×

Lương Cơ Bản 2024 Được Tính Như Thế Nào? Những Điểm Mới Cần Biết

Ngày đăng: 04/05/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/05/2024

Lương cơ bản 2024 được tính như thế nào? Có điểm gì mới trong chính sách tiền lương mới? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Từ 01/07/2024 mức lương cơ bản được tính như thế nào?

Từ ngày 01/07/2024, lương cơ sở chính thức được bãi bỏ, và tiến hành xây dựng mức lương cơ bản dựa trên số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Mức lương cơ bản 2024 có thể được hiểu là số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Nội dung cải tiến tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW cũng cho biết sẽ thiết kế bảng lương mới dựa trên các yếu tố: bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện tại, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

2. Mức tăng lương tối thiểu vùng thay đổi như thế nào từ 01/07/2024?

Ngày 22/03/2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố Nghị định quy định về mức lương tối thiểu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, mức lương tối thiểu của các vùng trên tháng đã tăng so với mức lương tối thiểu hiện nay. Dự kiến đến ngày 01/07/2024 sẽ được áp dụng.

Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng trên tháng cụ thể như sau:

  • Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
  • Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
  • Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.

3. Mức lương của công chức, viên chức thay đổi như thế nào từ 01/07/2024?

Trong chính sách tiền lương mới lần này quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của doanh nghiệp.

Như vậy, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ được tăng lên kể từ 01/07/2024.

Bên cạnh đó, chính sách này cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 – 2.34 – 10 hiện nay lên 1 – 2.68 – 12.

  • Theo đó, công chức, viên chức có hệ số lương khởi điểm là 2.34 (hiện tại) sẽ tăng lên 2.68 kể từ thời điểm chính sách lương mới được áp dụng.
  • Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp cũng sẽ được nới rộng, tăng từ hệ số 10 lên 12.

Ngoài lương cơ bản này, chính sách tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.

Như vậy, nếu tính gộp các khoản lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì thì mức lương trung bình của công chức, viên chức sẽ hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

Một điểm đáng chú ý khác, từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7% mỗi năm. Điều này có nghĩa, sau khi được tăng lương theo chính sách tiền lương mới, công chức, viên chức vẫn được tăng thêm 7% hàng năm.

Theo đó, việc tăng lương thêm 7% mỗi năm nhằm bù lại phần trượt giá, và cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công cao hơn bằng với mức lương tối thiểu vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

4. 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới

9 loại phụ cấp mới được thêm trong chính sách lương mới bao gồm:

  • Phụ cấp kiêm nhiệm;
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp trách nhiệm công việc;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
  • Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

5. Tiền lương y tế, giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung

Trong đợt cải cách tiền lương lần này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, lương viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.

Chia sẻ về lý do về sự khác biệt này, Bộ trưởng cho biết, chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện trong hai lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế. Đặc biệt sau đợt dịch Covid – 19 cho thấy cần phải quan tâm và nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.

Do đó, khi tiến hành cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm, điều chỉnh và hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, nhằm đảm bảo mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, cũng như thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.

Đọc thêm: Range Lương Là Gì? Cách Xác Định Range Lương Của Bản Thân Trong Ngành

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Lương cơ bản 2024 được tính như thế nào?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X