×

Có Nên Làm Việc Ở Công Ty Startup Hay Không?

Ngày đăng: 17/09/2022 | 1 phản hồi

Ngày cập nhật: 06/11/2023

có nên làm việc tại công ty khởi nghiệp?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ sinh thái startup trong nhiều năm trở lại đây mở ra vô vàn cánh cửa phát triển sự nghiệp cho các ứng viên. Tuy nhiên, nhiều lựa chọn hơn cũng đi kèm với nhiều phân vân và đắn đo hơn. Câu hỏi “Có nên làm việc ở công ty startup hay không?” cũng dần nhận được nhiều sự quan tâm.

Việc đánh giá môi trường làm việc của từng loại hình công ty – startupbig crop – chính là cách giúp bạn xác định đâu là nơi chốn phù hợp dành cho mình. 

Vì vậy, hãy cùng Glints khám phá sự khác nhau giữa môi trường làm việc giữa 2 loại hình doanh nghiệp trên, cũng như những mặt lợi – “hại” khi làm việc ở công ty startup nhé!

Loading poll ...

So sánh tổng quan về startup và tập đoàn lớn

Có thể thấy, luôn có sự khác biệt rất rõ ràng khi đánh giá môi trường làm việc của startup và tập đoàn lớn. Việc chọn lựa một trong số chúng có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của bạn. Vì vậy bạn cần biết mình có thể “nở rộ” và nổi trội ở đâu.

 Startup và Tập đoàn lớn có gì khác nhau
Khác biệt khi làm việc tại Startup hay Tập đoàn lớn

Có nên làm việc ở công ty Startup, hay lựa chọn Tập đoàn lớn?

Những điều bạn cần biết về các công ty startup

Có nên làm việc ở công ty khởi nghiệp
Có nên làm việc ở công ty khởi nghiệp © Freepik.com 

Một môi trường luôn đổi mới, sáng tạo

Các startup luôn có thể tự hào về sự sáng tạo và tính linh hoạt trong cách vận hành của họ.

Vậy nên, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu vai trò của bạn ở một công ty startup liên tục thay đổi; hoặc bạn có cơ hội được làm việc và kết nối với hầu hết các nhân viên, phòng ban trong tổ chức. 

Điều này đặc biệt hữu ích vì bạn sẽ có cơ hội được học hỏi, tiếp xúc với nhiều lĩnh vực chuyên môn đa dạng. Bạn cũng sẽ trở nên dạn dĩ hơn khi phải thường xuyên đón nhận sự thay đổi và luôn có thử thách đang chờ bạn phía trước.

Những bộ óc thiên về sáng tạo, thích đưa ra các ý tưởng, sáng kiến sẽ luôn nổi trội trong môi trường làm việc ở các công ty startup.

Đọc thêm: Cổ Phiếu ESOP Là Gì? Loại Hình Phúc Lợi Phổ Biến Trong Các Startup Công Nghệ

Đòi hỏi nỗ lực với trách nhiệm cao

Những chiến lược phát triển của startup luôn phải chấp nhận đi kèm với những rủi ro. Vì lẽ đó, khi quyết định làm việc ở công ty startup, bạn cần nên cân nhắc kỹ: Liệu bản thân có luôn sẵn sàng chịu đựng áp lực từ những rủi ro, thách thức này hay không?

Điều này đồng nghĩa rằng bạn cần phải cống hiến hết mình, cho cả những thành công và thất bại không ngờ tới.

Linh hoạt trong vai trò công việc

Các công ty khởi nghiệp tất nhiên sẽ hạn chế về số lượng nhân viên hơn so với các tập đoàn lớn. Chính vì vậy, bạn có thể sẽ phải đảm đương nhiều hơn một vai trò và tham gia vào các dự án lớn nhỏ khác nhau. 

Sự linh hoạt trong phạm vi công việc của startup còn có thể mang đến cho bạn cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Đây có thể coi là yếu tố được quan tâm hàng đầu để bạn lựa chọn liệu có nên làm việc ở một công ty startup hay không.

Đọc thêm: Quy định về văn hóa công sở

Điều kiện làm việc thoải mái

Đây có lẽ là điểm cộng đầu tiên luôn được các bạn trẻ nghĩ tới khi lựa chọn giữa việc “nên” hay “không nên” làm việc ở các công ty startup. Bởi lẽ, môi trường cởi mở tại đây luôn trao niềm tin, tạo cơ hội để nhân viên có thể làm chủ công việc, trong khi vẫn có thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn và chất lượng được yêu cầu.

Văn hóa khởi nghiệp đang cố gắng “phá vỡ” những nguyên tắc làm việc cơ bản bằng cách trở nên rộng rãi hơn với vô vàn phúc lợi phi tiền mặt hấp dẫn, ví dụ như thời gian nghỉ phép được trả lương nhiều hơn; thậm chí là thời gian nghỉ phép được nhận lương không giới hạn cho nhân viên.

Xem thêm: Bí Quyết Thành Công Khi Làm Việc Cho Startup

Đánh giá môi trường làm việc của các tập đoàn lớn

lam viec o cong ty, doanh nghiep lon
Môi trường làm việc tại Big Corp © Freepik.com 

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Tuy rằng không dễ để đạt được điều này dù làm việc trong môi trường nào. Thế nhưng, các tập đoàn lớn luôn đặt ra những quy định, thể chế rõ ràng để giới hạn thời gian làm việc của nhân viên.

Các công ty này sẽ không có cuộc gọi làm việc lúc nửa đêm, không có các buổi brainstorm ngẫu hứng sau 9 giờ tối. Trong khi đó, ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân là một giới hạn tương đối mong manh ở một số công ty startup.

Phúc lợi và đãi ngộ tốt hơn

Bạn không bao giờ có thể bỏ qua chế độ phúc lợi và đãi ngộ khi đánh giá liệu có nên làm việc ở công ty startup hay tập đoàn lớn. Thông thường, các công ty khởi nghiệp không thể đưa ra mức lương cạnh tranh do hạn chế về mặt tài chính. 

Các gói bảo hiểm y tế cao cấp hoặc các thiết bị được cung cấp miễn phí để phục vụ cho công việc có thể là những lợi ích mà bạn chỉ có thể được trải nghiệm ở những tập đoàn lớn.

Đọc thêm: Đãi Ngộ Của Những Startup Thành Công Ở Việt Nam

Trách nhiệm và phạm vi công việc được xác định rõ

Không giống như một công ty khởi nghiệp, mỗi một vị trí ở công ty lớn đều được xây dựng chặt chẽ về phạm vi công việc và trách nhiệm cần hoàn thành. 

Bạn có thể không phải là người đầu tiên đảm đương vị trí đó, trước bạn có thể là hàng chục, hàng trăm người. Vì vậy, sẽ có một hệ quy chiếu rõ ràng cho công việc. Ngoài ra, cũng có một quy trình thăng tiến được xây dựng sẵn để đưa bạn đến thành công. 

Vì vậy, bạn nên xác định rõ bản thân đang tìm kiếm một công việc có chuyên môn ổn định; hay đang muốn thử sức ở nhiều kỹ năng khác nhau, trước khi lựa chọn làm việc cho công ty startup hoặc tập đoàn lớn.

Nguồn tài nguyên dồi dào

Sự khác biệt lớn nhất giữa các công ty khởi nghiệp và tập đoàn là tài nguyên của công ty, tiêu biểu là vốn để hoạt động. Các công ty khởi nghiệp luôn có những hạn chế nhất định về mặt tài chính. Trong khi đó, các công ty hoạt động lâu năm chắc chắn sẽ có ưu thế hơn về vấn đề này.

Các công ty lớn có thể rủng rỉnh chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo, mở rộng văn phòng tại nhiều khu vực, tuyển dụng nhân tài. Trong khi đó, các công ty mới thành lập phải cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu của mình.

Đây có thể là những nhận định chung về sự khác biệt giữa 2 môi trường: startup và công ty lớn. Tuy nhiên, để có thể đánh giá môi trường làm việc một cách trọn vẹn, bạn cần nhìn sâu vào từng công ty cụ thể. Nên làm việc ở công ty lớn hay nhỏ, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn thiết lập các ưu tiên của mình như thế nào ở thời điểm xin việc mà thôi.

Khi nào bạn nên làm việc ở công ty startup?

Khi nào lựa chọn đi làm ở Startup sẽ phù hợp với bạn?

Bạn muốn khám phá để định hướng bản thân

Khi làm việc ở một công ty startup, có thể cũng nên – bạn sẽ được thử sức rất nhiều vai trò. Startup sẽ thường chỉ có một đội ngũ nhỏ ở mỗi lĩnh vực, và tất cả mọi người sẽ đều được mong đợi có mặt ở bất cứ đâu, tham gia vào bất kỳ dự án nào nếu thấy cần thiết. 

Đây sẽ là cơ hội để bạn thỏa sức khám nhiều kỹ năng và cái nhìn sâu sắc về nhiều vị trí, lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn. Và bạn hoàn toàn có thể đưa ra chọn lựa điều gì là quan trọng và phù hợp nhất với bạn thông qua cơ hội này. 

di lam cho cong ty khoi nghiep
© Freepik.com 

Vì vậy, nếu bạn chưa xác định một định hướng nghề nghiệp nhất định mà bạn muốn quyết tâm theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình, môi trường khởi nghiệp sẽ giúp bạn thuận lợi đạt được điều đó.

Trong khi đó, các vị trí trong công ty lớn thường có xu hướng cố định và vai trò hẹp hơn. Bởi vậy, nếu bạn đã biết vai trò hoặc đường hướng bạn muốn đi theo, các công ty hay tập đoàn lớn có thể là môi trường làm việc mong muốn của bạn.

Bạn yêu thích sự tự chủ và sáng tạo

Khi tham gia vào một công ty khởi nghiệp, sẽ có trường hợp đồng nghiệp cũng là những người trẻ tuổi và đang trong quá trình học hỏi như bạn.

Phần lớn quá trình giải quyết công việc của bạn sẽ dựa vào việc tự tìm tòi, sáng tạo thông qua các nguồn thông tin trực tuyến, hoặc tham chiếu từ những dự án trước đó của công ty.

moi truong khoi nghiep tu do nang dong
© Freepik.com 

Trong khi đó, khi làm việc trong một công ty lớn, bạn sẽ thấy có nhiều nguồn lực hơn cho mình. Sếp và đồng nghiệp của bạn dày dặn kinh nghiệm hơn, nhiều công ty có thể sẵn sàng sắp xếp cho bạn những “Buddy” – những người hỗ trợ bạn trong công việc trong giai đoạn hòa nhập, và luôn có những hướng dẫn và tài liệu tham khảo cho mọi điều.

Nếu bạn chấp nhận rủi ro, luôn chủ động khai phá và tư duy sáng tạo, sẵn sàng đón nhận và học hỏi từ thử nghiệm, sai lầm, vậy thì đáp án cũng đã rõ ràng rồi đấy… Có thể, bạn hãy thử nên làm việc ở công ty startup một lần trong đời để trải nghiệm nhé!

Đọc thêm: Môi Trường Làm Việc Lý Tưởng Cho Bản Thân Là Gì?

Bạn mong muốn mang lại sức ảnh hưởng

Dễ dàng nhận thấy, nhiều người luôn có tham vọng lớn trong việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho công ty. Họ luôn muốn được lắng nghe, muốn được nhanh chóng thể hiện khả năng. Mặt khác, nhiều cá nhân lại lựa chọn “bước từng bước một”, dành thời gian tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm và đóng góp từng chút một cho công ty.

Sẽ không quá ngạc nhiên nếu bạn có ít ảnh hưởng hơn ở văn phòng của một công ty lớn khi bắt đầu ở những vị trí khởi điểm hoặc nhân viên cấp thấp. Để lên được vị trí cấp cao, cũng có thể bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn trước khi thấy được những tác động và đóng góp của mình.

© Freepik.com 

Trong khi làm việc ở startup, công ty sẽ thường vận hành từ những sáng kiến mới của các cá nhân; vậy nên, bạn có thể nói lên ý kiến và thực sự được lắng nghe nhiều hơn tại nơi đây.

Chỉ cần đó là ý kiến hay và có lợi cho công ty, chúng sẽ luôn có cơ hội được xem xét và đưa vào thực tiễn. Bạn cũng có thể nhanh chóng cảm nhận được những đóng góp của mình đang giúp công ty phát triển như thế nào.

Bạn muốn “lăng xả” để phát triển nhanh hơn

Làm việc trong một công ty khởi nghiệp sẽ đòi hỏi bạn phải phát huy hết khả năng đa nhiệm của mình bởi vì bạn sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài. Nhiệm vụ của bạn cũng sẽ không bị giới hạn vì sẽ không bao giờ thiếu nhiệm vụ phải hoàn thành. 

Nói cách khác, các startup có thể sẽ đòi hỏi mức độ cống hiến cao hơn vào bất cứ lúc nào, kể cả là trong thời gian sau giờ làm việc hay cuối tuần. Vậy nên, công ty startup có thể sẽ là môi trường làm việc mong muốn của bạn nếu bạn không ngại cống hiến hết mình dù ở đâu, khi nào.

Tuy nhiên, không phải ai cũng lựa chọn phong cách làm việc đó. Có những người luôn muốn ranh giới giữa làm việc và thư giãn trở nên rõ ràng. Họ không muốn hy sinh khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu của mình cho công việc sau một tuần dài làm việc. 

Nếu đó là bạn, vậy thì các công ty lớn sẽ là môi trường phù hợp hơn, hãy suy nghĩ thật kỹ nhé!

Những “mặt trái” bạn cần cân nhắc liệu có nên làm việc ở công ty startup?

Trước khi quyết định một điều gì đó, chúng ta vẫn cần phải xem xét kỹ hai mặt của vấn đề. Trong trường hợp này cũng vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, bạn đừng quên cân nhắc những điều sau trước khi quyết định có nên làm việc ở môi trường tự do như các công ty startup không nhé!

nên hay không nên làm việc tại công ty khởi nghiệp startup
© Freepik.com

Bạn được đánh giá cao, nhưng mức lương ít tương xứng

Đương nhiên, làm việc ở môi trường startup bạn sẽ có cơ hội để tạo nên những điều khác biệt, dám khám phá và trải nghiệm để mang lại giá trị lớn. 

Vì quy mô nhân lực không quá lớn, nên mỗi công việc của từng cá nhân tại công ty startup đều mang sức ảnh hưởng nhất định tới sự thành công của công ty. Nỗ lực của mọi người đều được đánh giá cao. 

Tuy nhiên, hầu hết các công ty startup vẫn chưa có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Do đó, mức lương và phúc lợi mà bạn nhận được tại đây sẽ không cao bằng các vị trí tương tự ở các công ty, tập đoàn lớn – trước mắt là ở những giai đoạn đầu mới vào làm.

Môi trường làm việc không theo “chuẩn mực” thông thường

Thời gian làm việc của bạn hầu như sẽ không đơn giản từ 9 sáng tới 5 giờ chiều mỗi ngày. Công ty của bạn cũng có thể không phải là một văn phòng tiêu chuẩn.

Các công ty startup hiện nay đa phần sẽ bắt đầu bằng cách thiết lập một đội ngũ làm việc từ xa.; vậy nên, bạn có thể được làm việc tại nhà thay vì ở văn phòng, lâu lâu lại phải tham gia các buổi họp tại quán cafe, v.v. Thậm chí, bạn còn có thể sẽ phải làm việc với những người bạn đồng nghiệp thuộc nhiều múi giờ khác nhau. 

Điều này sẽ dẫn tới những yêu cầu làm việc đặc biệt, mới mẻ cần bạn phải nhanh chóng thích nghi, cũng như tính kỷ luật tự giác cao.

Đọc thêm: Xác Định Môi Trường Làm Việc Không Phù Hợp

Sự “không chắc chắn”

Một điều bạn khó có thể không thừa nhận khi cân nhắc giữa việc “nên” hay “không nên” làm việc ở công ty startup đó là tính rủi ro cao. 

Tài chính công ty và nguồn vốn có thể tăng giảm không ổn định, và điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến mức thu nhập của bạn. Nếu bạn muốn nhanh chóng kiếm một khoản thu nhập ổn định, làm việc ở startup có vẻ không phải là một lựa chọn thích hợp.

Nếu bạn luôn mưu cầu một lựa chọn an toàn cho công việc tương lai của mình, những rủi ro thất bại của việc cùng phát triển và duy trì một công ty khởi nghiệp sẽ là một thách thức khá áp lực dành cho bạn.

Một số lý do “không nên” khác 

Công ty startup sẽ yêu cầu bạn nỗ lực nhiều hơn. Bạn lại không muốn “đánh đổi” sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân cho những kết quả “chưa chắc chắn”.

Hay, các startup yêu cầu sẽ cần những phẩm chất và kỹ năng – mang tính đột phá, lớn lao – còn bạn vẫn đang trên hành trình học hỏi dần dà, lựa chọn tích lũy kiến thức từ quan sát và dẫn dắt của những người đi trước.

Bên cạnh đó, vị trí chuyên môn trong công việc của bạn tại công ty startup và các tập đoàn lớn cũng sẽ có sự chênh lệch chức vụ. Điều này cũng gây ảnh hưởng phần nào tới quá trình tìm việc trong tương lai. 

đánh giá môi trường làm việc: startup hay là công ty lớn?
© Freepik.com

Chẳng hạn như, bạn có thể từng đảm nhận vai trò quản lý phòng ban tại công ty startup với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào công ty mới là các tập đoàn lớn, trình độ chuyên môn của bạn sẽ chưa đủ “sâu” để cạnh tranh với những bạn có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể trước đó. Bạn có thể sẽ bắt đầu lại với một vị trí chuyên viên, thay vì chức vụ trưởng phòng hay quản lý như ở công ty startup.

Song, những điều này còn tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi cá nhân. Nếu bạn có kỹ năng đủ mạnh khi làm việc ở startup, bên cạnh cố gắng và trau dồi chuyên môn chuyên sâu, hãy cứ tự tin ứng tuyển để “bơi ra biển lớn” nếu muốn nhé!

Bí kíp thành công khi làm việc cho Start up

Sẵn sàng cho những sự thay đổi

Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho mình khi bắt đầu làm việc cho startup chính là luôn sẵn sàng thích nghi với những thay đổi. Không giống như các công ty lớn với các quy trình và thủ tục được xây dựng kín kẽ qua nhiều năm hoạt động, hệ thống vận hành của các công ty khởi nghiệp có thể sẽ luôn được thay đổi và cải thiện liên tục.

© Freepik.com

Sự thay đổi thể hiện mặt tích cực của các công ty khởi nghiệp khi họ luôn nỗ lực để tối ưu hóa bộ máy và quy trình làm việc còn non trẻ của mình. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho các nhân viên trong việc đón nhận và nhanh chóng thích nghi với những điều mới trong công ty. 

Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị sẵn tinh thần cho những sự thay đổi để có thể hòa nhập tốt trong mọi điều kiện làm việc. Đó là cách giúp bạn luôn được đánh giá cao khi làm việc cho startup.

Hiểu rõ công việc của mình

Khi mới làm việc cho startup, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vai trò và trách nhiệm của mình trong công ty.

Nếu gia nhập với một công ty lâu năm, bạn sẽ nhận được một bản mô tả công việc được xác định rõ ràng về phạm vi công việc, các nhiệm vụ và mục tiêu cần hoàn thành.

© Freepik.com

Tại một công ty khởi nghiệp, bạn có thể là người đầu tiên đảm nhận vị trí mà bạn được tuyển. Vì vậy, những mô tả công việc có thể không được cụ thể như bạn mong muốn. Điều này có một nguy cơ tiềm ẩn là bạn sẽ dễ dàng mất định hướng và không biết nên bắt đầu từ đâu. 

Tuy nhiên, việc bạn có thể tự mình tạo ra quy trình làm việc cho vị trí của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ về những gì bạn đang làm, cũng như đặt ra được những mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân để theo đuổi..

Sẵn sàng đảm nhận nhiều vai trò

Mặc dù xác định được vai trò và trách nhiệm của mình, bạn vẫn nên lên dây cót tinh thần để sẵn sàng nhận những nhiệm vụ ở ngoài phạm vi công việc được yêu cầu.

Khi làm việc cho startup, thái độ “đây không phải là một phần trong mô tả công việc của tôi’ chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Các công ty khởi nghiệp luôn ưa thích những nhân viên năng động, ham học hỏi và sẵn sàng linh hoạt cho mục tiêu chung của công ty. 

© Freepik.com

Vì vậy, nếu muốn trở thành một nhân viên tuyệt vời trong môi trường khởi nghiệp, hãy luôn sẵn sàng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, dù chúng có phải là một phần trong vị trí bạn được tuyển hay không.

Đọc thêm: Có nên làm ở công ty mới thành lập hay chọn doanh nghiệp lớn

Không ngại xông pha

Các công ty khởi nghiệp thường có số lượng nhân viên không nhiều. Vì vậy, mỗi người trong số những nhân viên đó đều rất quan trọng đối với sự thành công của công ty, và bạn cũng vậy.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn có ý định làm việc cho startup, bạn cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng chấp nhận thử thách đến từ những dự án mới. Bạn có thể sẽ là người duy nhất làm việc trong dự án đó, vì vậy thành công hay thất bại là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Ưu điểm của điều này là khi thành công với những dự án như vậy, chúng sẽ trở thành những điểm sáng trên con đường sự nghiệp của bạn. Bạn có thể tự hào vì đó là dự án mà bạn đã làm việc độc lập để có được thành quả, chứ không đi theo sự chỉ dẫn của bất kỳ ai. Chúng có thể dẫn bạn tới với những sự thăng tiến vượt bậc trong tương lai, về cả chuyên môn lẫn chức vụ.

Sẵn sàng học hỏi

© Freepik.com

Sẵn sàng học hỏi là thứ luôn giúp bạn thành công trong mọi môi trường, nhưng nó đặc biệt cần thiết khi làm việc cho startup công nghệ. Công ty khởi nghiệp là một môi trường cho phép bạn cảm thấy rằng bạn đang lớn lên cùng doanh nghiệp của mình mỗi ngày.

Đã đến lúc gạt cái tôi sang một bên và tận dụng mọi cơ hội để học hỏi. Đây là một môi trường mà mỗi cá nhân đều có những ảnh hưởng nhất định đến mục tiêu chung. Bạn chắc chắn sẽ học được rất nhiều điều mới, kể cả những thứ nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. 

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đánh giá được đâu là môi trường làm việc phù hợp với bản thân mình.

Liệu có nên làm việc ở công ty startup hay tập đoàn lớn? – Hãy nhìn nhận lại chính mình và cân nhắc kỹ càng theo lời khuyên bên trên của Glints để đưa ra quyết định cuối cùng.

Dù lựa chọn theo con đường nào đi chăng nữa, đừng quên “giữ cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Luôn làm việc nhiệt huyết, và cố gắng nâng cấp bản thân để tiến xa hơn trong sự nghiệp phía trước, bạn nhé!

Đọc thêm: Các vòng gọi vốn của Startup

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Một bình luận cho “Có Nên Làm Việc Ở Công Ty Startup Hay Không?”

  1. […] Đọc thêm: Có Nên Làm Tại Công Ty Startup? […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X