×

Merchandise Là Gì? Tất Cả Điều Bạn Cần Biết Về Công Việc Merchandise

Ngày đăng: 01/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Trong các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc, vị trí Merchandise giữ vai trò rất quan trọng. Các Merchandiser (hay nhân viên Merchandise) được xem như cầu nối giữa nhà mày sản xuất với khách hàng. 

Vậy, Merchandise là gì? Công việc của merchandiser diễn ra như thế nào trong một ngày? Liệu công việc này có mang đến những tiềm năng lớn trong tương lai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quát về ngành nghề Merchandise!

Merchandise là gì?

Theo định nghĩa trong tiếng Anh, Merchandise mang ý nghĩa buôn bán, cụ thể là hỗ trợ cho việc bán lẻ. Mặt khác, Merchandise còn là các loại hàng hóa đa dạng (bao gồm các sản phẩm cá nhân hoặc thương mại, quảng bá) được bán cho các các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn.

Các sản phẩm Merchandise có thể bao gồm quần áo, lịch, huy hiệu, đĩa nhạc, quà lưu niệm…

Trong bối cảnh hiện tại, ngành nghề này trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp may mặc. 

merchandising là gì
Merchandise cho “fan” của ca sĩ Taylor Swift.

Về cơ bản, công việc của Merchandiser là quản lý, theo dõi đơn hàng. Dù không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng các chuyên viên Merchandise đóng vai trò cốt yếu trong việc vận hành hàng hóa trước khi chúng đến tay người tiêu dùng. 

Khi các ngành công nghiệp may mặc trở nên “bành trướng” hơn, vai trò của các Merchandiser càng được xem trọng hơn bao giờ hết. Điều này chứng minh rằng đây là một ngành nghề rất hứa hẹn trong thời điểm hiện tại và cả tương lai.

merchandising là gì 2
Merchandise của game Genshin Impact.

Vai trò của merchandise trong sản xuất

Sau khi tìm hiểu sơ lược khái niệm merchandise là gì, ta cùng nhau đào sâu hơn về vai trò của merchandise trong sản xuất. 

Như đã biết, một sản phẩm được tạo nên đòi hỏi rất nhiều quy trình và khâu sản xuất. Để quy trình ấy diễn ra thật suôn sẻ, doanh nghiệp cần một bộ phận để đảm bảo quản lý nguyên liệu nhập hàng đến khi thành phẩm. Đó chính là bộ phận Merchandise. 

Cụ thể, các Merchandiser sẽ giám sát kỹ càng quy trình sản xuất, tính toán logic và đưa ra kế hoạch sản xuất tối ưu nhất. Đồng thời, họ sẽ là người hạn chế những rủi ro và lỗi sai ở trong từng giai đoạn sản xuất.

Phân loại Merchandise

Merchandise là một ngành nghề lớn và được phân thành nhiều nhánh nhỏ. Cụ thể như sau:

1. Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Các chuyên viên Merchandise quản lý đơn hàng FOB là người chịu trách nhiệm theo dõi tất tần tật các đơn hàng của đối tác, khách hàng trong nước và ngoài nước. 

Điều này liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của sản phẩm. Nhân viên Merchandise phải là người đảm bảo rằng quy trình sản xuất và thành phẩm phải diễn ra đúng với mục tiêu (trình tự và thời gian) được đề ra trước đó.

2. Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Merchandiser quản lý đơn hàng CMT sẽ chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi các đơn hàng của bên gia công sản phẩm. Họ là người liên lạc, thương lượng và chốt với các nhà máy hoặc xưởng may về yêu cầu sản phẩm cũng như thời hạn hoàn thành. 

3. Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Vị trí merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa sẽ đảm bảo các đơn hàng được vận hành đúng quy trình. Quy mô công việc của merchandise trong mảng này sẽ thu hẹp về mặt khối lượng, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn đến năng suất và hiệu quả của quy trình.

4. Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Ngày từ cái tên, ta có thể thấy rằng đây là vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nhất. Có thể xem đây là Merchandise toàn năng – chịu trách nhiệm chính với toàn bộ đơn hàng của các mảng kể trên (FOB, CMT và đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa). 

Ở vị trí này, các Merchandiser phải là người nhanh nhạy, có khả năng quản lý rủi ro tốt để dễ dàng quản lý công việc của các bộ phận khác nhau. 

cong viec merchandiser la gi
Vậy công việc của Merchandiser là gì?

Công việc của Merchandiser

Là vị trí có nhiều phân nhánh nhỏ khác nhau cũng như đóng vai trò vô cùng quan trọng, vậy công việc của Merchandiser sẽ diễn ra như thế nào?

  • Tiếp nhận, chuẩn bị các đơn hàng để đảm bảo doanh số bán hàng đạt được đúng KPI đề ra.
  • Lập kế hoạch, xây dựng chiến lược bán hàng và cách thức cung ứng hàng hóa ra thị trường một cách hợp lý. 
  • Phân tích và tổng hợp các số liệu trong quá trình cung ứng bán hàng cũng như phản ứng của khách hàng liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Làm việc cùng các bên liên đới – nhà cung cấp, nhà phân phối hàng hóa,…
  • Liên tục theo dõi và cập nhật tình hình tài chính trong quá trình bán hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực và hợp tác với các bên đối tác, khách hàng,…

Kỹ năng, tố chất của Merchandiser là gì?

Để có thể làm việc và thành công, kỹ năng cần có trong ngành nghề Merchandising là gì? Bạn sẽ cần có tư duy toán học, kỹ năng tổ chức, kỹ năng mềm, khả năng làm việc dưới áp lực, và tính tỉ mẩn.

1. Tư duy toán học

Vì phải làm việc với hàng hóa cũng như theo dõi số lượng hàng hóa liên tục nên nhân viên Merchandise cần sở hữu tư duy về toán học cũng như sự tính toán chuẩn xác. Chính tư duy này sẽ giúp họ dễ dàng cập nhật sự thay đổi trong số lượng hàng hóa. 

2. Kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết đối với nhân viên Merchandise. Mỗi ngày, họ phải làm việc với rất nhiều bên liên đới – nhà cung cấp, cửa hàng, nhà sản xuất, xưởng may gia công,… Việc truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng sẽ giúp họ thực hiện công việc nhanh chóng hơn. 

Đồng thời, nhân viên Merchandise cũng sẽ dành nhiều thời gian để liên lạc với các bên thông qua nền tảng email. Chính vì thế, khả năng viết tốt cũng sẽ giúp thông tin được truyền đạt có hệ thống và khúc chiết. 

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc

3. Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc

Đây là kỹ năng được xem là rất quan trọng đối với nhân viên Merchandise. Chính kỹ năng tổ chức và quản lý công việc tốt sẽ giúp họ dễ dàng sắp xếp hàng hóa, chuẩn bị thật tốt cho quy trình sản xuất.

4. Làm việc dưới áp lực

Thị trường tiêu dùng liên tục thay đổi hàng ngày, có nghĩa là thời hạn có thể bị thắt chặt đối với các nhân viên Merchandise.

Đây là một công việc đòi hỏi nhiều khó khăn khiến họ luôn phải cố gắng mỗi ngày. Vì vậy, hãy nhớ rằng tổ chức và làm việc tốt dưới áp lực là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này.

mechandise
Rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực để thành công trong ngành Merchandise.

5. Kỹ tính, để ý mọi chi tiết

Công việc của Merchandiser đòi hỏi sự kỹ tính và sự để ý đến mọi chi tiết. Họ phải biết xu hướng thị trường là gì và khách hàng có xu hướng mua sản phẩm như thế nào. 

Việc hiểu và dự đoán những chi tiết này cho phép nhân viên Merchandise đưa ra các quyết định về chương trình khuyến mại và địa điểm của sản phẩm trong cửa hàng. Tất cả những khía cạnh này kết hợp với nhau để tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Cơ hội việc làm

Với ngành Merchandise, bạn có thể làm những công việc như thế nào? Theo Glints, mức lương của Merchandiser có thể nằm trong khoảng từ 8 triệu đồng đến 45 triệu đồng, tuỳ theo số năm kinh nghiệm.

Thu nhập của bạn có thể cao hơn vậy nếu số năm kinh nghiệm và thành tựu cao, có thể lên đến 60 triệu đồng và hơn thế nữa.

1. Garment Merchandiser

Công việc Garment Merchandiser sẽ chịu trách nhiệm trao đổi với khách hàng cũng như các nhà máy sản xuất. Vị trí này đòi hỏi sự truyền đạt thông tin rõ ràng, đồng thời lắng nghe những vấn đề mà nhà máy sản xuất hay đối tác gặp phải. Từ đó, họ sẽ là người đề xuất hướng giải pháp hợp lý nhất. 

2. Merchandising Executive – B’s Mart

Vị trí Merchandising Executive – B’s Mart sẽ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chiến lược danh mục sản phẩm và quản lý các mối quan hệ đối tác. Họ cũng góp phần vào việc phát triển và tìm nguồn cung ứng các sản phẩm theo ngân sách. 

3. Nhân viên Merchandise

Nhân viên Merchandise chịu trách nhiệm giám sát doanh số và hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình và thông báo cho các cấp quản lý về việc sản xuất và các nhu cầu từ khách hàng, đối tác.

Nếu bạn có hứng thú và mong muốn theo đuổi ngành Merchandise, hãy tìm đến Glints để chớp lấy cơ hội của riêng bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X