×

Quy Trình Tuyển Dụng Và Những Điều Cần Nắm Rõ

Ngày đăng: 08/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 18/03/2024

Quy trình tuyển dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm kiếm nhân sự tài năng? Quy trình tuyển dụng bao gồm mấy bước? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tại sao doanh nghiệp cần có một quy trình tuyển dụng rõ ràng?

Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì? Quy trình tuyển dụng có thể hiểu đơn giản là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định, thu hút, đánh giá và tuyển dụng những ứng viên tài năng và phù hợp cho doanh nghiệp. 

Quy trình tuyển dụng tiếng Anh là gì? Theo đó, thuật ngữ này trong tiếng Anh là “Recruitment process”.

Để đưa một doanh nghiệp phát triển, một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là thu hút và tuyển dụng nhân sự tài năng. 

Trong phần này, Glints sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của việc có một quy trình tuyển dụng rõ ràng: 

  • Giúp tối ưu và tiết kiệm thời gian tuyển dụng: Việc xây dựng một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian trong việc tìm kiếm và chọn ra các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Đồng thời, giúp tối ưu chi phí và thương hiệu tuyển dụng trên thị trường lao động. 
  • Gắn kết nhân sự hiệu quả: Kết quả của một quy trình tuyển dụng là thu hút các nhân sự tài năng, và phù hợp với doanh nghiệp. Đây là nền tảng để tạo ra một doanh nghiệp có tính đồng nhất cao và  sức mạnh tập thể lớn. 
  • Tạo sự chủ động trong hoạt động tuyển dụng: Quy trình tuyển dụng rõ ràng giúp cấp quản lý và phòng nhân sự chủ động, và thống nhất với nhau về mặt chiến lược tuyển dụng. 
quy trình tuyển dụng gồm mấy bước
Quy trình tuyển dụng nhân sự gồm mấy bước?

2. Các bước trong quy trình tuyển dụng?

Quy trình tuyển dụng gồm mấy bước? Nhìn chung, chúng ta sẽ có 7 bước sau:

2.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp thường bắt đầu từ việc xác định vị trí trống, nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới của doanh nghiệp. Trong bước này, doanh nghiệp cần làm một số nhiệm vụ như:

  • Xác định khoảng trống của doanh nghiệp, ứng viên tiềm năng cần đáp ứng những điều kiện gì.
  • Xác định khối lượng công việc và hiệu suất có tăng lên khi có thêm nhân người mới hay không.
  • Lập kế hoạch tuyển dụng kỹ càng nhằm đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả. 

2.2. Viết mô tả công việc cho vị trí cần tuyển

Trong bước này, bộ phận tuyển dụng phối hợp với bộ phận liên quan để viết mô tả công việc cụ thể cho vị trí cần tuyển dụng.

Các công việc cần làm cụ thể bao gồm:

  • Xác định nhiệm vụ và trách nhiệm chính của vị trí.
  • Xác định yêu cầu tuyển dụng mà ứng viên tiềm năng cần đáp ứng, bao gồm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
  • Hình thành các tiêu chí đánh giá dựa trên nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu tuyển dụng.

Mô tả công việc cho một vị trí cụ thể cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 

  • Tên vị trí cần tuyển dụng, chức vụ, phòng ban trực thuộc
  • Nhiệm vụ cần thực hiện
  • Yêu cầu công việc
  • Điều kiện làm việc: thời gian, địa điểm làm việc, quyền lợi và chính sách phúc lợi cho nhân viên.
viết mô tả công việc
Mô tả công việc rõ ràng là yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài.

Đọc thêm: Chuyên Viên Tuyển Dụng Là Gì? Học Gì Để Trở Thành Chuyên Viên Tuyển Dụng?

2.3. Liên lạc các ứng viên tài năng 

Công việc tiếp theo sau khi đã có mô tả công việc, các HR sẽ bắt đầu đi tìm kiếm các ứng viên tiềm năng bằng việc đăng tải thông tin trên các nền tảng tuyển dụng hoặc thông qua giới thiệu từ nội bộ hay các đơn vị thứ 3.

2.4. Sàng lọc hồ sơ

Khi ứng viên bắt đầu gửi hồ sơ về, dựa trên các tiêu chí đã thiết lập, HR sẽ tiến hành sàng lọc CV để chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất để bước vào vòng tiếp theo. 

Trong bước này, bạn cần lưu một số vấn đề như:

  • Sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa trên các yêu cầu và tiêu chí đã thiết lập từ ban đầu.
  • Tạo và xây dựng hệ thống hồ sơ lưu trữ để tiếp cận và sắp xếp dữ liệu khoa học, hiệu quả hơn. 
  • Tận dụng công nghệ để tối ưu hiệu quả của quá trình này. 

2.5. Tổ chức phỏng vấn

Sau khi đã có danh sách các ứng viên tiềm năng, ở bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành phỏng vấn nhằm tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên nhằm đánh giá kỹ hơn về mức độ phù hợp của họ với vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp. 

Trong bước này, doanh nghiệp cần thực hiện một số nhiệm vụ như:

  • Chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn, chẳng hạn như không gian phỏng vấn, người phỏng vấn, thời điểm phỏng vấn, bộ câu hỏi phỏng vấn, v.v.
  • Tạo môi trường phỏng vấn phù hợp
  • Lắng nghe tích cực câu trả lời của ứng viên để có những câu hỏi phù hợp nhằm tìm hiểu và khai thác thông tin sâu hơn từ ứng viên
  • Đánh giá toàn diện về thái độ, kỹ năng, và kinh nghiệm của ứng viên
  • Đừng quên gửi lời cảm ơn đến ứng viên khi họ kết thúc buổi phỏng vấn, cũng như cung cấp thời gian phản hồi về kết quả phỏng vấn đến họ. 

2.6. Đánh giá và tuyển dụng 

Trong bước này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và lựa chọn ra ứng viên phù hợp nhất cho vị trí dựa trên những thông tin thu thập được trước đó.

Mặc dù ứng viên đủ điều kiện vượt qua vòng phỏng vấn, nhưng không chắc chắn ứng viên sẽ nhận lời làm việc tại công ty. Bởi vậy, khi gửi thư mời nhận việc, nhà tuyển dụng cần thực hiện một cách chuyên nghiệp và tận tâm nhằm nâng cao khả năng ứng viên tiềm năng chấp nhận thư mời.

2.7. Preboarding và onboarding nhân viên mới

Sau khi ứng viên chấp nhận thư mời nhận việc, nhà tuyển dụng sẽ chuẩn bị preboarding và tiến hành onboarding sau khi nhân viên mới nhận việc. Nhờ đó giúp nhân viên mới mau chóng hòa nhập và bắt kịp với công việc mới nhanh hơn. 

Có thể nói, đây là hai điểm chạm quan trọng giúp gia tăng mức độ hài lòng của nhân viên mới đối với doanh nghiệp, góp phần làm giảm tỷ lệ nghỉ việc sớm của người lao động.

sơ đồ quy trình tuyển dụng
Bước cuối trong sơ đồ quy trình tuyển dụng: preboarding và onboarding.

3. Các nguồn tìm kiếm nhân sự tài năng 

Tìm kiếm ứng viên tài năng qua nguồn nào? Đây chắc hẳn là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều nhà tuyển dụng. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Nhân sự tài năng từ chính nội bộ doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm ứng viên thông qua các nền tảng tuyển dụng chuyên nghiệp như: LinkedIn, Glints, v.v.
  • Đăng tải thông tin trên trang tuyển dụng chính thức của doanh nghiệp.
  • Thông qua sự giới thiệu của nhân viên công ty.
  • Thông qua các nền tảng mạng xã hội.
  • Thông qua các hội chợ nghề nghiệp, hoặc thiết lập mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng nhằm kết nối với các sinh viên tài năng.
  • Tuyển dụng nhân viên cũ.
  •  Tìm kiếm ứng viên thông qua một bên cung cấp dịch vụ nhân sự.

Đọc thêm: Quy Trình Phỏng Vấn Xin Việc Diễn Ra Thế Nào?

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về các bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X