×

Hướng Dẫn Viết CV Nhân Viên Kinh Doanh “Ghi Điểm” Với Nhà Tuyển Dụng

Ngày đăng: 11/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 17/02/2023

CV nhân viên kinh doanh thế nào là hiệu quả? Làm thế nào để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng ngay từ vòng CV? Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi trên thì đây là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này, Glints sẽ gửi đến bạn bài viết “Hướng Dẫn Viết CV Nhân Viên Kinh Doanh “Ghi Điểm” Với Nhà Tuyển Dụng”.

Cách viết CV nhân viên kinh doanh hiệu quả

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách để tạo một bản CV hiệu quả cho vị trí nhân viên kinh doanh thì không thể bỏ qua những gợi ý tuyệt vời dưới đây.

Bạn biết đấy, tạo ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trúng tuyển vào vị trí công việc đó. Bởi vậy, gây ấn tượng ngay từ vòng CV bằng một mẫu CV nhân viên kinh doanh chất lượng mà mọi ứng viên cần thực hiện. 

Đặt tên cho CV

Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến việc nhà tuyển dụng có mở CV của bạn ra hay không.

Một số nền tảng cho phép người lao động tạo và tải CV trực tiếp về. Tuy nhiên, phần tên file rất dài và phức tạp. Vì vậy bạn cần thay đổi tên file sao cho đơn giản và phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Bạn có thể đặt tên file theo cấu trúc: CV_[vị trí ứng tuyển]_[Họ tên]

Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, bạn nên đặt tên cho file như sau: CV_Nhân viên Kinh doanh_Nguyễn Văn A.

Hoặc bạn có thể đặt tên CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh như sau: CV_Sales_Nguyen Van A.

cách đặt tên file cv
Đặt tên là bước quan trọng trong CV xin việc nhân viên bán hàng.

Phần thông tin cá nhân

Trong phần này, bạn cần cung cấp cho nhà tuyển dụng các thông tin cá nhân bao gồm:

  • Họ tên:
  • Ngày tháng năm sinh:
  • Địa chỉ tạm trú/thường trú:
  • Email cá nhân:
  • Số điện thoại:

Một lưu ý nhỏ trong phần này, bạn không nên sử dụng những email có cú pháp thiếu chuyên nghiệp như: [email protected]; [email protected], v.v. Thay vào đó, bạn nên chèn vào một email đơn giản và chuyên nghiệp, chẳng hạn: [email protected]; [email protected], v.v.

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Đây là phần cực kỳ quan trọng để bạn cho nhà tuyển dụng thấy định hướng nghề nghiệp và tham vọng chinh phục nghề nghiệp của bản thân. 

Ứng viên có một mục tiêu rõ ràng và kế hoạch thực hiện cụ thể thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Phần mục tiêu tốt cần đề cập đến vị trí ứng viên, mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn và cách để hiện thực các mục tiêu này. Nếu bạn mới ra trường và chưa có một định hướng dài hạn cụ thể, bạn hoàn toàn chỉ nhắc đến mục tiêu ngắn hạn. Bởi không phải ai cũng có khả năng xác định đích đến cuối cùng của mình khi vừa mới ra trường.

Bạn không nên viết phần mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung, hoặc quá dài dòng, hay đi sao chép ở một nơi nào đó.

Đọc thêm: Cách Ghi Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Ấn Tượng

Phần thông tin học vấn

Đối với phần thông tin về học vấn, bạn nên đề cập đến tên trường Cao đẳng/Đại học, ngành/chuyên ngành theo học và thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.

Có nên viết GPA vào CV xin việc nhân viên kinh doanh hay không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc.

Theo quan điểm cá nhân của tác giả, đây là một phần không bắt buộc trong CV của bạn. Nếu điểm GPA của bạn tốt, bạn có thể bổ sung vào CV để gia tăng sự ấn tượng. Nhưng nếu điểm GPA của bạn quá tệ, hoặc ở mức trung bình, khá thì không nên cho vào CV. 

Có nên viết quá trình học vấn ở cấp 1, cấp 2, cấp 3 vào CV xin việc nhân viên bán hàng không? Theo quan điểm của tác giả, bạn không nên viết những thông tin này vào CV, bởi nó sẽ khiến phần thông tin này quá dài dòng nhưng không đem lại thông tin giá trị cho nhà tuyển dụng.

Phần kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là một phần rất quan trọng mà bạn cần đặc biệt để tâm. 

mẫu cv xin việc nhân viên kinh doanh
Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh của bạn cần bố cục phần kinh nghiệm thật hợp lý.

Bạn nên liệt kê các công việc theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Phần thông tin kinh nghiệm hiệu quả cần bao gồm các nội dung như:

  • Tên công ty và thời gian làm việc
  • Vị trí công việc bạn đảm nhận
  • Những nội dung công việc bạn thực hiện
  • Thành tựu mà bạn đạt được trong công việc

Khi viết kinh nghiệm làm việc bạn cần tránh viết quá dài dòng, hoặc đề cập đến những công việc quá chi tiết và không đem lại giá trị thông tin hữu ích cho vị trí nhân viên kinh doanh như: pha trà, dọn dẹp, in tài liệu, v.v. 

Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh là gì? Làm gì và yêu cầu kỹ năng gì?

Phần kỹ năng

Thông qua phần kỹ năng của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Trong phần này, bạn nên đề cập đến các kỹ năng có liên quan đến công việc ứng tuyển. 

Chẳng hạn, bạn đang ứng tuyển cho vị trí Nhân viên kinh doanh. Bạn có thể đề cập đến các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề; khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, v.v.

Những lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh

Khi viết CV xin việc nhân viên kinh doanh, bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây để ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng.

Chọn CV có bố cục rõ ràng, dễ dàng, chi tiết

Trước hết, bạn cần có một chiếc CV có bố cục rõ ràng dễ nhìn và chi tiết. Bạn nên chọn màu của CV phù hợp với tone màu ảnh cá nhân. Font chữ đơn giản, và bạn nên sử dụng 01 hoặc nhiều nhất là 02 font trong một bản CV nhân viên bán hàng.

Các phần nội dung nên được chia ra một cách khoa học. Đảm bảo người xem có thể dễ dàng quan sát và theo dõi các thông tin trong bản CV xin việc nhân viên sales của bạn. 

Một nhân viên bán hàng xuất sắc là những người có khả năng tư duy rất tốt. Bởi vậy, thông qua cách bố cục và trình bày CV nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào tư duy của ứng viên.

cv xin việc nhân viên bán hàng
Chọn bố cục rõ ràng để CV xin việc nhân viên bán hàng của bạn dễ nhìn.

Đọc thêm: Phối Màu CV Tạo Cá Tính Riêng: Tại Sao Không?

Liệt kê các con số thành tựu ấn tượng

Những con số thành tựu ấn tượng sẽ là một điểm sáng trên CV của một nhân viên kinh doanh. 

Bạn biết đấy, vai trò của nhân viên kinh doanh là kiếm về doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy nên, qua những con số trên bạn sẽ dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng hơn. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá năng lực của bạn đối với vị trí tuyển dụng.

Thêm thông tin người tham chiếu

Mặc dù người tham chiếu trong CV là một phần thông tin rất nhỏ, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định những thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tựu, v.v, mà bạn đề cập đến là chính xác và thực tế.

Mẫu CV nhân viên kinh doanh để bạn tham khảo.

Tải mẫu CV nhân viên kinh doanh

Glints đã có mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh để bạn tham khảo và tải về để chỉnh sửa cho phù hợp với bản thân. Nhấn để tải ngay nhé!

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về cách viết CV nhân viên kinh doanh ấn tượng mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn tạo ra một bản CV xin việc nhân viên bán hàng “ghi điểm” đối với nhà tuyển dụng.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X