×

Hành Vi Phân Biệt Đối Xử Trong Lao Động Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Ngày đăng: 14/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 14/11/2023

Phân biệt đối xử lao động là gì? Hành vi phân biệt đối xử trong lao động bị xử phạt như thế nào? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Phân biệt đối xử lao động là gì?

Phân biệt đối xử là gì? Đây là hành vi đối xử không công bằng với một cá nhân hoặc nhóm người dựa trên các đặc điểm của họ, chẳng hạn như giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, v.v. Hành vi phân biệt đối xử có thể xuất hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống như giáo dục, lao động, y tế, v.v.

Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 giải thích về hành vi phân biệt đối xử lao động như sau: 

Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Căn cứ vào Điều 8 Bộ Luật Lao động 2019 cho biết hành vi phân biệt đối xử trong lao động là một hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Đọc thêm: Lương Tháng 13 Là Gì? Quy Định Và Cách Tính Lương Tháng 13

2. Dấu hiệu của hành vi phân biệt đối xử lao động

Những hành vi phân biệt đối xử nơi làm việc có thể như:

  • Phân biệt và loại trừ
  • Thiên vị, ưu tiên dựa trên màu da, chủng tộc, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng thai sản, tôn giáo tín ngưỡng, khuyết tật, trách nhiệm gia đình.
  • Trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV
  • Vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm
phân biệt đối xử luật lao động
Các dấu hiệu phân biệt đối xử trong lao động.

3. Hành vi phân biệt đối xử trong lao động bị xử phạt như thế nào?

Như Glints đã chia sẻ trong phần trên, hành vi phân biệt đối xử trong lao động bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Do đó, người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng khi có hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 của nghị định này. 

4. Giải pháp hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong lao động

4.1. Triển khai các giải pháp cụ thể trong quy trình tuyển dụng

Vấn đề phân biệt đối xử trong tuyển dụng ở Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nguyên tắc không phân biệt đối xử cần được tôn trọng trong suốt quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động và cơ hội công bằng cho người lao động. 

Khoản 2 Điều 135 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, “Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà”.  Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20/12/2011 có một số quy định cụ thể về việc không được sử dụng lao động là nữ giới nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của lao động nữ. Qua đây có thể thấy, các quy định này của pháp luật làm cho người sử dụng lao động mất đi nhiều cơ hội tuyển dụng. Trong khi đó, đời sống của nhân dân nói chung và người lao động nữ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn buộc họ phải làm những công việc mà pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động tuyển dụng. 

Trong trường hợp này, pháp luật đã tạo ra sự phân biệt đối xử trong việc được tuyển dụng, và ngành nghề đó của lao động nữ, buộc họ phải làm công việc này một cách bất hợp pháp. 

phân biệt đối xử tại nơi làm việc
Cách giảm thiểu phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

4.2. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của nhà nước 

Để pháp luật thực sự đi vào đời sống, nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ tích cực:

  • Thống kê và điều tra toàn diện về vấn đề phân biệt đối xử trong phạm vi trên cả nước
  • Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

4.3. Nâng cao ý thức của cộng đồng

Qua các biện pháp bồi dưỡng và nâng cao ý thức pháp luật, người lao động có thể ý thức được quyền lợi của mình và tự bảo vệ mình trước các hành vi phân biệt đối xử. Việc người dân hiểu các quy định trong vấn đề phân biệt đối xử có thể giúp họ nhìn nhận và xác định hiệu quả các hành vi phân biệt đối xử, góp công sức trong việc đẩy lùi, và xóa bỏ những hành vi xấu này ra khỏi xã hội.

Đọc thêm: 11 Quyền Lợi Chỉ Có Ở Lao Động Nữ: Bạn Đã Biết Chưa?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Phân biệt đối xử lao động” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn tự biết cách bảo vệ mình trước những hành vi phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X