×

E-commerce Là Gì? Các Kỹ Năng Không Thể Thiếu Khi Làm Làm Trong Ngành TMĐT

Ngày đăng: 09/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/08/2023

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng E-commerce vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế nổi bật, có tốc độ tăng trưởng nhanh, và ổn định nhất. Vậy E-commerce là gì? Muốn gia nhập lĩnh vực E – commerce người lao động cần trang bị những kỹ năng gì? Để giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

E-commerce có nghĩa là gì?

E-commerce là gì? E-commerce hay thương mại điện tử được hiểu đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ trên internet.

Bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Amazon chỉ bán sách, nhưng cho đến nay, E-commerce đã trở thành một ngành công nghiệp tỷ USD.

Có những hình thức thương mại điện tử nào?

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm “E-commerce là gì? Trong phần tiếp theo, Glints sẽ bật mí cho bạn các hình thức giao dịch thương mại điện tử hiện có, bao gồm:

  • B2B hay Business to Business: Mô tả hoạt động thương mại điện tử giữa hai doanh nghiệp với nhau. Khi đó, nhà cung cấp và khách hàng của họ điều là các tổ chức.
  • B2C hay Business to Customer: Mô tả giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
  • C2B hay Customer to Business: Mô tả giao dịch thương mại giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Lúc này, khách hàng cá nhân đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ còn doanh nghiệp là khách hàng. 
  • B2E hay Business to Employee: Mô tả hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và nhân viên của mình. 
  • B2G hay Business to Government: Mô tả hoạt động thương mại giữa nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ là doanh nghiệp và khách hàng là các tổ chức chính phủ. Đây là một dạng của B2B.
  • G2G hay Government to Government: Mô tả hoạt động phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các cơ quan và tổ chức khác của Chính phủ.
  • G2B hay Government to Business: Đây cũng là một hình thức phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, và tư vấn cho doanh nghiệp.
  • G2C hay Government to Citizen: Mô tả hoạt động truyền thông trên mạng điện tử giữa các cơ quan, tổ chức của chính phủ với công dân của mình.
e commerce là gì
E-commerce là thương mại điện tử.

Đọc thêm: Học Ngành Thương Mại Điện Tử Ra Làm Gì?

Tại sao E-commerce ngày càng phát triển?

Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Đây cũng chính là lý do khiến hình thức thương mại này ngày càng phát triển. 

Kết nối với khách hàng không giới hạn khoảng cách

Thương mại điện tử xuất hiện giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sắm các sản phẩm/dịch vụ mà không giới hạn khoảng cách. Chẳng hạn, bạn ở Hà Nội nhưng vẫn có thể đặt mua các sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh hay thậm chí ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Lúc này, khách hàng chỉ cần lên các sàn thương mại điện tử, hoặc website của doanh nghiệp để đặt mua và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với nhu cầu. 

Không cần lo đặt cửa hàng ở đâu

Hãy cùng tìm hiểu về Cool mate một doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù không sở hữu bất kỳ cửa hàng vật lý nào, nhưng Cool mate vẫn có tốc độ phát triển rất nhanh và thu về lợi nhuận rất lớn.

Nhờ việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, Cool mate đã tiết kiệm một lượng lớn ngân sách dành cho hoạt động vận hành cửa hàng, hay đau đầu về việc nên đặt cửa hàng ở đâu.

Thời gian đặt hàng linh hoạt

Việc mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử cho phép khách hàng có thể đặt hàng bất kể thời gian nào trong ngày từ sáng sớm đến đêm khuya. Đây là một lợi thế rất lớn so với việc mua hàng ở các cửa hàng truyền thống.

Nhờ lợi ích này mà các doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để tiếp cận khách hàng hơn. Hiện nay, tận dụng thói quen thức khuya của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp triển khai các hoạt động như livestream, khuyến mãi vào buổi đêm nhằm thu hút sự quan tâm và mua hàng của khách hàng. 

Tại sao E-commerce ngày càng phát triển?
Tiện ích mà e-commerce đem lại.

Tiết kiệm chi phí phát sinh

Việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận hành, bao gồm phí thuê cửa hàng, chi phí nhân công, v.v. Đây được xem là một hình thức kinh doanh hiệu quả dành cho các cá nhân và tổ chức chưa có nhiều vốn.

Đơn giản quy trình kiểm hàng tồn kho

Khi một khách hàng mua một sản phẩm, số lượng sản phẩm còn lại sẽ tự động cập nhật. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý lượng hàng tồn kho của mình.

Bên cạnh đó, nhiều nền tảng cung cấp tính năng thông báo cho doanh nghiệp khi số lượng hàng tồn kho gần hết để doanh nghiệp có thể kịp thời bổ sung hàng hóa.

Bổ trợ hiệu quả cho hoạt động marketing

Dữ liệu về hành vi của người dùng trên các nền tảng thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên rất quan trọng của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các kế hoạch marketing hiệu quả với hành trình của khách hàng.

Bên cạnh đó, những đánh giá trực tiếp của khách hàng cũng là một hoạt động marketing 0 đồng hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những phản hồi này để cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội năm 2022 và quý 1/2023 ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Chỉ tính riêng trong quý I/2023 thương mại điện tử đã tăng trên 22% so với cùng kỳ năm 2022.  Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy, khoảng 65% đã và đang triển khai các hoạt động thương mại trên mạng xã hội.

Học ngành Thương mại điện tử làm gì? Đi cùng với sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử, nhu cầu nhân lực cho ngành này cũng tăng lên. Dưới đây là một vài vị trí việc làm điển hình trong ngành mà bạn có thể tham khảo.

Cơ hội làm việc ngành e-commerce rất rộng mở.

Những kỹ năng cần có của nhân sự ngành E-commerce

Để trở thành một nhân sự trong ngành E-commerce, người lao động cần trang bị những kỹ năng gì? Tùy vào vị trí việc làm cụ thể, người lao động sẽ được yêu cầu các kỹ năng chuyên môn phù hợp. 

Bên cạnh đó, một nhân sự ngành thương mại điện tử cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản dưới đây.

  • Nhạy bén, liên tục cập nhật xu hướng của thị trường
  • Ham học hỏi
  • Thành thạo công cụ tin học văn phòng
  • Khả năng tư duy, và phân tích số liệu
  • Giao tiếp hiệu quả
  • Làm việc nhóm, làm việc độc lập
  • Có thể làm việc dưới áp lực công việc cao

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “E-commerce là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn một góc nhìn tổng quan về lĩnh vực thương mại điện tử và trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để sẵn sàng gia nhập vào ngành.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X