×

Marketplace Là Gì? Hình Thức Kinh Doanh Không Nên Bỏ Qua

Ngày đăng: 30/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/11/2022

Mô hình marketplace đang dần trở nên phổ biến hơn giúp mở ra thêm nhiều cơ hội cho cả người mua và người bán. Đây là một thị trường tiềm năng nên ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm, chính vì vậy trong bài viết này Glints sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc về Marketplace là gì, cùng theo dõi nhé!

Marketplace là gì?

Marketplace có thể hiểu đơn giản là một phiên chợ Online hay là sàn giao dịch trên môi trường thương mại điện tử, là nơi để người bán và người mua có thể thực hiện việc trao đổi, mua bán sản phẩm.

Tại Việt Nam, mô hình Marketplace xuất hiện vào năm 2013, tiên phong là công ty Lazada. Sự xuất hiện của Lazada đã đánh dấu bước ngoặt, chuyển đổi từ mô hình B2C (Business to Customer) sang mô hình C2C (Customer to Customer).

Nếu theo mô hình thương mại điện tử truyền thống B2C các công ty dù lớn hay nhỏ cũng sẽ tốn một khoản chi phí lớn trong việc đầu tư vào hàng hóa (cả chủng loại lẫn số lượng), vận chuyển, kho bãi, v.v.

Việc chuyển đổi sang mô hình Marketplace C2C sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên và thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp, các nhà bán lẻ đến các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Phân loại marketplace 

Marketplace có thể được phân thành nhiều loại khác nhau, người ta thường dựa vào hai tiêu chí đó là đối tượng và danh mục sản phẩm: 

các loại marketplace
Marketplace được chia ra thành các loại như thế nào?

Phân loại Marketplace theo đối tượng 

  • C2C Marketplace: là mô hình Marketplace kết nối sản phẩm bán giữa các cá nhân, hộ kinh doanh với người tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch. Phù hợp với những cá nhân không có nhiều vốn và sản phẩm. Nơi mà bạn có thể tham gia chẳng hạn như Shopee, Zalo, Instagram, Facebook, v.v. 
  • B2C Marketplace: kết nối sản phẩm cung cấp từ doanh nghiệp kinh doanh và nhà phân phối chính hãng tới khách hàng. B2C khác C2C ở chỗ những doanh nghiệp này tham gia trên các sàn thương mại điện tử với vai trò Mall, ví dụ Shopee Mall hay Lazada Mall là những gian hàng chính hãng có mức độ uy tín cao hơn.

Phân loại Marketplace theo sản phẩm 

  • Marketplace theo chiều dọc: là mô hình Marketplace nơi mà người bán cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại, từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.
  • Marketplace theo chiều ngang: mô hình bán hàng với những sản phẩm có đặc điểm giống nhau, nằm trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành hàng. 
  • Marketplace hỗn hợp: mô hình bán hàng cung cấp đầy đủ, đa dạng các ngành hàng khác nhau, từ nhiều đơn vị phân phối khác nhau.

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng marketplace

Có đến hơn 60% doanh số bán hàng đạt được thông qua các phiên chợ thương mại điện tử và một số công ty thành công nhất trên toàn thế giới phải kể đến đó là Amazon, Airbnb, Uber vẫn đang hoạt động theo mô hình này. Vậy ưu và nhược điểm của mô hình Marketplace là gì?

Cùng Glints tìm hiểu ở những nội dung dưới đây:

Ưu điểm

Lý do mà mô hình Marketplace đang dần trở thành một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu hiện nay là bởi:

Tiếp cận khách hàng

Lợi thế lớn nhất của mô hình Marketplace chính là tiếp cận được nhiều khách hàng. Lượng truy cập khổng lồ với những con số có thể lên đến hàng triệu người giúp người bán thu được một khoản lợi nhuận từ nguồn traffic này.

Không chỉ thế, người bán ở các web thương mại điện tử còn được nhận những cơ hội bán hàng qua những cách thức quảng cáo, các chiến dịch, chương trình hậu mãi, v.v. giúp thu hút người mua quan tâm đặt hàng.

Tạo dựng niềm tin

Khi thiết lập việc bán hàng hay tham gia làm người dùng trên các trang bán hàng uy tín, có tên tuổi như Shopee, Tiki hay Lazada, người bán và cả khách hàng đều được cam kết nhận những trải nghiệm về chính sách hoàn trả nếu đơn hàng của bạn gặp lỗi không mong muốn.

Nhờ đó giúp tăng mức độ tin cậy, giúp các cửa hàng và các đơn vị kinh doanh tạo dựng được niềm tin cho khách hàng. 

Tiết kiệm được chi phí

Đối với những bên bán hàng có nguồn vốn hạn hẹp, việc tham gia vào các gian hàng điện tử sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, từ chi phí mở shop, chi phí bán hàng, lưu kho, chi phí vận chuyển, v.v.

Ưu điểm của marketplace
Marketplace dần trở nên phổ biến dựa trên nhiều lợi ích lớn cho người dùng.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi thế mà Marketplace mang lại thì nó còn tiềm ẩn những bất lợi mà người bán phải đối mặt: 

Độ cạnh tranh cao

Bởi những lợi ích đã được đề cập ở phía trên khiến Marketplace trở thành một thị trường đông đảo hấp dẫn nhiều bên tham gia, đây cũng đồng nghĩa với việc bùng nổ sự cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc công khai giá các sản phẩm giữa các cửa hàng cũng sẽ hình thành sự so sánh và quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.

Phí hoa hồng

Sau mỗi đơn hàng được giao đi thành công trên các nền tảng Marketplace (trừ Marketplace Facebook), người bán phải trích ra một khoản hoa hồng (phần trăm doanh thu từ sản phẩm) cho đơn vị đối tác thương mại điện tử.

Phụ thuộc vào chính sách của mỗi bên khác nhau sẽ đưa ra mức phí cao hay thấp, chính vì vậy bạn không nên quên tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký gian hàng. 

Phương pháp xây dựng marketplace tối ưu

Dưới đây là những cách thức mà bạn có thể tham khảo để áp dụng sao cho công việc bán hàng của bạn trở nên hiệu quả và đạt hiệu suất cao hơn:

cách xay dựng marketplace
Làm thế nào để xây dựng marketplace hiệu quả?

Tạo độ hấp dẫn cao

Một gian hàng khiến người mua cảm thấy bắt mắt, dễ nhìn cũng sẽ có sự ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng.

Ngoài phần hình ảnh và màu sắc, bạn cần sắp xếp bố cục gian hàng sao cho đẹp mắt và khoa học để giúp người mua dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm của bạn.

Xây dựng uy tín

Để trở thành một đơn vị bán hàng chiếm được lòng tin của khách hàng trên Marketplace, bạn cần phải: 

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản và thực hiện đúng theo chính sách mà đơn vị Marketplace để ra. 
  • Tuyệt đối tránh các hành vi vi phạm quy định và chính sách của đơn vị. 
  • Tối ưu các yếu tố SEO cho sản phẩm. 
  • Chú ý các hoạt động tương tác với người mua, kịp thời giải đáp và nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý các khiếu nại từ khách nhằm gây dựng uy tín.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Ngoài ngân sách nhất định cho các hoạt động hay chiến dịch quảng bá sản phẩm, bạn cũng nên cân nhắc đến những chương trình khuyến mãi, Flash sale, tham gia ngày hội mua sắm, v.v. để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

Định hướng phát triển bền vững

Marketplace chỉ là bước đầu trong sự nghiệp kinh doanh của bạn quá phụ thuộc vào nó.

Khi đã có đủ kinh nghiệm bán hàng cùng có được nguồn thu nhất định, bạn nên cân nhắc tới việc mở rộng ngành hàng, sản phẩm, xây dựng thương hiệu lớn hơn, đa dạng hóa danh mục, v.v. nhằm đáp tối đa nhu cầu khách hàng và hơn nữa là định hướng phát triển bền vững.

Đọc thêm: Bí Kíp A-Z Về Cách Lập Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu

Điểm qua marketplace mạng xã hội

Marketplace không chỉ diễn ra trên các website về thương mại điện tử mà con nhân rộng lên các ứng dụng có tầm ảnh hưởng lớn như Facebook, Instagram hay Zalo tại Việt Nam.

Marketplace Facebook

Facebook là mạng xã hội có lượng truy cập lớn nhất hành tinh, cũng bởi vì đó mà đây cũng là một thị trường béo bở, đắt khách mà các chủ hàng nhắm tới. Marketplace Facebook mở ra như một phiên chợ nhộn nhịp, mở ra nhiều cơ hội cho những ai có mong muốn bán hàng online.

Marketplace Zalo

Zalo cũng là một trong những trang mạng phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất ở Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể đăng ký mở shop tại Zalo Shop giúp việc trao đổi thông tin mua bán giữa người mua và người bán trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Đọc thêm: Zalo Marketing Là Gì? 7 Bước Lên Kế Hoạch Zalo Ads Hiệu Quả

Lời kết

Tham gia Marketplace là một giải pháp kinh doanh thông minh và hiện đại, đặc biệt nếu bạn biết cách học hỏi và vận dụng những phương thức marketing và sales thì việc kinh doanh của bạn sẽ ngày một thành công hơn. Bài viết mà Glints đem đến cung cấp định nghĩa cơ bản về Marketplace là gì, vai trò của nó và những cách để áp dụng hiệu quả.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X