Ngày đăng: 30/04/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 13/10/2023
Môi trường làm việc là gì? Môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn là như thế nào? Tìm một công việc phù hợp đã khó, tìm một môi trường làm việc lý tưởng lại càng khó hơn. Mỗi một cá tính sẽ phù hợp với những nơi làm việc khác nhau nhưng nếu chỉ dùng cảm tính để nhận định, liệu bạn có kiếm được môi trường phù hợp?
Bằng cách đặt những câu hỏi và tự đi tìm kiếm câu trả thích đáng, bạn sẽ nhanh chóng xác định được môi trường làm việc sắp ứng tuyển có lý tưởng với mình hay không.
Trong bài viết này, Glints sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về môi trường làm việc lý tưởng cũng như cách xác định một môi trường phù hợp với mình.
Môi trường làm việc là các điều kiện, yếu tố xung quanh nơi chúng ta làm việc. Môi trường làm việc bao gồm cả các điều kiện vật chất như trang thiết bị, phòng làm việc, thiết bị, v.v. và các yếu tố vô hình như cách ứng xử, giao tiếp của nhân viên.
Sau đây là những đặc điểm nổi bật của một môi trường làm việc lý tưởng. Bạn có thể tham khảo và sau đó mô tả môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn.
Bạn có biết rằng trong xu hướng nghỉ việc “Great Resignation”, được cho là đạt tỷ lệ cao lịch sử trong năm 2021, một trong những nguyên nhân chính là do người lao động muốn tìm cơ hội mới?
Thực tế thì các công ty luôn muốn mang về cho mình những tài năng và người đi tìm việc cũng không ngoại lệ. Họ sẽ chọn một môi trường làm việc lý tưởng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó việc được học hỏi và phát triển luôn là ưu tiên hàng đầu.
Nếu một công ty có chương trình đào tạo và phát triển bài bản, nhân viên sẽ cảm thấy mình được quan tâm và có nhiều động lực để đóng góp.
Các khoá đào tạo nên bao gồm cả kỹ năng mềm lẫn kỹ năng chuyên môn. Và trên hết, công ty cũng nên tham khảo nguyện vọng của nhân viên đối với những gì họ muốn học.
Một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn nên đáp ứng yếu tố work-life balance. Rất nhiều người nghỉ việc vì không cân bằng được giữa công việc và cuộc sống.
Có những người ky sinh rất nhiều vì công việc để rồi không có lấy một ngày thảnh thơi cho riêng mình. Họ có thể làm việc quá giờ đến khuya, ưu tiên công việc hơn là những nhu cầu cần thiết của cá nhân.
Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ khuyến khích bạn cân bằng hai thái cực này bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, không áp dụng overtime, cho phép nhân viên có ngày nghỉ hàng năm, hoặc quan tâm đến tình trạng của nhân viên khi thấy họ có dấu hiệu “burnout“.
Sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong môi trường làm việc chuyên nghiệp là rất quan trọng.
Điều này được thể hiện ở việc không có sự phân biệt đối xử giữa nhân viên trong công ty và mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến.
Việc các công ty có sự phân tầng trong cấp bậc là dễ hiểu. Nhưng nếu nhân viên bị đối xử bất công và không có quyền phản ánh về những mặt hạn chế của công ty, đó có thể được xem là môi trường làm việc độc hại.
Giao tiếp hiệu quả từ hai phía nhân viên và lãnh đạo là mấu chốt giúp tất cả thành viên của công ty cùng làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.
Điều mà nhân viên muốn không chỉ là được nghe thông báo về kế hoạch, mục tiêu phát triển của công ty từ leader hay sếp. Hơn hết, họ muốn ý kiến và đề xuất của mình được lắng nghe.
Giao tiếp hiệu quả sẽ khiến hai bên thấu hiểu nhau và tránh những hiểu lầm không đáng có. Một môi trường làm việc lý tưởng của bạn nên được xây dựng từ tiêu chí này đầu tiên.
Hãy tưởng tượng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty bị phớt lờ? Đó chắc hẳn không phải là nơi bạn muốn cống hiến phải không nào?
Bằng cách này hay cách khác, công ty có thể khích lệ nhân viên để họ thấy mình được tôn trọng và công nhận. Một khoản tiền thưởng cho hiệu suất công việc vượt trội sẽ là niềm cổ vũ lớn đối với nhân viên.
Đọc thêm: Bonus Là Gì? Có Tất Cả Bao Nhiêu Loại Bonus?
Lương cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người nghỉ việc. Một môi trường làm việc lý tưởng cho bạn trước hết phải trả công xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.
Một môi trường làm việc chuyên nghiệp không thể đưa ra mức lương quá thấp so với lượng công việc phải làm và đóng góp thực tế của nhân viên.
Đọc thêm: Các Yếu Yố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Với Môi Trường Công Việc
Điều đầu tiên cần làm là hãy nhanh chóng tìm hiểu về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty bạn đang ứng tuyển, những thông tin liên quan đến kế hoạch phát triển nếu có.
Môi trường làm việc lý tưởng chắc chắn luôn là một doanh nghiệp đầy tham vọng, liên tục đổi mới, mở rộng và bứt phá trở nên lớn mạnh hơn.
Những công ty trẻ thường sẽ thường xuyên có những sự điều chỉnh, thay đổi trong quá trình làm việc với mong muốn khẳng định không ngừng. Nếu bạn thuộc tuýp người luôn muốn học hỏi, không ngại thử thách và tìm kiếm cơ hội phát triển, hãy thử sức ở những môi trường làm việc này.
Nhưng nếu bạn muốn ổn định, đã có một lượng kinh nghiệm cơ bản, những tập đoàn lớn thường là môi trường làm việc lý tưởng cho bạn hơn. Những công ty này thường đã có những hệ thống, quy trình làm việc được xây dựng chặt chẽ. Bạn sẽ không phải cập nhật hay thay đổi liên tục, điều có thể dẫn đến những sự xáo trộn trong công việc.
Đọc thêm: Có nên chọn công ty Startup hay Doanh Nghiệp Lớn?
Có hai loại cấu trúc chính là phân tầng và phẳng. Một cơ cấu phẳng thường sẽ thấy ở những công ty nhỏ, khi số lượng nhân viên không quá nhiều. Cơ cấu tổ chức này thường có ít hoặc không có cấp quản lý cấp trung giữa nhân viên và giám đốc điều hành.
Vì vậy, việc trao đổi và làm việc với người có trách nhiệm cao hơn chỉ gói gọn trong 1 hoặc 2 lớp. Tuy mang lại sự thoải mái nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thăng tiến.
Những công ty có cơ cấu phân cấp thường là các công ty lớn, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý nguồn nhân lực.
Cơ cấu này sẽ giúp quản lý chặt chẽ năng suất lao động của toàn nhân viên và đưa ra được lộ trình thăng tiến cụ thể. Đa phần những bạn trẻ sau một vài năm kinh nghiệm luôn chọn đây là môi trường làm việc lý tưởng để phát triển bản thân và tìm cơ hội thăng tiến.
Đọc thêm: Cách nhận biết môi trường làm việc Toxic
Sau khi xác định những yếu tố cơ bản về một môi trường làm việc lý tưởng của bản thân, bước kế tiếp là tham gia phỏng vấn và đào sâu thêm những thông tin cần thiết.
Bạn sẽ không thể tìm hiểu được những thông tin về lương thưởng, triển vọng thăng tiến, cơ sở vật chất thực tế của công ty chỉ qua Internet. Cách tốt nhất là dám dấn bước để trao đổi trực tiếp.
Tùy vào kỳ vọng của bạn mà đưa ra mức deal lương hợp lý. Bên cạnh vấn đề lương thưởng, hãy để tâm đến những phúc lợi phi tiền mặt, như chế độ bảo hiểm hay số ngày nghỉ phép.
Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ về những điều như trong bao lâu bạn sẽ được xem xét và đánh giá tăng lương một lần; hay lộ trình thăng tiến như thế nào. Chung quy, động lực của một người làm việc tốt chính là khi họ được khen thưởng và đánh giá cao.
Bằng óc quan sát nhạy bén tại buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn có thể đánh giá nhanh tổng quát về điều kiện cơ sở vật chất nơi bạn có thể bạn sẽ làm việc. Đương nhiên ai cũng sẽ muốn làm việc tại văn phòng khang trang, được đầu tư về nội thất, không gian và các thiết bị hiện đại.
Sự quan tâm của doanh nghiệp đến nhân viên của họ cũng được thể hiện phần nào qua cách trang bị trong văn phòng, như thiết bị hỗ trợ nhu cầu cá nhân của nhân viên mình, các hoạt động vui chơi giải trí giải tỏa stress giữa giờ, hay kể cả đồ ăn vặt nhẹ.
Điều cuối cùng để xác định xem một công ty có phải môi trường làm việc lý tưởng hay không, chính là dựa vào những mong muốn cá nhân của bạn.
Bạn định nghĩa về nơi làm việc trong mơ như thế nào? Hãy để tâm suy nghĩ đến những khía cạnh sau đây và đối chiếu với những công ty mình đang ứng tuyển nhé.
Để đánh giá được một môi trường làm việc lý tưởng không hề đơn giản. Bạn không chỉ cần lắng nghe ý kiến từ những người đã từng làm việc ở đó, mà còn phải dựa vào phân tích và cảm nhận trực tiếp của chính bạn.
Đọc thêm: Văn hóa giao tiếp, ứng xử nơi công sở
Bạn chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo các thông tin trên mạng để tránh có cái nhìn phiến diện và ảnh hưởng bởi ý kiến tiêu cực. Đừng vội vàng đánh giá một doanh nghiệp khi chỉ nghe những lời bóng gió ở bên ngoài nhé!
Để chọn được một môi trường làm việc lý tưởng đổi với bạn, đôi khi phải trực tiếp thử mới biết được. Tuy nhiên, hãy xem xét và đánh giá thật khách quan trước khi quyết định làm việc cho một công ty nào. Chúc bạn tìm được một môi trường phù hợp với bản thân.
Đọc thêm: Chọn môi trường cho phép bạn Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Ghé Glints để tham khảo nhiều cơ hội và môi trường làm việc lý tưởng.
Nguồn tham khảo
Leave a Reply