×

Phụ Cấp Khu Vực Là Gì? Cách Tính, Đối Tượng Áp Dụng Cụ Thể

Ngày đăng: 14/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/11/2023

phu-cap-khu-vuc-la-gi

Phụ cấp khu vực được hiểu là một trong những khoản phúc lợi mà người lao động được nhận. Việc tăng lương từ 1/7/2023 kéo theo mức phụ cấp của từng khu vực cũng được tăng theo. Vậy phụ cấp khu vực là gì? Cách tính ra sao? Tất cả những thắc mắc này đã được Glints tổng hợp và gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây. Hãy dành thời gian theo dõi để hiểu rõ hơn về những thắc mắc của mình. 

1. Phụ cấp khu vực là gì? 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT có hiệu lực từ ngày 25/1/2005 có quy định về phụ cấp khu vực cho từng đối tượng cụ thể như sau:

“3. Phụ cấp khu vực:

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.”

Theo đó có thể hiểu, phụ cấp là khoản chi phí bù đắp cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, những người làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, việc đi lại và quá trình sinh hoạt khó khăn. Mục đích của việc chi trả phụ cấp khu vực nhằm giúp người lao động ổn định lao động, đặc biệt là những vùng có địa lí tự nhiên không thuận lợi. 

Đọc thêm: Phụ Cấp Lương Là Gì? Các Loại Phụ Cấp Lương Cho Người Lao Động

2. Hệ số phụ cấp khu vực mới nhất 

Vậy hệ số phụ cấp khu vực mới nhất được quy định như thế nào? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 69/2002/QH15 được Quốc hội ban hành ngày 11/11/2022, kể từ ngày 1/7/2023 tiền lương mức cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 VNĐ lên 1.800.000 VNĐ/tháng. Mức lương hàng tháng tăng kéo theo đó hệ số phụ cấp khu vực cũng tăng theo, cụ thể:

Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, hệ số phụ cấp mới nhất như sau:

Hệ số phụ cấp khu vựcMức tiền phụ cấp khu vực (VNĐ)
Trước ngày 1/7/2023Từ ngày 1/7/2023
0,1149.000180.000
0,2298.000360.000
0,3447.000540.000
0,4596.000720.000
0,5745.000900.000
0,71.043.0001.260.000
1,01.490.0001.800.000

3. Cách tính phụ cấp khu vực 

Cách tính phụ cấp khu vực:

Mức tiền phụ cấp khu vực = hệ số phụ cấp khu vực x mức lương tối thiểu chung (1.800.000 đồng)

Đối với các hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ quân đội hoặc công an mức phụ cấp được tính bằng 0,4 lần so với mức phụ cấp của các đối tượng khác. Cụ thể cách tính phụ cấp khu vực đối với đối tượng này như sau:

Mức tiền phụ cấp = hệ số phụ cấp khu vực x mức lương tối thiểu chung x 0,4

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng phụ cấp khu vực

Đối tượng và phạm vi áp dụng phụ cấp khu vực được quy định tại Mục I Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, như sau:

(1) Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử  việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

(2) Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.

(3)Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

(4) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

(6) Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:

  • Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
  • Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
  • Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

(7) Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.

(8) Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đọc thêm: Bonus Là Gì? Có Tất Cả Bao Nhiêu Loại Bonus?

5. Phụ cấp khu vực có đóng BHXH không? 

Căn cứ tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có quy định từ ngày 1/1/2018 tiền lương và tiền công làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

  • Tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có quy định đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
  • Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có quy định đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động được quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 và các khoản bổ sung theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

6. Phụ cấp khu vực có tính thuế TNCN không? 

Vậy phụ cấp khu vực có tính thuế TNCN không? Mức phụ cấp, trợ cấp có được trừ khi tính thuế TNCN hay không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các thành phần kinh tế, các cơ sở kinh doanh khác việc có được trừ khoản phụ cấp khi tính thuế TNCN hay không sẽ được nhà nước hướng dẫn cụ thể. 

Đối với trường hợp khoản phụ cấp nhận được cao hơn khoản phụ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước thì phần vượt sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

Lời kết 

Bài viết trên của Glints đã chia sẻ đến bạn khái niệm phụ cấp khu vực là gì? Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tính phụ cấp khu vực, đối tượng và phạm vi áp dụng, cùng với một số thông tin khác liên quan đến vấn đề này. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X