×

Cẩm Nang Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử Cho Người Mới Bắt Đầu

Ngày đăng: 22/05/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 03/06/2024

Có nên kinh doanh trên thương mại điện tử không? Trong bài viết này, Glints sẽ gợi ý đến bạn một số lưu ý khi kinh doanh thương mại điện tử cho người bắt đầu. Cùng đón đọc nhé.

1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay E-Commerce dùng để chỉ hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ trên internet. Trên thế giới hiện có khoảng 2.14 tỷ người dùng đang mua hàng trực tuyến.

Sự phát triển của thương mại điện tử đã và đang thu hút nhiều cá nhân/tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này.

Tại Việt Nam, năm 2023, thương mại điện tử nước ta tăng trưởng 25% và nằm trong top 10 của thế giới (theo Cục thương mại điện tử và Kinh tế số).

Trong bài viết này, cùng Glints tìm hiểu hơn về các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhé.

Đọc thêm: Học Ngành Thương Mại Điện Tử Ra Làm Gì?

2. Phân loại các mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Hiện nay, có 9 mô hình kinh doanh trên thương mại điện tử có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B.
  • Doanh nghiệp với khách hàng – B2C.
  • Doanh nghiệp với Chính phủ – B2G.
  • Chính phủ với doanh nghiệp – G2B.
  • Người tiêu dùng với người tiêu dùng – C2C.
  • Người tiêu dùng với doanh nghiệp – C2B.
  • Doanh nghiệp với nhân viên – B2E.
  • Chính phủ với Chính phủ – G2G.
  • Chính phủ với người dân – G2C.
  • Kết hợp đa dạng các mô hình – B2B2C.

3. Các hình thức phân phối trên thương mại điện tử

Các hình thức phân phối trên thương mại điện tử phổ biến có thể kể đến như:

  • Bán lẻ: Người bán hàng (nhà sản xuất, đại lý, v.v.) phân phối sản phẩm trực tiếp đến người mua hàng cuối cùng.
  • Bán sỉ: Người bán cung cấp số lượng sản phẩm lớn cho người mua với mức giá hấp dẫn và chính sách hấp dẫn khác (nếu có).
  • Nhãn riêng: Với hình thức này, người bán sẽ thuê một bên thứ 3 để tạo ra sản phẩm theo các yêu cầu cụ thể của mình và đăng bán trên kênh thương hiệu.
  • Nhãn trắng (White labeling): Trong cách thức phân phối này, người bán có sản phẩm mang thương hiệu của mình, tuy nhiên sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các bên thứ 3.
  • Dropshipping: Người bán không cần phải quản lý hàng hóa, thay vào đó, người cung cấp hàng hóa sẽ có nhiệm vụ bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Tiếp thị liên kết: Đối với hình thức này, người bán hàng nhận hoa hồng từ việc tiếp thị sản phẩm thành công sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng thông qua đường dẫn mua sắm của mình.
  • Print-on-demand: Người bán sẽ bán các thiết kế theo yêu cầu của khách hàng trên quần áo, cốc, ba lô, v.v. Các bản thiết kế được gửi đến một bên thứ 3 để thực hiện in ấn và gửi cho khách hàng.

4. Lợi ích khi kinh doanh trên thương mại điện tử

Kinh doanh trên thương mại điện tử mang lại lợi ích gì? Vì sao hình thức này lại phát triển đến vậy?

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà hình thức này mang lại cho người bán:

  • Tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng mà ít vướng phải các rào cản về mặt địa lý.
  • Đơn giản hóa việc phân khúc và tiếp cận khách hàng.
  • Thuận tiện trong việc thu thập và phân tích hành trình mua hàng của khách hàng, qua đó tối ưu customer journey.
  • Tiết kiệm nhiều chi phí vận hành như thuê mặt bằng, đầu tư cho cửa hàng truyền thống, v.v.
  • Nâng cao trải nghiệm mua hàng của khách hàng, chẳng hạn như đơn giản hóa quy trình thanh toán, có nhiều hình thức thanh toán hơn, giao hàng tận cửa, v.v.
  • Tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất, nhanh chóng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

5. Kinh nghiệm bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử

Bước 1: Nghiên cứu ý tưởng kinh doanh

Đây là một công việc rất quan trọng trước khi bạn bắt đầu kinh doanh. Điều này giúp bạn đưa ra xác định cơ hội kinh doanh và các quyết định kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, ví dụ như việc chọn sản phẩm nào để kinh doanh hay bạn sẽ trực tiếp sản xuất sản phẩm hay nhập từ nhà cung cấp, v.v.

Dưới đây là một vài chú ý khi bạn bắt đầu tìm kiếm ý tưởng kinh doanh:

Tìm một vấn đề hoặc trở ngại của khách hàng cần được giải quyết

Dù ý tưởng kinh doanh của bạn có sáng tạo đến đâu nhưng không giải quyết vấn đề của khách hàng thì nguy cơ thất bại khá lớn.

Ý tưởng hay có thể đến từ những quan sát của bạn

Những quan sát hàng ngày có thể mang đến cho bạn một gợi ý kinh doanh thú vị.

Ví dụ, nhận thấy một bộ phận nam giới có tâm lý ngại đi mua đồ tại các cửa hàng, các giải pháp mua hàng thông qua sàn thương mại được ra đời giúp giải quyết vấn đề của nam giới.

Một số câu hỏi giúp bạn tìm ra ý tưởng kinh doanh của mình

Tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh từ chính môi trường xung quanh bạn. Bạn có thể xác định nhu cầu, mong muốn hay vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang gặp phải, đây là căn cứ quan trọng để bạn tìm ra sản phẩm đáp ứng những vấn đề của họ.

Ngoài ra, bạn có thể dưa trên một số câu hỏi này để xác định sản phẩm kinh doanh tiềm năng như:

  • Những xu hướng kinh doanh trên thế giới bạn có thể tận dụng là gì?
  • Bạn bè xung quanh bạn đánh giá sao về những sản phẩm mà họ đang sử dụng?
  • Bạn bè của bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu các sản phẩm họ đang sử dụng có thêm những tính năng gì?, v.v.

Sử dụng các công vụ để hỗ trợ việc tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

Bạn có thể dụng các công vụ nghiên cứu từ khóa, xu hướng tìm kiếm của người dùng, nhằm xác định sản phẩm kinh doanh phù hợp.

Đánh giá những sản phẩm hiện có trên thị trường

Nếu sản phẩm bạn định bán đã có trên thị trường, hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm gì để sản phẩm của bạn vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm: 4 Loại Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Marketing

Bước 2: Xác thực ý tưởng về sản phẩm

Điều này giúp bạn xác định sản phẩm của bạn có đáp những gì khách hàng đang tìm kiếm hay không. Một số cách bạn có thể thực hiện như:

  • Trò chuyện với khách hàng tiềm năng để đánh giá ý tưởng sản phẩm của bạn.
  • Trên thị trường đã có sản phẩm tương tự chưa, và chúng đang đáp ứng nhu cầu thị trường như thế nào.

Bước 3: Tìm nguồn cung ứng sản phẩm

Bạn không chỉ cần chọn đúng sản phẩm, phân khúc đúng tệp khách hàng mà còn cần chọn đúng nguồn cung ứng sản phẩm.

Một số cách tìm nguồn cung ứng phù hợp bạn có thể tham khảo:

  • Bạn trở thành một đại lý bán hàng của doanh nghiệp.
  • Hợp tác với các nhà sản xuất.
  • Tự tạo ra sản phẩm của riêng mình.

Bước 4: Chọn kênh bán hàng phù hợp

Dựa vào đặc điểm của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, bạn có thể lựa chọn kênh bán hàng tối ưu nhất cho mình. Bạn có thể tạo một trang web riêng, bán hàng trên sàn thương mại điện tử, bán trên mạng xã hội, hoặc kết hợp, v.v.

Bước 5: Tạo gian hàng trực tuyến

Sau khi đã hoàn tất các bước trên, hãy bắt đầu để bắt đầu việc kinh doanh bằng việc:

  • Lựa chọn tên đại diện cho thương hiệu, hãy cố gắng tìm một cái tên độc đáo, dễ nhớ, dễ tìm kiếm
  • Xây dựng gian hàng trực tuyến
  • Tạo lập danh mục sản phẩm có tính cạnh tranh

Đọc thêm: Hướng dẫn bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “Cẩm nang kinh doanh thương mại điện tử cho người mới bắt đầu” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hay chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X