đầy đủ họ tên của bạn kèm theo lời giới thiệu ngắn gọn về chuyên môn và nghề nghiệp hiện tại. 
  • Phần thân: Nêu rõ lý do ứng tuyển và tại sao bạn lại phù hợp với vị trí công việc. Nói rõ hơn về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn chứng tỏ bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí đó. 
  • Phần kết: Cám ơn và khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất quan tâm đến vị trí công việc mà đang chờ một cơ hội được phỏng vấn/làm việc. 

3. CV

CV là công cụ quan trọng khi đi xin việc. CV được thiết kế và trình bày gọn nhẹ hơn so với sơ yếu lý lịch. Nó bao gồm các thông tin quan trọng như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp/chứng chỉ, và cả sở thích cá nhân. 

Một lưu ý khi viết CV là hãy giữ cho nội dung ngắn gọn và liên quan nhất có thể đến vị trí công việc. 

4. Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Bạn chỉ cần photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân sau đó mang đến văn phòng công chứng địa phương để được xác nhận. 

5. Bằng cấp/chứng chỉ

Có một số công ty sẽ yêu cầu cung cấp bằng cấp và chứng chỉ trong hồ sơ xin việc khi đến phỏng vấn trong khi một số công ty lại không cần đến những giấy tờ này. Việc có thêm bằng cấp và chứng chỉ liên quan cũng là một điểm cộng giúp hồ sơ của bạn nhận được sự chú ý của nhà tuyển dụng. 

Năng lực và mức độ phù hợp của bạn với công việc được củng cố thêm qua các giấy tờ này. 

6. Thư giới thiệu

Thư giới thiệu (Reference letter) là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng có thêm thông tin về khả năng làm việc của ứng viên từ một nguồn đáng tin cậy. Thư giới thiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất, phẩm chất và kỹ năng của ứng viên, giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn tổng thể về độ tin cậy và thái độ của ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng.

Một lời giới thiệu uy tín đến từ quản lý hay sếp cũ của bạn sẽ có ích cho hồ sơ xin việc của bạn. Nhiều công ty cũng yêu cầu người tham chiếu (Reference) trong CV hoặc phỏng vấn vì để kiểm tra thông tin của ứng viên.

Trên đây là tổng hợp những giấy tờ cần mang theo khi đi phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những gì? 

Lưu ý khi mang giấy tờ đi phỏng vấn

Một số lưu ý quan trọng đối với những giấy tờ cần mang theo khi đi phỏng vấn xin việc: 

  • Kiểm tra kỹ các giấy tờ để đảm bảo chúng đầy đủ và chính xác.
  • Sắp xếp giấy tờ một cách gọn gàng và dễ tìm kiếm.
  • Đựng giấy tờ trong một file hoặc túi đựng giấy tờ để giữ chúng an toàn và tránh những tình huống mất mát.
  • Mang theo bản sao các giấy tờ để phòng trường hợp không may mất giấy tờ gốc.
  • Đến sớm để có thể kiểm tra lại các giấy tờ trước khi phỏng vấn và đừng quên mang theo một bản in của lịch hẹn phỏng vấn.

Kết luận

Mang đầy đủ các giấy tờ cần thiết là điều cực kỳ quan trọng khi đi phỏng vấn. Bạn cần phải đảm bảo các giấy tờ đầy đủ và chính xác để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được chọn vào vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cần sắp xếp giấy tờ một cách gọn gàng, đựng chúng trong một file hoặc túi đựng giấy tờ và mang theo bản sao trong trường hợp không may mất giấy tờ gốc.

Nếu có thắc mắc gì về hồ sơ xin việc, CV, và các giấy tờ cần mang theo khi đi phỏng vấn, hãy để lại bình luận nhé, chúng mình sẽ giải đáp cho bạn! 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X