×

B2C Là Gì? Điểm Danh Các Mô Hình Kinh Doanh B2C Nổi Bật

Ngày đăng: 15/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/01/2024

Mô hình B2C (Business To Consumer) là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình dịch vụ về bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Theo chân Glints để cùng tìm hiểu rõ hơn về B2C là gì bạn nhé!

Mô hình B2C là gì? 

B2C là viết tắt của cụm từ Business To Consumer trong tiếng Anh. B2C được dùng như một thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là một giao dịch thương mại điện tử trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò là bên bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. 

Nhờ sự nổi lên nhanh chóng của dot-com cuối thập niên 90, mô hình B2C trở nên vô cùng phổ biến và trở thành một trong những hình thức bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi các doanh nghiệp.

B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua việc sử dụng môi trường mạng Internet. 

Bản chất của B2C marketing

B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Trước đây các hình thức mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng, trả tiền cho việc xem phim, nghề merchandise, v.v, thường được xem là các hoạt động kinh doanh theo mô hình B2C.

Tuy nhiên, trong những năm qua với sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và mạng Internet đã tạo ra một hình thức kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. 

Bất kì doanh nghiệp nào áp dụng mô hình B2C đều phải duy trì một mối quan hệ với khách hàng thật tốt để đảm bảo khách hàng sẽ quay lại và gia tăng doanh số bán hàng.

Khác với các mô hình kinh doanh khác như B2B; khi có các chiến dịch tiếp thị hướng đến việc chứng minh giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, các công ty hay doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C phải đưa ra những hoạt động tiếp thị hướng đến cảm xúc của khách hàng và luôn phải xem hành vi tiêu dùng của khách hàng là động lực chính; phải nắm bắt được khách hàng muốn gì và thúc đẩy họ mua hàng trong marketplace, thì khi đó mô hình B2C sẽ thành công.

mô hình kinh doanh b2c
Bản chất của B2C marketing là gì?

Đọc thêm: Marketplace là gì?

Lợi ích của B2C marketing

Mô hình kinh doanh B2C mang lại nhiều ưu điểm quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Phạm vi tiếp cận rộng hơn: Mô hình này giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng thông qua các kênh như mạng xã hội và quảng cáo, tăng cường doanh số bán hàng.
  • Tương tác hiệu quả hơn: B2C cho phép tương tác chặt chẽ với khách hàng qua các kênh bán hàng và truyền thông mạng xã hội, đồng thời cá nhân hóa chiến dịch quảng cáo.
  • Linh hoạt hơn trong phương thức bán hàng: Qua nhiều kênh đa dạng như cửa hàng và trang web, mô hình này giúp doanh nghiệp bán hàng một cách linh hoạt và nhanh chóng.
  • Chu kỳ bán hàng ngắn: Chu kỳ bán hàng ngắn giúp khách hàng mua sắm thuận lợi, không cần đắn đo quá nhiều, và doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh.
  • Dễ cạnh tranh hơn: Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Các mô hình B2C thường gặp  

Thông thường, có bảy loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng trực tuyến để nhắm mục tiêu người tiêu dùng. Cùng điểm qua 7 mô hình kinh doanh B2C này nhé.

1. Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất mà mọi người mua hàng từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc đơn giản là phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau.

2. Mô hình dựa trên quảng cáo

Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí để thu hút khách truy cập vào một trang web. Những khách hàng khi truy cập vào sẽ bắt gặp các quảng cáo kỹ thuật số hoặc trực tuyến. Khối lượng lớn lưu lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ.

Một ví dụ là các trang web truyền thông như HuffPost, một trang web có lưu lượng truy cập cao kết hợp quảng cáo với nội dung gốc của nó.

Đọc thêm: Mô hình C2C ở Việt Nam

3. Trung gian online

Đây là mô hình mà các nhà phân phối là những bên trung gian, họ không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà chỉ đơn giản là giữ vai trò kết nối người mua và người bán lại với nhau, hình thức này được biết đến nhiều nhất là các sàn thương mại điện tử.

Các trang web nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki, v.v. thuộc vào loại mô hình thương mại điện tử B2C này.

mô hình thương mại điện tử b2c
B2C và B2B có gì khác nhau?

4. Người trung gian

Khác với các mô hình B2C khác, người trung gian, hay “transaction broker” là một trợ lý giúp kết nối người mua và người bán. Các đơn vị kinh doanh hình thức này có được doanh thu từ phí dịch vụ, thường là một khoản cố định. Công việc của người trung gian thường bao gồm:

  • Hỗ trợ người mua chuẩn bị điều khoản, yêu cầu liên quan đến dịch vụ họ sẽ sử dụng.
  • Giúp người bán xác định mức giá giữa người bán và người mua.
  • Đảm bảo yếu tố pháp lý giữa người mua và người bán theo hợp đồng.

5. Mô hình dựa trên cộng đồng

Các trang mạng xã hội như Meta (trước đây là Facebook), Instagram, Tiktok, v.v. xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên các lượt thích hoặc được chia sẻ, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo dễ dàng nắm bắt và quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng.

Các trang web thường nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lý của người dùng.

Đọc thêm: B2B2C Là Gì? Ưu Điểm, Thách Thức Của Mô Hình B2B2C Trong Sản Xuất

6. Mô hình dựa trên chi phí

Đây là mô hình kinh doanh sử dụng các trang web hay ứng dụng trực tiếp đến người tiêu dùng như Netflix sẽ phải trả phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ.

Trang web cũng có thể cung cấp các nội dung miễn phí nhưng sẽ có giới hạn trong khi để tiếp tục sử dụng dịch vụ thì phải tính phí cho hầu hết nội dung đó.

New York Times và các tờ báo lớn khác thường sử dụng mô hình kinh doanh B2C có thu phí.

7. Mô hình cung cấp nội dung

Content Service Provider (CSP) là mô hình kinh doanh B2C tổng hợp: tạo danh mục sản phẩm với thông tin chi tiết, hình ảnh, video và nội dung đa phương tiện. Hình thức này sẽ tập hợp các nền tảng, dịch vụ, và công cụ để tạo, quản lý, và phân phối nội dung trên nhiều kênh bán hàng. Ví dụ như Spotify, ZingMP3, v.v.

CSP thu lợi nhuận từ phí sử dụng, gói thuê bao, thanh toán tải xuống nội dung và quyền truy cập. Khách hàng có thể thanh toán cho nội dung từ nhiều nguồn khác nhau trên nền tảng CSP.

Ngoài ra, CSP còn tích hợp với nhiều loại nhà cung cấp khác nhau như cửa hàng trực tuyến, nhà sản xuất, thị trường và người cung cấp khác.

7 mo hinh kinh doanh b2c
Spotify là ví dụ cho mô hình kinh doanh CSP, ngoài bán dịch vụ nghe nhạc, họ còn kết hợp bán merch (vật phẩm) độc quyền.

Phân biệt mô hình B2C và B2B

Sau khi trở nên phổ biến vào những năm 1990, mô hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) ngày càng trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ các công ty có khách hàng là người dùng cuối của họ. Điều này trái ngược với mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc các công ty có khách hàng chính là các doanh nghiệp khác. 

Các công ty B2C hoạt động trên internet và bán sản phẩm cho khách hàng trực tuyến. Amazon, Meta (trước đây là Facebook) và Walmart là một số ví dụ về các công ty B2C. Vậy sự khác nhau giữa B-to-B với B to C là gì? Dưới đây là một một số sự khác nhau giữa hai mô hình này.

Cơ sở so sánhB2B B2C
Định nghĩaGiao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệpGiao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Đối tượng khách hàngDoanh nghiệpNgười dùng cuối
Đối tượng nhắm đếnMối quan hệSản phẩm và doanh số bán hàng
Số lượng hàng hóaLớnVừa và nhỏ
Chu kỳ mua bánLâu dàiNgắn hạn
Mối quan hệNhà cung cấp – Nhà sản xuất
Nhà sản xuất – Nhà bán buôn
Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
Điều tạo nên giá trị thương hiệuSự tin tưởng và mối quan hệ Dịch vụ đối với khách hàng
Quảng cáo và khuyến mãi
Lý do mua hàngĐược lên kế hoạch hợp lý, dựa trên nhu cầu của công tyPhụ thuộc vào cảm xúc và hành vi của người tiêu dùng
Giá sản phẩmThương lượng giá cả và các điều khoản thanh toánTrả các khoản phí giống nhau cho cùng một sản phẩm
so sánh b2b b2c
Sự khác biệt giữa B2C vs B2B.

Bí quyết để bán hàng B2C hiệu quả

  • Luôn phải có tính kiên trì và nhẫn nại
  • Có ý chí cầu tiến, học tập không ngừng nghỉ, sáng tạo và đổi mới
  • Có tinh thần trách nhiệm cao và cống hiến hết mình vì khách hàng
  • Biết cách nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng, chăm sóc khách hàng thật tốt
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và tâm huyết
  • Ứng biến linh hoạt với nhiều tình huống khác nhau, sự đa năng
  • Chịu được áp lực tốt, tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng
  • Biết cách hòa nhập với mọi người xung quanh

Đọc thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc

Lời kết

Để công việc bán hàng của cá nhân hoặc các doanh nghiệp trở nên hiệu quả, việc tìm hiểu và tham khảo những mô hình kinh doanh như B2C là vô cùng cần thiết. Thông qua bài viết này, Glints hy vọng rằng các bạn đã biết rõ hơn B2C là gì và biết thêm những cách thức áp dụng mô hình này.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X