×

Target Marketing Là Gì? Phương Pháp Xác Định Target Market Hiệu Quả

Ngày đăng: 29/06/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/06/2023

Target marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định thị trường mục tiêu và tập trung nguồn lực vào đoạn thị trường đó? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn giải đáp từng thắc mắc, cũng như chia sẻ thêm những góc nhìn mới mẻ về hình thức marketing này. 

Target marketing là gì?

Target marketing là một chiến lược marketing được thực hiện bằng việc chia thị trường thành các đoạn nhỏ, sau đó tập trung nỗ lực marketing vào một hoặc một số đoạn thị trường trọng điểm – thị trường mục tiêu (nơi mà khả năng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cao nhất). 

Có những loại thị trường mục tiêu nào?

Số lượng thị trường mục tiêu tồn tại phụ thuộc vào kiểu khách hàng của doanh nghiệp. Nhìn chung, thị trường mục tiêu thường rơi vào 1 trong 3 phân khung bao gồm: nhân khẩu học, địa lýtâm lý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghe về các phân khúc hành vi và công ty. 

thị trường mục tiêu
3 loại thị trường mục tiêu: nhân khẩu học, địa lý và tâm lý.

Tại sao cần xác định thị trường mục tiêu?

 Bạn biết đấy, thị trường rất rộng lớn, do đó, để tối ưu chi phí và hiệu quả marketing thì việc tập trung nguồn lực vào một (một số) đoạn thị trường tiềm năng là điều hết sức cần thiết.

Khi thực hiện target marketing, doanh nghiệp cần lưu ý đến quy mô, cũng như giá trị lợi nhuận của đoạn thị trường này.

Đọc thêm: Phân Biệt Các Mảng Chính Trong Ngành Marketing

Khi nào cần thực hiện target marketing

Marketing có mục tiêu nên được thực hiện ngay khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh các sản phẩm đầu tiên, khi ra mắt sản phẩm mới, hay thậm chí là khi sản phẩm đã được bán trên thị trường.

Khi bạn cần thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng và bán hàng, target marketing sẽ giúp bạn xác định liệu doanh nghiệp có đang bán và marketing hiệu quả đến đúng khách hàng hay không

Phân khúc thị trường mục tiêu

Việc phân đoạn thị trường thành các nhóm nhỏ sẽ giúp người làm marketing xác định các đặc điểm chính của khách hàng. Đây được xem là yếu tố quan trọng để góp phần tạo nên một chiến lược marketing hiệu quả. 

Để giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu của mình, dưới đây là 4 kiểu phân khúc thị trường phổ biến nhất. Mỗi phân khúc có sự khác biệt và cung cấp các góc nhìn khác nhau về thị trường mục tiêu, nhưng các marketer thường sử dụng để vẽ chân dung khách hàng một cách chi tiết nhất.

Phân đoạn theo nhân khẩu học

Kiểu phân đoạn này dựa trên các đặc điểm cụ thể về nhân khẩu học của khách hàng, chẳng hạn như: độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, đạo đức, trình độ học vấn, địa chỉ, v.v.

Phân khúc nhân khẩu học giúp marketer có một cái nhìn tổng quát về khách hàng. Phân khúc theo nhân khẩu học thường được sử dụng cho các nỗ lực marketing B2C.

Vai trò của tiếp thị mục tiêu.
Vai trò của tiếp thị mục tiêu.

Phân đoạn theo tâm lý học

Phân đoạn theo tâm lý học dựa trên các đặc điểm tâm lý và chân dung khách hàng, chẳng hạn như: giá trị cá nhân, thái độ, quan điểm, lối sống, v.v. Kiểu phân khúc này cung cấp góc nhìn về động cơ đằng sau lý do mua hàng của khách hàng. Thông thường, phương pháp phân khúc này hữu ích các nỗ lực marketing B2CB2B.

Phân đoạn theo hành vi

Phân khúc hành vi dựa trên đặc điểm hành vi của khách hàng xung quanh sản phẩm/dịch vụ, chẳng hạn như: tần suất sử dụng sản phẩm, sử dụng trong dịp nào, cách sử dụng sản phẩm, v.v. Kiểu phân khúc này cung cấp góc nhìn về cách khách hàng tương tác với sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp. Thông thường, phương pháp phân đoạn dựa trên hành vi cho thấy sự hiệu quả trên cả B2C và B2B.

Phân đoạn theo công ty (Firmographic Segmentation)

Kiểu phân khúc này chia các công ty và thành một tập hợp các thuộc tính được chia sẻ, chẳng hạn như số lượng nhân viên, lĩnh vực kinh doanh, địa điểm hoạt động, v.v. Cách phân khúc thị trường theo firmographic khá giống với phân khúc theo nhân khẩu học. Tuy nhiên, phân khúc theo công ty được sử dụng riêng cho marketing B2B.

Đọc thêm: Cách phân biệt các nhóm đối tượng khách hàng chính xác

Các chiến lược target marketing

Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn các target marketing strategy phổ biến.

Marketing rộng rãi

Marketing rộng rãi được hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp áp dụng một chiến dịch marketing cho toàn bộ thị trường. Kiểu chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có mức độ phân phối rộng rãi, chẳng hạn như các công ty viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thiết yếu, v.v.

Các chiến lược target marketing
Các chiến lược target marketing.

Marketing khác biệt hóa

Khác với marketing rộng rãi, doanh nghiệp sẽ tạo ra các chiến lược marketing khác nhau cho từng đoạn thị trường. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả lên từng nhóm đối tượng. 

Tuy vậy, việc thực hiện chiến lược này đòi hỏi nguồn lực lớn. Do đó, kiểu chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp cung các các sản phẩm hàng hóa cho nhiều nhóm đối tượng mục tiêu riêng biệt. 

Marketing ngách

Đây là kiểu chiến lược mà doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực, và nỗ lực marketing vào duy nhất một đoạn thị trường mục tiêu. Marketing ngách thường hướng vào đoạn thị trường có tỷ lệ cạnh tranh bằng 0 hoặc rất thấp, hay nói cách khác nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng. 

Marketing vi mô

Marketing vi mô hướng mục tiêu vào một phân khúc hẹp của thị trường ngách. Thông thường, công chúng mục tiêu của chiến dịch marketing vi mô được xác định bằng các đặc điểm cụ thể như công việc, tuổi tác, nơi ở, v.v. 

Chiến lược marketing vi mô có thể tốn kém hơn so với các chiến lược khác.

Case study về target marketing

Case study điển hình về target marketing.

Dưới đây là một case study về marketing hướng mục tiêu của Netflix mà bạn có thể tham khảo. 

Các nội dung đề xuất bởi Netflix được cho là đáp ứng kỳ vọng của phần lớn mọi người. Do đó, thị trường mục tiêu của họ là càng lớn càng tốt. Các nội dung không được phân khúc, có thể nói doanh nghiệp này đang hướng đến một thị trường rộng rãi.

Để gia tăng lòng trung thành của khách hàng, hoạt động marketing hướng mục tiêu của Netflix được thực hiện trên nền tảng nhờ các thuật toán đề xuất người dùng. Các thuật toán này giúp đề xuất những nội dung phù hợp nhất đến khách hàng. Khi khách hàng đăng ký tài khoản, họ sẽ được hỏi về các nội dung yêu thích từ, đó Netflix để xuất những nội dung thích hợp đối với sở thích của khách hàng.

Đọc thêm: Bí Kíp “Giải Mã” Case Study Marketing Dành Cho Người Mới

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về marketing hướng mục tiêu hay target marketing mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về target marketing là gì, cũng như có thêm nhìn góc nhìn mới mẻ về các chiến lược marketing hướng mục tiêu, cách để phân đoạn thị trường, v.v.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có tham khảo từ 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X