×

C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Công Ty?

Ngày đăng: 06/05/2022 | 1 phản hồi

Ngày cập nhật: 19/05/2023

c-level là gì

Bạn có thể đã rất quen thuộc với các chức vụ như CEO, CTO, CFO, CMO, v.v. Đây đều là các vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo của một doanh nghiệp và còn có một tên gọi chung là c-level. Tuy nhiên, nghe thì rất quen thuộc nhưng có thể rất nhiều người sẽ cảm thấy mơ hồ về công việc cụ thể của những nhân sự cấp cao này. Vậy cụ thể c-level là gì? Tại sao lại có tên gọi c-level?

Cùng Glints giải đáp trong bài viết này nhé. 

C-level là gì? 

C-level còn có tên gọi khác là C-Suite. Trong đó, chữ C xuất phát từ ký tự C trong chữ “Chief” của các chức danh, vị trí trong ban lãnh đạo, các quản lý cấp cao của công ty. Mỗi chức danh đều bắt đầu với chữ Chief. Ví dụ như CEO viết đầy đủ là Chief Executive Officer.

Đọc thêm: Board of director là gì?

Nhân sự cấp c-level có vai trò như thế nào?

Nhân sự cấp c-level trong mỗi công ty đều có vai trò quan trọng, quyền lực và có tầm ảnh hưởng nhất trong công ty. Họ là người đưa ra các quyết định quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến công ty. Người nắm giữ những vị trí này đòi hỏi phải có năng lực xuất sắc, khả năng lãnh đạo, tư duy chiến lược, và tầm nhìn sâu rộng. 

c-level là gì
Vai trò của nhân sự cấp c-level

Để nắm giữ được chức vụ quan trọng trong cấp c-level, bạn phải có kinh nghiệm lâu năm trong công ty hoặc lĩnh vực mà công ty hoạt động. Do đó, những vị trí này cũng được trả lương cao hơn rất nhiều so với những công việc bình thường khác. 

Vậy cụ thể c-level gồm những ai? Vai trò của họ là gì?

Tìm hiểu kỹ hơn về các chức vụ c-level phổ biến trong nội dung tiếp sau đây. 

Các vị trí phổ biến trong cấp C-level và vai trò cụ thể 

Bạn đã hiểu c-level là gì cũng như vai trò của nhân sự cấp cao. Vậy cụ thể có những vị trí nào trong cấp c-level?

1. CEO

CEO hay Chief Executive Officer (giám đốc điều hành) là người có trách nhiệm đối với sự thành bại của một công ty, tổ chức. Đó là người có thể bao quát được toàn bộ quy trình vận hành của công ty dưới góc nhìn cao nhất. 

Nhiệm vụ của CEO là gì trong công ty? CEO là người đưa ra những kế hoạch, chính sách, và chiến lược, hướng đi trong tương lai cho công ty. Có thể nói CEO là người đứng đầu các nhân sự khác trong c level. 

2. COO

COO được viết đầy đủ là Chief Operating Officer (giám đốc vận hành). Nhìn chung, COO là vị trí quan trọng sau CEO và ở cùng trong ban giams đốc với CEO. 

COO có thể nói là cánh tay phải của CEO. Họ thay mặt CEO giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty, tạo ra các chính sách và chiến lược chi phối sự vận hành của công ty. 

COO cũng có thể điều hành hoạt động liên quan đến nhân sự. 

3. CFO

CFO là viết tắt của Chief Financial Officer (giám đốc tài chính). Đúng như tên gọi, CFO chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp. 

vai trò của nhân sự c-level
CFO (giám đốc tài chính)

Các hoạt động đó bao gồm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, quản lý dòng tiền, và giám sát sự minh bạch và báo cáo tài chính. 

4. CIO/CTO

CIO là Chief Information Officer và CTO là Chief Technology Officer. Trước đây, hai khái niệm này được dùng thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, giờ đây, vai trò của mỗi chức vụ có thể được tách biệt. 

Chức năng của vị trí CTO là gì? CTO chủ yếu giám sát các hoạt động về hệ thống thông tin, kỹ thuật liên quan đến vận hành và kinh doanh của công ty. Trong khi đó CIO là người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, họ đảm bảo các sáng kiến công nghệ phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 

5. CMO

CMO viết đầy đủ là Chief Marketing Officer (giám đốc tiếp thị/marketing). CMO có vai trò giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động marketing của công ty. 

CMO là người lên chiến lược marketing bao gồm các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nhận diện thương hiệu, v.v. CMO cũng chính là đại diện đưa tiếng nói của khách hàng đến với doanh nghiệp. Tuỳ vào từng lĩnh vực và công ty, công việc của họ có thể mở rộng hơn. 

Đọc thêm: CHRO là gì?

Kỹ năng và thói quen của nhân sự C-level 

Nhân sự cấp c-level nói chung đều là những nhà lãnh đạo (leaders). Những phẩm chất và kỹ năng nổi bật của họ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là kỹ năng lãnh đạo, quản lý, và giao tiếp. 

Điểm qua một số kỹ năng cần có của nhân sự c level: 

  • Có tư duy chiến lược, đóng góp quan trọng trong việc quyết định tầm nhìn cho công ty
  • Có kiến thức chuyên sâu và am hiểu về lĩnh vực thuộc quyền giám sát
  • Xây dựng, vun đúc đội nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả 
  • Có khả năng thuyết phục, truyền cảm hứng và ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp, nhân viên
  • Kỹ năng lãnh đạo, định hướng các phòng ban hoạt động và cái tiến 
  • Có thể giao tiếp hiệu quả với tất cả các cấp bậc nhân viên trong các bối cảnh khác nhau
  • Khả năng đánh giá các chỉ số về hiệu quả công việc một cách khách quan và toàn diện

Đọc thêm: General management là gì?

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về c-level hay nhân sự thuộc ban điều hành cấp cao. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài này bạn đã hiểu rõ c-level là gì cũng như có cái nhìn cụ thể hơn về công việc mà cấp trên của mình đang làm. 

Đừng quên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều nội dung hữu ích nữa nhé.

Nguồn tham khảo

C-level (C-Suite)

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Một bình luận cho “C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Công Ty?”

  1. […] Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành. CEO là nhân sự cao nhất thuộc cấp C-level trong một tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc điều hành có trách nhiệm trong sự […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X