×

Top 15 Kiểu Nhân Viên Sếp Ghét – Dù Có Chăm Chỉ Cũng Không Thể Thăng Tiến

Ngày đăng: 13/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/11/2023

Tất cả mọi môi trường làm việc để xuất hiện các cuộc chiến tranh giành lòng yêu mến, ưu ái từ sếp, tuy không ồn ào nhưng rất ác liệt. Do đó, dù là nhân viên mới chập chững vào làm hay đã là nhân viên kỳ cực cũng muốn được xướng tên trong hàng ngũ đó. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong top 15 kiểu nhân viên sếp ghét trong bài viết sau đây thì dù có chăm chỉ thế nào cũng không thể thăng tiến.

1. Nói nhảm

Nhiều nhân viên, mặc dù làm việc rất chăm chỉ và thành tích xuất sắc nhưng đôi khi không thể kiểm soát lời nói của mình. Thường xuyên sử dụng khuyết điểm của người khác làm cơ sở cho luận điểm cá nhân, thậm chí họ cũng không ngần ngại nói xấu về công ty.

Dù có thái độ tích cực trong công việc và thể hiện sự chuyên nghiệp tại công ty cũng không được sếp đánh giá cao khi làm việc. 

2. Lợi dụng của chung để làm việc cá nhân 

Một trong những kiểu nhân viên điển hình trong các doanh nghiệp hiện nay mà quản lý cực kỳ ghé là người khôn lỏi, lợi dụng tài nguyên của công ty để trục lợi cho mục đích cá nhân, bao gồm những thứ nhỏ như một mảnh giấy, cây bút đến những thứ có giá trị lớn hơn như máy tính, xe hơi. 

Ngoài ra, họ còn sử dụng điện thoại công ty để làm việc riêng, hay làm việc khác trong giờ hành chính, v.v. Với những nhân viên như vậy sếp sẽ không tỏ thái độ ra mặt nhưng cũng không bằng lòng. Đây cũng hành vi phơi bài những sai sót trong quá trình quản lý nhân viên trong doanh nghiệp. 

kiểu nhân viên mà sếp ghét
Những người khôn lỏi chắc chắn ít có được tình cảm tốt từ mọi người.

3. Ra vẻ là mình biết tất cả

Ra vẻ là mình biết tất cả là một trong những kiểu nhân viên mà sếp ghét, một số người cứ nghĩ rằng mình giỏi nên thể hiện sự vênh váo, coi thường người khác. Họ cho rằng mình nắm rõ mọi việc trong và ngoài công ty, luôn thích tỏ ra đủ thứ chuyện để thể hiện mình là người toàn năng. 

Đối với những người này, họ coi những nhân viên còn lại trong công ty thường bất tài, vô dụng không bằng mình. Chưa kể nếu đạt được chút thành tích sẽ tự mãn, khỏe khoang và không bao giờ biết tự phê bình. Đây là những hành vi cực kỳ cấm kỵ tại nơi làm việc. 

4. Người nóng tính

Trong một môi trường làm việc xung đột, mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với đồng nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Có một số người vì không kiểm soát được cơn giận của mình còn làm ra hành động “giận cá chém thớt”, trút cơn bực bội của mình lên những người xung quanh.

Vậy nên, việc học cách kiềm chế cơn nóng giận là điều cần thiết khi làm việc trong môi trường công sở, đây cũng là cách giúp bạn không bị sếp ghét, giúp cho hình ảnh của bạn không trở nên tiêu cực trong mắt đồng nghiệp và sếp của mình. 

5. Luôn kiếm cớ để trốn tránh công việc

Một trong những kiểu nhân viên thường gặp trong môi trường công sở là người thích kiếm cớ, nhân viên này thường không tìm nguyên nhân để giải quyết công việc mà luôn tìm lý do để trốn tránh trách nhiệm.

Hoặc khi gặp sai sót trong làm việc, không tự nhận mình sai mà luôn tìm cớ. Đối với những nhân viên không thể chủ động chịu trách nhiệm sẽ không bao giờ có được tương lai hứa hẹn.

6. Thường xuyên gây rối

Trong một doanh nghiệp không thể tránh khỏi tình trạng một số nhân viên luôn có thái đối nổi loạn, gây rối nếu có bất công xảy ra trong công ty. Mặc dù ngoài mặt sếp sẽ không bác bỏ những đề xuất, yêu cầu của anh ta. Tuy nhiên, trong lòng sếp vô cùng chán ghét và tìm cơ hội để đuổi anh ta ra khỏi công ty. 

7. Chỉ nghĩ cho mình

Đoàn kết để cùng nhau hợp tác và phát triển là điều bất cứ một doanh nghiệp nghèo cũng mong muốn nhân viên của mình làm được. Tuy nhiên, một số nhân viên chỉ có suy nghĩ cho mình, ích kỷ, không chấp nhận những ý kiến khác biệt. Đặc biệt, nếu những người này làm trưởng nhóm họ sẽ nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ.

Còn nếu là thành viên trong nhóm họ thường hoạt động độc lập. Những người này thường có suy nghĩ những người không có chung suy nghĩ của mình chính là kẻ thù và chờ cơ hội để trả đũa. Đây cũng là một kiểu nhân viên mà sếp ghét và chắc rằng một khi đã bị ghét thì cho dù bạn có thay đổi như thế nào cũng không thể cứu vãn được tình thế.

8. Người không biết ơn

Không biết ơn là một trong những ví dụ điển hình về những kiểu nhân viên bị sếp ghét trong doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, khi công ty ăn nên làm ra họ có thể được hưởng phúc lợi từ sếp.

Khi công ty rơi vào bế tắc họ lộ rõ bản chất thật của mình và đi nói xấu công ty. Khi công ty thành công trở lại, họ lại đi phàn nàn với người khác rằng sếp không biết tài năng của mình.

9. Luôn kêu ca, phàn nàn

Luôn kêu ca, phàn nàn về công việc, cho dù việc nặng hay nhẹ, đơn giản hay phức tạp, đều cảm thấy sếp bất công với mình. Đây là một trong những tính cách cực kỳ cấm kỵ trong làm việc. Và dĩ nhiên không có ông sếp nào muốn nhân viên của mình trở thành người luôn phàn nàn về những công việc được cấp trên giao phó. 

kiểu nhân viên mà sếp ghét
Kiểu nhân viên mà sếp ghét: người hay phàn nàn.

10. Buôn chuyện khi làm việc

Những nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt thường là những người được sếp chú ý tới. Tuy nhiên, việc bạn giao tiếp tốt không có nghĩa là bạn lan truyền những tin đồn vô căn cứ, sai lệch và bán tán những điều không hay về đồng nghiệp với khác. Đây là điều gây ấn tượng cực kỳ xấu với cấp trên và bạn sẽ khó có được cơ hội cất nhắc thăng chức trong sự nghiệp của mình. 

Đọc thêm: 15 Tật Xấu Nơi Công Sở Tưởng Lạ Mà Quen

11. Không chịu trách nhiệm

Chịu trách nhiệm cho những sai lầm của bản thân là một trong những cách giúp bạn đạt hiệu quả cao khi làm việc nhóm. Việc nhìn nhận sai làm của mình là cách giúp bạn thấy được điểm yếu thông qua lăng kính thực tế.

Nếu cứ tiếp tục đổi lỗi mà không thừa nhận nhận khi dự án không hoàn thành đúng tiến độ hay khi hiệu suất công việc không đạt được mức tiêu chuẩn thì bạn sẽ khó có được niềm tin và sự tín nhiệm từ chính đồng nghiệp của mình, thậm chí ngay cả sếp cũng cho rằng bạn là người thiếu tinh thần, trách nhiệm và khó có thể cân nhắc bạn ở những vị trí cao hơn. 

12. Thiếu năng lực

Thiếu năng lực, làm việc chậm chạp, lề mề và không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ cấp trên giao phó là một trong các kiểu nhân viên sếp ghét. Bởi những nhân viên có tính cách này sẽ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp mà còn vướng chân đồng nghiệp, khiến cho dự án bị trì trệ, làm ảnh hưởng xấu để cả công ty. 

13. EQ thấp

Mặc dù đây không phải là lời kỳ thị đối với những người có EQ thấp. Tuy nhiên, những người này chỉ biết cắm đầu vào công việc mà thiếu sự quan tâm đến phát triển cá nhân và duy trì mối quan hệ. Điều này vô tình khiến họ bị kiệt sức và không đảm bảo được kết quả công việc được giao. 

Ngoài ra, những người có EQ thấp thường ít động não suy nghĩ, không biết tính toán để xem cách làm nào hiệu quả, nhanh gọn. Do đó, năng lực của họ không thể phát triển và mang lại sự đột phá cho doanh nghiệp. Điều này làm cho sếp không có thiện cảm, vì thế mà họ không được trọng dụng. 

14. Luôn có hành động vượt cấp

Việc một nhân viên không chú ý đến vị trí, chức vụ và luôn có hành động vượt cấp chính là hại mình. Trong trường hợp này sếp sẽ trách quản lý và cho rằng họ không biết cách quản lý nhân viên của mình, còn quản lý sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ. Điều này sinh ra suy nghĩ thù ghét, gây khó khăn cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

15. Luôn cứng đầu, bảo thủ

Một nhân viên luôn cứng đầu, bảo thủ, miễn ai nói gì là cứ nhảy cẫng lên không chịu tiếp thu. Cho dù lời nói đó xuất phát từ sếp hay đồng nghiệp họ cũng không quan tâm, cố chấp tin vào chính kiến riêng của ban thân, ai khuyên gì cũng không thể lọt tai. 

Những nhân viên có tính cách này sẽ giống như cái gai trong mắt người khác, đặc biệt là trong các tổ chức tập thể, doanh nghiệp nhà nước kiểu nhân viên này thường rất nhiều. 

các kiểu nhân viên sếp ghét
Người bảo thủ là một trong các kiểu nhân viên sếp ghét nhất.

Lời kết

Trên đây là những kiểu nhân viên sếp ghét mà bạn cần tránh nếu không muốn ảnh hưởng đến sự nghiệp của bản thân. Để có thể trở thành nhân viên xuất sắc, được sếp trọng dụng bạn hãy tự đi trên chính đôi chân của mình, hãy làm việc hết sức, sống thật với chính mình và luôn cố gắng đạt được những kết quả tốt nhất trong việc là cách tốt nhất để bạn có được lòng tin từ cấp trên.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X