×

Phân Biệt Tuổi Tác Trong Công Việc: Khi Tuổi Tác Trở Thành Rào Cản

Ngày đăng: 13/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/11/2023

phan-biet-tuoi-tac-trong-cong-viec

Hầu hết các thông tin tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm và độ tuổi nhất định để tham gia ứng tuyển. Trong đó độ tuổi yêu cầu đã phần nào trở thành rào cản của nhiều ứng viên khi tham gia ứng tuyển. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt tuổi tác trong công việc là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết hôm nay nhé!

1. Nguyên nhân của sự phân biệt tuổi tác trong công việc là gì?

Mặc dù nhiều nhà tuyển dụng hiện nay không cố ý phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng nhưng điều này vẫn hiển nhiên xảy ra. Theo khảo sát của AARP, cứ 3 người lao động nằm trong độ tuổi từ 45 trở lên sẽ có hai người đã chứng kiến hoặc trải qua cảm giác bị phân biệt đối xử trong công việc tại chính nơi mình đang cống hiến. 

Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy sự khác biệt rõ nét về giới tính khi nói vấn đề phân biệt tuổi tác. Theo đó 72% Phụ nữ cho rằng tất cả mọi người sẽ phải đối mặt với sự phân biệt tuổi tác, trong khi đó chỉ có 57% nam giới đồng ý với suy nghĩ này.

Không ít nhà Tuyển dụng cũng có một lo ngại ở căn cứ về việc tuyển dụng những ứng viên có độ tuổi ngoài 50. Theo tiến sĩ Peter Cappelli – một chuyên gia về nhân sự, quản lý công cho rằng tình trạng phân biệt đối xử trong doanh nghiệp xuất phát từ nỗi sợ hãi về sự khác biệt. Đây cũng chính là lý do tại sao vấn nạn phân biệt tuổi tác luôn tồn tại, bởi nó xuất phát từ những định kiến, cụ thể:

  • Những người lao động lớn tuổi chỉ mong muốn nhận được mức lương cao.
  • Người lao động lớn tuổi có rất kỹ kỹ năng vì thế quá trình thực hiện không được tốt. 

Hiện tại, phân biệt tuổi tác được chia làm hai loại phổ biến:

1.1 Phân biệt tuổi tác trực tiếp

Tình trạng phân biệt tuổi tác trực tiếp xảy ra khi một người bị đối xử không công bằng vì lý do tuổi của họ lớn hơn hoặc trẻ hơn so với những người còn lại trong cùng một hoàn cảnh. 

Một ví dụ điển hình: Nhân viên không được thăng chức vì còn quá trẻ so với mặt bằng chung.

1.2 Phân biệt tuổi tác gián tiếp

Tình trạng phân biệt tuổi tác gián tiếp xảy ra khi nhà tuyển dụng đưa ra những yêu cầu nhìn thì có vẻ là công bằng với tất cả, nhưng sâu thẳm bên trong lại gây bất lợi cho một số người vì số tuổi của họ. 

Ví dụ điển hình: Một số vị trí công việc yêu cầu kinh nghiệm lên đến 10 năm thay vì liệt kê ra các kỹ năng cần thiết để có thể đủ điều kiện ứng tuyển vào công việc đó. Trường hợp này có thể dễ dàng nhận thấy nhà tuyển dụng không không nên giữ người trẻ tuổi nộp CV. Đây cũng là một ví dụ điển hình về việc phân biệt đối xử gián tiếp trong công việc. 

phan-biet-tuoi-tac
Phân biệt tuổi tác trong công việc

Đọc thêm: Trường Hợp Phân Biệt Vùng Miền Trong Tuyển Dụng Bị Xử Lý Như Thế Nào?

2. Phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng

Dựa trên một nghiên cứu toàn cầu cho thấy, kể từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021 có đến 63% người thất nghiệp nằm trong độ tuổi 45 trở lên trong hơn một năm không có làm việc, Đi với các nhóm tuổi khác con số này lần lượt là:

  • Từ 35 – 44 tuổi: chiếm 52%
  • Từ 18 – 34 tuổi: chiếm 36%

Ngoài ra, Generation cũng cho biết tình trạng phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng đã kéo dài kể từ năm 2015 cho đến nay, những người nằm trong độ tuổi 45 trở lên chiếm từ 40% đến 70% trong tổng số người thất nghiệp dài hạn. Điều này cho thấy sự phân biệt tuổi tác dù có ý thức hay vô thức cũng đã gây ra những cản trở nghiêm trọng trong quá trình tuyển dụng.

Đặc biệt trong giai đoạn thiếu hụt nhân tài đây sẽ là điểm bất lợi, khiến cho các công ty khó có thể tìm được những nhân viên mới có kinh nghiệm dày dặn, phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng. 

Có khá nhiều lý do để nhà tuyển dụng quan ngại về việc tuyển những người lao động từ 45 tới trở lên, bởi họ cho rằng ứng viên nằm trong độ tuổi này sẽ không theo kịp được sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là việc gặp khó khăn trong quá trình học kỹ năng mới và làm việc chung với các đồng nghiệp trẻ tuổi do sự khác biệt về thế hệ. 

Tuy nhiên, Khi được tuyển dụng những người lớn tuổi lại là nhân viên được đánh giá tốt do có năng suất làm việc cao, thời gian của họ gắn với công ty cũng lâu hơn. Vậy nên, điều quan trọng là các nhà tuyển dụng có sẵn sàng gạt bỏ yếu tố tuổi tác để trao cơ hội cho những người lớn tuổi hay không.

3. Phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc

Sau đây là 8 dấu hiệu điển hình thể hiện rõ tình trạng phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc mà bạn nên nắm để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

3.1 Chỉ tuyển dụng nhân viên trẻ tuổi

Mặc dù tình trạng phân biệt tuổi tác nơi làm việc không được thể hiện rõ ràng, tuy nhiên bạn có thể nhận thấy thông qua mô tả công việc mà họ đưa ra. Có thể nói phân biệt tuổi tác đặc biệt phổ biến ở một số ngành đặc thù, chẳng hạn như công nghệ.

Theo một báo cáo mới nhất của EEOC ngành công nghệ thông tin có tỷ lệ phần trăm phân biệt tuổi tác cao nhất, với 70% nhân viên đã trực tiếp chứng kiến hoặc trải nghiệm tình trạng này. Ngoài ra, 40% nhân viên lớn tuổi thuộc ngành công nghệ thông tin xem tuổi tác như một gánh nặng trong sự nghiệp phát triển của bản thân. 

Theo báo cáo của Smart Insights dưới đây là độ tuổi trung bình của một số công ty công nghệ nổi tiếng.

Công tyTuổi trung bình
Facebook28
LinkedIn29
Salesforce29
Google30
Apple31
Amazon31
Ebay32
Microsoft33
Dell36
IBM38
HP39

3.2 Cơ hội thăng tiến bị bó hẹp

Một trong những tình trạng thường gặp là ứng viên bị từ chối thăng tiến trong doanh nghiệp do nạn phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc. Điều này thể hiện rõ những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm và năng lực thường bị đánh giá kém quan trọng hơn so với những đồng nghiệp trẻ tuổi vì một số lý do vô lý như: không bắt kịp xu thế, không nắm rõ các kỹ năng, nghỉ hưu sớm, v.v.

Ngược lại, cũng không ít trường hợp nhân viên bị từ chối thăng tiến do ít tuổi. Lý do là vì tính cách còn bồng bột khó làm nên chuyện lớn, không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, đồng nghiệp không nể vì còn quá trẻ, v.v.

3.3 Không được giao những nhiệm vụ thử thách

Một trong những cách các doanh nghiệp hiện nay sử dụng để buộc nhân viên lớn tuổi phải nghỉ việc là loại bỏ họ ra những công việc, dự án quan trọng. Đây là hành động thiếu tinh tế, thể hiện rõ sự bất bình đẳng tuổi tác nơi làm việc, khiến cho người lao động thất vọng và mất tinh thần vì cảm thấy họ không còn giá trị đối với doanh nghiệp. 

3.4 Bị cô lập

Đây là tình trạng thường bắt đầu từ những lời nói, lời nhận xét, khi bạn vô tình mắc phải lỗi trong công việc. Đây cũng là cái cớ để quản lý dễ dàng loại bỏ bỏ bạn ra khỏi các cuộc họp, không giao công việc mới hoặc thay đổi chỗ ngồi của bạn để hạn chế sự tương tác và đóng góp của bạn với tư cách là một thành viên của nhóm. Một số người còn bày tỏ thái độ về việc yêu cầu bạn làm việc tại nhà hoặc điều bạn đến một chi nhánh khác.

Đọc thêm: Bắt Nạt Công Sở: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp

3.5 Khuyến khích hoặc buộc nghỉ hưu

Một số doanh nghiệp còn đưa ra chính sách nghỉ hưu sớm với nhiều đặc quyền hấp dẫn, khiến nhân viên lớn tuổi khó có thể từ chối nhằm ngầm đuổi việc họ, đây có thể là cách làm khôn khéo giúp doanh nghiệp không bị mang tiếng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn từ chối, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị sai thải.

3.6 Sa thải

Đưa ra nhiều nguyên nhân sai thải để buộc những người lớn tuổi trong doanh nghiệp phải nghỉ việc như: cắt giảm nhân sự do doanh nghiệp gặp khó khăn. Nếu danh sách chỉ toàn những nhân viên lớn tuổi thì có thể hiểu đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sự định kiến về tuổi tác tại nơi làm việc. 

3.7 Loại bỏ chức danh

Đây được cho là một thực tế cực kỳ phổ biến trong doanh nghiệp khi quản lý muốn loại bỏ một người nào đó trong tổ chức. Mục đích là để tuyển dụng nhân viên trẻ tuổi làm các công việc như bạn đã từng làm nhưng với một chức danh khác. 

3.8 Bị xử phạt không công bằng

Tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều được đối xử công bằng, đây chính là đặc quyền. Nếu bạn nhận được lời chỉ trích hoặc hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn so với các đồng nghiệp khác vì một vấn đề hoặc sai phạm tương tự thì có thể là một dấu hiệu cho thấy sự phân biệt tuổi tác trong công việc

Lời kết

Có thể nói rằng phân biệt tuổi tác trong công việc rất khó để thay đổi trong một sớm một chiều. Thậm chí bạn sẽ không thể tránh khỏi thực trạng này nếu bạn còn quá trẻ hoặc khi lớn tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể chọn được những công việc khác miễn sao bạn cảm thấy nó phù hợp với mình, giúp mình được học hỏi, trau dồi thêm kiến  thức, kỹ năng cho bản thân chứ không nhất thiết phải bỏ hẹp trong một khuôn mẫu nhất định của một doanh nghiệp cụ thể. 

Bài viết trên của Glints đã chia sẻ đến bạn những thông tin mới nhất về phân biệt tuổi tác trong công việc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X