×

Nhân Viên Pha Chế Là Gì? Vị Trí Barista Vs Bartender Khác Nhau Thế Nào?

Ngày đăng: 05/05/2022 | No Comments

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Nghề pha chế rất đa dạng và cần nhiều kỹ năng chuyên nghiệp hơn nhiều người tưởng. Hơn nữa, cũng có nhiều sự thật thú vị về vị trí nhân viên pha chế mà không phải ai cũng biết.

Nhân viên pha chế là gì và ngành pha chế đồ uống có gì hấp dẫn? Cùng Glints tìm hiểu về nghề pha chế nhé!

Nhân viên pha chế là gì?

Nhân viên pha chế là một trong những chức vụ của ngành pha chế. Họ có nhiệm vụ chính là tiếp nhận yêu cầu (order) và pha chế đồ uống cho khách tại các cơ sở phục vụ như quán bar, pub, quán cà phê… Họ có thể làm theo định lượng của nhà hàng hoặc theo yêu cầu của khách.

Nghề pha chế được chia ra làm hai nghiệp vụ khác nhau: Barista (người pha chế cà phê) và Bartender (người pha chế đồ có cồn). Tại các cơ sở ăn uống nhỏ, hai vai trò này thường không được phân biệt rõ ràng.

1. Bartender là gì?

Bartender là người pha chế đồ uống có cồn, chẳng hạn như mocktail, cocktail. Các nhân viên pha chế này được đào tạo chuyên môn để lựa chọn, phân loại. bảo quản nguyên liệu, cũng như học các công thức pha chế đa dạng.

Ngoài kỹ năng chế đồ uống từ yêu cầu theo công thức và yêu cầu của khách hàng, bartender còn cần am hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp khéo léo.

nhân viên pha chế đồ uống
©Freepik

2. Barista là gì?

Người pha chế cà phê gọi là gì? Họ chính là các Barista. Khác với bartender, họ có trách nhiệm chuẩn bị, pha chế, và phục vụ các loại cà phê cho thực khách.

Một barista không chỉ học cách pha cà phê thông thường mà còn phải học nghệ thuật trang trí và tạo hình bắt mắt cho nhiều loại của thức uống mang caffein này, chẳng hạn: Cappucino, Latte, Macchiato, Espresso…

người pha chế cafe

Phân biệt Bartender vs Barista

Trong các chức vụ trong bar, barista và bartender là hai định nghĩa hay bị nhầm lẫn nhất. Glints sẽ giúp bạn phân biệt hai chức vụ này nhé.

So sánhBartenderBarista
Nguồn gốcXuất thân tiếng Anh Xuất thân tiếng Ý
Loại đồ uốngĐồ uống có cồnĐồ uống từ cà phê, đồ uống không cồn
Các sản phẩm đặc trưngGin & Tonic, Cocktail Bloody Marry, Old Fashioned, Cocktail Mojito, Cocktail Pina Colada, Negroni, Cocktail Daiquiri,…Latte, Cappuccino Americano, Espresso Macchiato, Caramel Macchiato, Cold brew coffee,…
Kỹ thuật, nghệ thuậtKỹ năng pha chế, nghệ thuật pha chế (Flair Bartending), kỹ thuật biểu diễn (quăng chai, đốt rượu…).Quy trình tuyển chọn, rang xay cà phê, nghệ thuật tạo hình trên ly cà phê (Latte Art…)
Giao tiếp với khách hàngKể chuyện về nguồn gốc, lịch sử câu chuyện thức uống, người lắng nghe, thấu hiểu tâm sự của khách hàng.Sẵn sàng nói chuyện với khách về thức uống cà phê họ đang thưởng thức.

Trên đây là những đặc điểm giúp các bạn muốn học nghề pha chế có thể phân biệt giữa người pha chế cà phê và người pha chế đồ uống có cồn. Vậy những yêu cầu công việc nhất định cho một nhân viên pha chế là gì?

Yêu cầu công việc cho nhân viên pha chế

Để thành công với nghề pha chế, bạn cần có chứng chỉ pha chế, bằng cấp về ẩm thực, đồ uống.

Một nhân viên pha chế có thể lựa chọn loại đồ uống khác nhau mà họ muốn đào sâu chuyên môn. Tuy nhiên, nghề pha chế đồ uống sẽ yêu cầu một số kỹ năng chung.

1. Kiến thức về các loại thức uống

Để thành công trong ngành pha chế, bạn sẽ cần chứng chỉ pha chế hoặc bằng cấp về đồ uống và ẩm thực.

Một nhân viên pha chế cần biết ghi nhớ và phân biệt các loại đồ uống. Người pha chế cà phê sẽ phải biết sự khác biệt giữa Americano và cà phê đen Việt Nam, giữa hạt Robusta và Arabia…

Mặt khác, người chuyên pha chế đồ uống có cồn sẽ phải biết mùi vị và cách pha chế các loại rượu từ gốc Rum, Whiskey, Gin… cũng như phân biệt các loại shot, cocktail, mocktail…

Có vậy, họ mới có thể chọn ra loại đồ uống hợp khẩu vị với khách, cũng như pha chế như những gì khách yêu cầu.

kỹ năng nhân viên pha chế

2. Thích giao tiếp, thân thiện

Barista thường ít phải giao tiếp với khách hơn bartender. Tuy vậy, kỹ năng giao tiếp luôn cần thiết đối với mọi chức vụ trong nghề pha chế.

Nếu bạn muốn học nghề pha chế, bạn cần biết phép lịch sự tối thiểu để có thể lắng nghe yêu cầu và trò chuyện với khách.

Một nhân viên pha chế với kỹ năng dịch vụ khách hàng tốt sẽ biết cách giải quyết các yêu cầu khó nhằn, cũng như giữ thái độ lịch sự, thân thiện với nhiều kiểu khách hàng khác nhau.

Làm việc với tiêu chí “khách hàng là thượng đế” sẽ tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng, tăng độ tin cậy cho nhà hàng, quán bar/pub và còn giúp bạn nhận tiền tips (tiền boa).

3. Có tiếng Anh giao tiếp cơ bản

Khả năng ngoại ngữ rất cần thiết trong gần như mọi ngành nghề. Ngành pha chế đồ uống cũng không ngoại lệ.

Tính chất công việc của nhân viên pha chế là tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt ở các quán bar và pub, bạn sẽ có thể gặp nhiều người nước ngoài. Có khả năng tiếng Anh ổn định sẽ giúp bạn nói chuyện với khách, và giúp mở rộng phạm vi, danh tiếng của quán qua các trang review như Tripadvisor…

bartender barista cần biết ngoại ngữ

Đọc thêm: Ứng Dụng Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Từng Kỹ Năng Có Thể Bạn Chưa Biết

4. Kỹ năng quản lý

Ngoài biết cách pha chế và giao tiếp với khách, sở hữu khả năng quản lý cũng là một điểm mạnh nếu bạn đang thắc mắc yêu cầu của nhân viên pha chế là gì.

Khu vực làm việc của nhân viên pha chế sẽ bao gồm nhiều loại đồ uống và dụng cụ pha chế. Giữ gìn sạch sẽ và quản lý tốt khu vực hoạt động là yếu tố tất yếu để giữ uy tín cho nhà hàng cũng như giúp công việc của bạn trơn tru, hiệu quả hơn.

5. Kỹ năng đa nhiệm, làm việc nhóm

Công việc của nhân viên pha chế đồ uống đôi lúc khá “nặng đô”, đơn cử như những thời điểm đông khách hoặc thiếu nhân lực. Bạn không chỉ chế biến thức uống mà có thể còn chịu trách nhiệm trả lời điện thoại đặt chỗ, quản lý quầy thanh toán, lên đơn, thực hiện đơn…

Đây là lúc bạn cần đến kỹ năng làm việc nhóm và nhanh nhẹn đảm nhiệm nhiều việc cùng lúc. Công việc sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn biết cách phối hợp với các đồng nghiệp pha chế hoặc thu ngân.

Các chức vụ trong bar và lộ trình thăng tiến

Nếu bạn có đam mê nhất định với ngành pha chế, bạn hoàn toàn có thể tiến xa hơn qua thời gian cùng với những kinh nghiệm nhất định. Sau đây là các chức vụ trong bar và lộ trình thăng tiến trong ngành pha chế:

1. Phụ bar (Barboy, Barback)

Đây là chức vụ khởi đầu của nghề pha chế. Bạn sẽ có nhiệm vụ trợ giúp nhân viên pha chế đồ uống chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu, và thu dọn vệ sinh quầy bar.

Với mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng, bạn sẽ có cơ hội làm quen và tích luỹ hiểu biết cho công việc từ các tiền bối.

2. Nhân viên pha chế (Barista/ Bartender)

Vị trí tiếp theo bạn có thể đảm nhiệm chính là nhân viên pha chế (Barista hoặc Bartender). Bạn sẽ có nhiệm vụ pha đồ uống theo order của khách và định lượng của quán, và sáng tạo đồ uống nếu có thể.

Ngoài phối hợp với các bên liên quan để lên thực đơn, bạn cũng sẽ cần báo cáo công việc cho trưởng bộ phận.

Mức thu nhập của nhân viên pha chế rơi vào khoảng 6-10 triệu đồng/ tháng, chưa kể tiền boa.

3. Bar trưởng (Shift Leader/ Head Bartender, Head Barista)

Vị trí cao hơn ngay sau nhân viên pha chế là gì? Sau tầm 2 đến 4 năm kinh nghiệm, bạn có thể vươn lên vị trí Bar trưởng.

Nhiệm vụ chính của bạn sẽ không còn là pha chế mà là giám sát, quản lý công việc của nhân viên, lên lịch làm việc và đào tạo nhân viên, quản lý dịch vụ và hàng hoá.  Thu nhập cho vị trí này là 8-10 triệu đồng/tháng.

bar trưởng
Lộ trình thăng tiến của ngành pha chế khá rõ ràng.

4. Giám sát pha chế (Beverage Supervisor)

Chịu trách nhiệm giám sát bộ phận bar, giám quy trình làm việc, quy trình pha chế của nhân viên. Kiểm tra chất lượng đồ uống. Lên lịch làm việc cho nhân viên. Đề xuất tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Báo cáo cho quản lý pha chế. Mức thu nhập vị trí giám sát giao động từ 8-15triệu/tháng.

5. Quản lý pha chế (Beverage Manager)

Tiếp theo đó, bạn có thể lên làm Quản lý pha chế. Nhiệm vụ của chức danh này là tổ chức quản lý, nhân sự, công việc trong khu vực phụ trách riêng, chẳng hạn Lounge, Bar, tầng…

Bạn cũng sẽ cần kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi nhuận của quầy bar; báo cáo cho F&B Manager…

Mức lương của Quản lý pha chế nằm trong khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.

6. Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager)

Ở vị trí F&B Manager, thu nhập của bạn sẽ là ít nhất 20 triệu đồng/tháng. Để có mức thu nhập hấp dẫn này, bạn sẽ cần đảm nhiệm nhiều trọng trách.

Quản lý bộ phận ẩm thực sẽ quản lý tài chính, phối hợp với bếp trưởng để điều hành hoạt động, tuyển dụng, đào tạo nhân viên ẩm thực.

7. Giám đốc bộ phận ẩm thực (Director of F&B)

Cuối cùng, chức vụ cao nhất trong chuỗi ngành pha chế là Giám đốc bộ phận ẩm thực. Mức thu nhập có thể gấp 2-3 lần vị trí Manager: ít nhất 20-50 triệu đồng/tháng.

Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ cần quán xuyến từ việc vận hành, tài chính, marketing phối hợp bán hàng…

Với đủ đam mê, kinh nghiệm, và tài năng, bạn sẽ có thể lên làm Giám đốc điều hành…

Kết: “Nhân viên pha chế là gì”

Nhân viên pha chế thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất lại rất thú vị và yêu cầu nhiều kỹ năng phức tạp. Nếu bạn có đam mê với pha chế và thích giao tiếp, bạn có thể sẽ hợp với ngành nghề này.

Tương tự với tất cả các nghề khác, bạn sẽ thành công ở bất cứ vị trí nào với đủ đam mê, tài năng, và một chút may mắn.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 17

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X