Ngày đăng: 28/04/2022 | Không có phản hồi
Ngày cập nhật: 07/03/2023
Applicant Tracking System (ATS), hay Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên, là một trong những giải pháp công nghệ tuyển dụng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Song, theo khảo sát ngắn của Glints Việt Nam trên Facebook và Instagram:
Có thể thấy được, không phải ứng viên nào cũng biết đến công nghệ này. Điều này vô tình trở thành một rào cản lớn khiến họ đánh mất cơ hội bước vào vòng trong.
Vậy nên viết CV thế nào để có thể chinh phục hệ thống sàng lọc tự động của nhà tuyển dụng? Hãy cùng Glints “nâng cấp” hồ sơ của bản thân cùng với các mẫu CV ATS-friendly vô cùng đơn giản!
Có tới hơn 95% chuyên gia thừa nhận lợi ích của phần mềm Applicant Tracking System bởi 2 lý do sau:
Đây chính là nguyên nhân khiến ATS trở thành “làn gió mới” được ưa chuộng trong ngành Tuyển dụng hiện nay.
Vì ATS sẽ là “phễu lọc” đầu tiên trước khi hồ sơ được gửi tới nhà tuyển dụng, vậy nên việc tối ưu CV đơn giản, “thân thiện hơn” với phần mềm này cũng chính là bước đầu quan trọng nhất trong quá trình tìm việc của bạn.
Theo CIO (2021), 70% đơn ứng tuyển đã bị đánh rớt bởi phần mềm ATS. Bạn chắc chắn sẽ chẳng muốn CV của mình nằm trong số đó phải không nào?
Không cần thiết kế sáng tạo để gây ấn tượng khác biệt, các mẫu CV đơn giản với cấu trúc dễ đọc, thông tin chọn lọc phù hợp cũng đủ giúp bạn ghi điểm ngay từ vòng đầu. Ngược lại, những CV đẹp mắt cũng khó có thể “cứu nổi” bạn nếu như thông tin trình bày phức tạp, rối rắm, không “thân thiện” với hệ thống lập trình ATS sẵn có.
Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để có thể thành công vượt ải, chúng ta cần nắm qua về bản chất và tính năng hoạt động cơ bản của đại đa số các phần mềm Applicant Tracking System (ATS) hiện nay.
Hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên – Applicant Tracking System (viết tắt: ATS) là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu quy trình tuyển dụng, bằng những tính năng tự động hóa giúp sắp xếp, sàng lọc và quản lý hồ sơ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của các phần mềm ATS, về cơ bản, có thể được hiểu như sau: ATS sẽ tổng hợp hồ sơ để phân tích và lưu trữ thông tin ứng viên theo từ khóa, sau đó sàng lọc lựa chọn hồ sơ ứng viên với CV có từ khóa liên quan.
Một số hệ thống còn so sánh độ tương thích giữa hồ sơ ứng viên và mô tả công việc để tạo ra xếp hạng phù hợp, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xét duyệt và lựa chọn hơn. Ngoài ra, ở ngay vòng đầu của quy trình, một số phần mềm ATS còn sử dụng câu hỏi loại trừ bắt buộc nhằm thu hẹp phạm vi ứng viên tiềm năng.
Chẳng hạn như, bạn đang ứng tuyển cho vị trí Content Specialist.
Sau khi sàng lọc thông tin, rô-bốt ATS sẽ quét được các thông tin trong CV của bạn, và kiểm tra xem liệu chúng có đáp ứng đầy đủ các từ khóa đề ra của nhà tuyển dụng hay không.
Nếu như CV của bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản, hệ thống sẽ tự động loại bỏ. Ngược lại, dựa vào mức độ tương hợp, CV của bạn sẽ được xếp hạng trong danh sách sau sàng lọc (CV đáp ứng càng đầy đủ yêu cầu tuyển dụng, thứ hạng sẽ càng cao).
Đọc thêm: Hệ Thống Quản Lý Hồ Sơ Ứng Viên – Applicant Tracking System Và Những Điều Cần Biết
Cách chọn lọc nội dung và từ khóa thông minh chính là một loại “vũ khí mũi nhọn” giúp bạn dễ dàng chinh phục các phần mềm ATS ngay từ vòng đầu tiên.
Song, đó không phải là tất cả. Bạn cần phải đảm bảo CV phải dễ đọc và thân thiện với các phần mềm này, có vậy thì thông tin mới không bị bỏ sót, tránh khiến bạn vô tình bị mất điểm.
ATS – suy cho cùng vẫn chỉ là một chú rô-bốt. Vì vậy, trong quá trình phân tích – sàng lọc, không phải lúc nào ATS đều nhận diện dữ liệu hết, nếu phần thông tin nằm ngoài phạm vi được lập trình sẵn. Một số phông chữ, hình ảnh đặc biệt, không phổ biến sẽ gây khó khăn cho ATS.
Do đó, các mẫu CV đơn giản với định dạng, thông tin rõ ràng, chỉn chu, thân thiện với phần mềm ATS vẫn nên là lựa chọn được ưu tiên.
Tuy nhiên, đơn giản nhưng vẫn phải ấn tượng, bạn hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của CV vẫn chính là được xét duyệt bởi nhà tuyển dụng.
Vậy làm sao để form CV đơn giản trở nên nổi bật khiến ai nấy nhìn vào cũng đều hài lòng? Những mẫu CV ATS-friendly đơn giản từ Glints sẽ đáp án cho bạn đấy! Cùng tìm hiểu về CV ATS-friendly qua nội dung bên dưới nhé.
Download mẫu CV xin việc tại đây!
Vậy là chúng ta đã có thể nắm sơ qua về “anh bạn rô-bốt” ATS rồi đấy! Bước kế tiếp đó chính là tìm cách chinh phục anh chàng này để tiếp cận công việc trong mơ mà thôi.
“Chân ướt chân ráo” đi tìm việc, có thể bạn vẫn loay hoay chưa biết cách viết CV làm sao cho ấn tượng, phải chứ? Đừng lo. Hướng dẫn chi tiết của Glints sẽ giúp bạn làm điều này – một cách thật đơn giản.
Sẽ thật khó để tiếp cận ai đó nếu mình chẳng mảy may biết gì về họ. Đối với chuyện tìm việc cũng vậy, bạn cần nắm chắc yêu cầu tuyển dụng, nghề nghiệp chuyên môn, cũng như mô tả công việc từ phía công ty trước khi nộp đơn ứng tuyển.
Điều này không chỉ giúp bạn tạo CV xin việc hiệu quả (trong bước kế tiếp), mà còn dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng ở những vòng sau.
Rất nhiều ứng viên đã bị từ chối hồ sơ vì CV xin việc sử dụng các template mẫu “kém thân thiện”, khiến các phần mềm ATS không đọc được thông tin.
Đặc biệt là việc sử dụng hình ảnh/đồ họa, hình họa như bảng, chia cột, hình khối màu sắc sẽ gây cản trở trong quá trình ATS xử lý thông tin từ CV của bạn.
Những mẫu thiết kế CV màu mè trông thì ấn tượng đấy, nhưng thiết kế đơn giản vẫn tối ưu hơn – vì chúng ta chẳng thể nào biết được liệu rô-bốt ATS này có đủ “thông minh” để quét và sàng lọc hết chừng đấy các dữ liệu phức tạp.
Nhưng bạn cũng đừng lo nhé. Chỉ cần ghé xuống và tải CV TEMPLATE từ Glints, bạn đã hoàn thành xong bước này rồi đấy!
Một mẫu CV đơn giản hiệu quả sẽ cần một giao diện chỉn chu, chuyên nghiệp và “ưng mắt”.
Từ khóa là các từ hoặc cụm từ ngắn liên quan tới yêu cầu cụ thể cho từng loại hình công việc. Đây cũng chính là nhân tố chủ chốt để hệ thống ATS dựa vào để sàng lọc dữ liệu và tìm kiếm kết quả ứng viên tiềm năng nhất.
Có 2 loại từ khóa chính bạn cần lưu ý khi viết CV của bản thân: 1 là từ khóa kỹ năng, 2 là action verb (động từ hành động).
Trong đó, từ khóa kỹ năng sẽ bao gồm cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Như ví dụ mẫu sau đây, bạn có thể lọc các từ khóa kỹ năng từ yêu cầu công việc sẵn có tại bài đăng tuyển vị trí Digital Marketing Executive của nhà tuyển dụng để thêm vào CV xin việc của mình.
Đối với kỹ năng cứng, bạn có thể viết chúng vào ngay mục Kỹ năng trong CV nếu bạn từng có kinh nghiệm đi làm trước kia với tính chất công việc tương tự. Đồng thời, bạn vẫn nên chọn lọc một số kỹ năng tiêu biểu để mô tả cụ thể hơn trong mục Kinh nghiệm làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể liệt kê các chứng chỉ liên quan để các kỹ năng cứng đưa ra càng thêm thuyết phục. Nếu bạn có học vấn liên quan tới công việc ứng tuyển, đừng quên thêm những từ khóa này dưới mục Học vấn nữa nhé.
*Lưu ý: Đối với các từ khóa chuyên ngành viết tắt như SEO, PPC, CMS…, bạn nên bổ sung thêm cả tên đầy đủ của chúng (như Search Engine Optimization, Pay-per-click, Content Management System…), tránh trường hợp từ khóa yêu cầu phía ATS không được chọn dưới dạng viết tắt khiến thông tin bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.
Đọc thêm: Viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
Song, đối với kỹ năng mềm, bạn nên làm ngược lại. Vì kỹ năng mềm thường không được đánh giá cụ thể bởi những con số như KPIs mà thường được đánh giá dựa theo cảm nhận, trải nghiệm – và ai cũng có thể “tự nhận” chúng.
Điều này có nghĩa rằng chúng ta chỉ nên chọn 2-3 kỹ năng mềm thuộc đặc trưng công việc để thêm vào mục Kỹ năng. Thay vào đó, khéo léo lồng ghép những kỹ năng mềm này vào mô tả Kinh nghiệm làm việc để CV của mình trở nên thuyết phục hơn.
Ví dụ, kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving). Thay vì đơn thuần liệt kê nó, bạn có thể “khoe khéo” kỹ năng này của mình qua mô tả kinh nghiệm như sau:
“Phân tích và tìm giải pháp tối ưu SEO onpage và offpage giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm 25% bounce rate trên website trong 3 tháng.“
Action verbs là các từ khóa giúp bạn thể hiện những điều bản thân đã đạt được/thành công tại các công việc trước đây – qua đó, chứng minh sự tương thích trong kinh nghiệm làm việc của bạn với vị trí ứng tuyển. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở Mô tả công việc (Job Description) tại nội dung đăng tuyển.
Tóm lại, để tạo một CV hiệu quả với phần mềm ATS, điều đơn giản bạn cần làm chính là:
Hiểu rõ bài đăng tuyển dụng → lên danh sách các từ khóa cần thiết → chọn lọc và phân loại cho các mục thông tin tương ứng (Kinh nghiệm làm việc/Kỹ năng/Học vấn/Chứng chỉ) → thêm từ khóa vào CV.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Sau cùng thì CV của bạn vẫn sẽ được xét duyệt bởi nhà tuyển dụng và được dùng đối chiếu trong các vòng phỏng vấn sau này. Đừng quá tham lam “nhồi nhét” những từ khóa không liên quan tới kinh nghiệm và kỹ năng thực sự của bản thân nhé!
Đọc thêm: Cách Sử Dụng Action Verb Hiệu Quả
Không phải tất cả các phông chữ đều được hỗ trợ cho hệ thống ATS. Đa số các chú rô-bốt tự động này chỉ được lập trình để quét CV với các phông chữ đơn giản, thông dụng.
Các phông chữ viết tay sáng tạo sẽ hầu như không có “đất dụng võ” trong các trường hợp này. Bởi, nó sẽ gây khó khăn cho hệ thống ATS nhận diện thông tin và thu thập dữ liệu. Theo CNBC, Arial và Time News Roman là 2 phông chữ phổ biến nhất được tất cả các phần mềm ATS thông qua.
Ngoài ra, bạn có thể chọn các mẫu phông chữ đơn giản, phổ biến khác cho CV của mình như: Calibri, Helvetica,… (tham khảo hình bên dưới).
Một số phần mềm ATS cũ sẽ gặp khó khăn khi quét và đọc dữ liệu từ file PDF – do đó, lựa chọn an toàn nhất dành cho CV của bạn chính là định dạng .docx (Microsoft Office Word file).
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng không chỉ định cụ thể loại file trong nội dung đăng tuyển, bạn vẫn có thể lưu CV dưới dạng PDF.
Bên cạnh đó, đừng quên đặt tên file đầy đủ, bao gồm: [Họ và Tên]_[Vị trí ứng tuyển], trước khi nộp hồ sơ nhé!
Tada! Bạn đã hoàn thành gần xong chiếc CV đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả và “thân thiện” với phần mềm ATS rồi đấy.
Bước cuối cùng để hoàn thiện mẫu CV xin việc đơn giản này chính là double-check tất cả những điều Nên-Không Nên sau đây, xem xem CV mình còn thiếu “lớp giáp” nào để vượt ải ATS không nhé!
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra lại 1 LẦN NỮA các lỗi đơn giản nhưng “khá phổ biến” như chính tả, ngữ pháp khi tạo CV nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng tải CV của mình tại đây nhằm đánh giá chất lượng hồ sơ dựa trên tiêu chuẩn ATS.
Sau đây là 6 mẫu CV xin việc đơn giản (file word) sẽ giúp bạn vượt ải Applicant Tracking System thành công.
Những gì bạn cần làm chính là điền biểu mẫu sau và TẢI VỀ để sở hữu bộ CV chuyên nghiệp này:
Có thể bạn cũng thích
Chat Với Nhà Tuyển Dụng Trên App Glints: Tự Tin Ứng Tuyển Không Lo Bị Ghost
Glints Việt Nam - 19/05/2023
Cách Viết CV Làm Thêm Chi Tiết Từng Bước
Huy Kieu - 12/05/2023
Tổng Hợp Mẫu Báo Cáo Marketing Hay Dùng Chi Tiết Và Đầy Đủ
Huy Kieu - 29/04/2023
Trả lời