Ngày đăng: 24/03/2023 | No Comments
Ngày cập nhật: 05/07/2024
Khi bắt đầu quá trình tìm việc, sơ yếu lý lịch hẳn là khái niệm mà bạn thường nghe thấy. Rất nhiều người nghĩ rằng sơ yếu lý lịch và CV là giống nhau, nhưng chúng thực sự là hai khái niệm riêng biệt. Vậy làm thế nào để phân biệt CV và sơ yếu lý lịch? Đâu là cách viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp và phù hợp nhất? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch, bạn cần hiểu rõ nó là gì. Sơ yếu lý lịch là một tài liệu tổng hợp các thông tin cá nhân của một người, bao gồm các kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, thành tích và các thông tin khác liên quan đến quá trình học tập và làm việc của người đó. Trong một số trường hợp, sơ yếu lý lịch có thể là lý lịch trích ngang hay giấy tờ kê khai thông tin cá nhân.
Sơ yếu lý lịch thường là tài liệu được yêu cầu khi nộp đơn xin việc, xin thực tập hoặc xin học, và được xem như một phần quan trọng trong quá trình tuyển dụng hoặc xét duyệt hồ sơ của ứng viên.
Nội dung của sơ yếu lý lịch thường được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm giới thiệu cho người đọc về khả năng, năng lực cũng như tiểu sử của người viết.
Để có thể nắm bắt tốt hơn cách viết sơ yếu lý lịch, bạn cũng nên phân biệt được loại giấy tờ này với CV. Sơ yếu lý lịch và CV đều là các tài liệu tóm tắt thông tin về người nộp hồ sơ xin việc, nhưng chúng có một số điểm khác biệt như sau:
Sơ yếu lý lịch là một tài liệu quan trọng để giới thiệu về bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các nội dung cần có trong sơ yếu lý lịch bao gồm thông tin cá nhân như: họ tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, v.v.
Ngoài ra, còn cần có thông tin về thành viên trong gia đình, quá trình học tập và làm việc của người kê khai, các khen thưởng hoặc kỷ luật (nếu có).
Để bảo đảm tính chính xác của thông tin, người kê khai cần phải cam đoan thông tin kê khai là đúng sự thật và chữ ký của mình cùng với dấu chứng thực của địa phương. Ngoài ra, một bản ảnh chân dung kích thước 4x6cm chụp trong 6 tháng gần nhất cũng cần được đính kèm trong sơ yếu lý lịch.
Trong sơ yếu lý lịch, việc liệt kê các thành tích, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng đặc biệt cũng rất quan trọng để giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực và khả năng của người xin việc. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có thể đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp.
Đọc thêm: Cách Làm Hồ Sơ Xin Việc Chưa Đủ Tuổi: Chưa Đủ 18 Tuổi Có Đi Làm Được Không?
Để viết một sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp, phần mở đầu cần có các thông tin quan trọng như quốc hiệu và chữ tiêu ngữ, đây là yêu cầu bắt buộc của hầu hết các văn bản hành chính.
Ngoài ra, ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 là một phần không thể thiếu để giúp định danh chủ sở hữu của sơ yếu lý lịch.
Việc đề cập tên trường, khoa và chuyên ngành đang theo học cũng rất quan trọng để cho người đọc biết thêm về khả năng và năng lực của bạn. Cuối cùng, việc ghi rõ tên bản sơ yếu lý lịch, viết in hoa và căn giữa dòng chữ sẽ giúp phần mở đầu trông chuyên nghiệp hơn và dễ đọc hơn cho người xem.
Tiếp theo, Glints sẽ giới thiệu đến bạn cách viết sơ yếu lý lịch cho phần thân.
Để giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng đối chiếu và tránh các hiểu lầm không đáng có, bạn cũng có thể photo công chứng các giấy tờ liên quan như CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, thẻ Đảng viên và các văn bằng bạn đã liệt kê trong sơ yếu lý lịch.
Đọc thêm: Cách Ghi Sơ Yếu Lý Lịch Học Sinh Sinh Viên Chi Tiết
Hiện tại mẫu sơ yếu lý lịch thường được sử dụng nhất chính là mẫu 2C-TWTC. Bạn có thể tham khảo và tải mẫu này tại đây:
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp và theo chuẩn quy định của pháp luật. Thông thường khi đi xin việc, bạn nên chuẩn bị cả sơ yếu lý lịch và CV để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đối chiếu thông tin cũng như đảm bảo các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng.
Hãy thường xuyên ghé qua Blog của Glints để cập nhật thêm nhiều nhiều mẫu CV thuộc các ngành nghề khác nhau cũng như thông tin về các thủ tục hành chính mới nhất dành cho người đi làm nhé!
Leave a Reply