×

Mô Hình Grow Là Gì? Áp Dụng Mô Hình GROW Trong Huấn Luyện Sao Cho Hiệu Quả

Ngày đăng: 16/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/01/2024

Mô Hình Grow Là Gì? Áp Dụng Mô Hình GROW Trong Huấn Luyện Sao Cho Hiệu Quả

Một trong những vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp là đào tạo và huấn luyện nhân viên làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò lãnh đạo bạn sẽ giúp cho nhân viên được học hỏi và cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc, giúp nhân viên đưa ra quyết định tốt nhất trong con đường sự nghiệp của bản thân.

Và để làm được điều đó thì mô hình Grow chính là phương pháp hữu hiệu nhất để xây dựng các buổi huấn luyện, đào tạo giữa nhân viên và lãnh đạo. 

Mô hình GROW là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản GROW như một bản kế hoạch cho một chuyến đi xa, dựa trên lộ trình có sẵn, bạn sẽ giúp các thành viên trong nhóm của mình đưa ra quyết định địa điểm mà họ muốn đến (Goal – Mục tiêu) và xác định vị trí hiện tại của họ (Reality – Thực tại).

Thông qua đó, bạn sẽ đưa ra những lựa chọn, cân nhắc cho chuyến đi của mình (Options – Giải pháp). Cuối cùng, bạn cần đảm bảo rằng tất cả thành viên trong nhóm của bạn đã sẵn sàng thực hiện chuyến đi, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại có thể gặp trên đường (Will – Ý chí) đó chính là mô hình GROW. 

grow-model
Mô hình Grow là phương pháp xây dựng các buổi đào tạo hiệu quả

Đọc thêm: 5M Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình 5M Trong Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp

Áp dụng mô hình GROW trong huấn luyện

Goals: Xác định mục tiêu

Điều đầu tiên trong mô hình GROW mà bạn và các thành viên trong nhóm cần xem xét đó là hành vi muôn muốn thay đổi, sau đó là cấu trúc sự thay đổi này chính mục tiêu cần đạt được trong quá trình huấn luyện. 

Các mục tiêu này còn đóng vai trò truyền cảm hứng, tích cực và thử thách để mọi người cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đưa ra. Và hãy đảm bảo rằng mục tiêu đặt ra phải tuân thủ các tiêu chí SMART bao gồm: Specific, Measurable, Accurate, Realistic và Timely.

Đừng quên trả lời các câu hỏi: 

  • Bạn muốn gì? Mục tiêu của bạn cho cuộc thảo luận / phiên họp này là gì?
  • Bạn muốn nó như thế nào?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi đạt được điều này?
  • Bạn sẽ nói gì với chính mình?
  • Điều đó sẽ cho phép bạn làm gì?
  • Người khác sẽ nói gì với bạn?
  • Hãy tưởng tượng 3 tháng kể từ bây giờ, mọi trở ngại đều được xóa bỏ và bạn đã đạt được điều này:
    • Bạn thấy/nghe/cảm thấy gì?
    • Có những yếu tố mới nào?
    • Có gì khác biệt?

Reality: Xác định thực trạng hiện tại

Ở giai đoạn này, người lãnh đạo sẽ cố gắng khai thác các vấn đề ở hiện tại. Thông qua đó để đánh giá nhân viên của mình và hiểu rõ tình hiện hiện tại cũng như những trở ngại mà nhân viên đang phải đối mặt. Nhờ việc xác định thực trạng hiện tại, người quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự của mình. 

Ví dụ một số câu hỏi nên đặt ra ở giai đoạn này:

  • Điều gì đang xảy ra vào lúc này?
  • Điều này quan trọng với bạn như thế nào?
  • Trên thang điểm từ 1–10, nếu một tình huống lý tưởng là 10, thì hiện tại bạn là số mấy?
  • Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề này?
  • Điều này có tác động gì đến bạn?
  • Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn?
  • Bạn làm gì để giúp mình đạt được mục tiêu?
  • Các việc bạn làm có gây cản trở mục tiêu của bạn không?
Mô hình Grow được rất nhiều nàh lãnh đạo áp dụng
Mô hình Grow được rất nhiều nhà lãnh đạo áp dụng

Options: Tìm hiểu các lựa chọn giải pháp 

Sau khi đã xác định được thực trạng hiện tại, các vấn đề cần được thảo luận để loại bỏ những chướng ngại vật không liên quan. Từ đó đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Các phương án có thể lấy từ khảo sát đề xuất của từng nhân viên, từ đó người quản lý cần cân nhắc đến tổng thể vấn đề và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề đó. 

Trong giai đoạn tìm hiểu các lựa chọn giải pháp, người đứng đầu cần đảm bảo được một số lựa chọn để có thể vượt qua các chướng ngại vật và thực hiện.

Ví dụ một số câu hỏi nên đặt ra ở giai đoạn này:

  • Bạn có thể làm gì?
  • Bạn có ý kiến gì không?
  • Bạn có những lựa chọn thay thế nào?
  • Có gì khác?
  • Nếu có bất cứ điều gì khác, nó sẽ là gì?
  • Bạn có thể thực hiện những bước nào?
  • Ai có thể giúp bạn?
  • Bạn có thể tìm hiểu thông tin ở đâu?
  • Làm thế nào bạn có thể làm điều đó?

Đọc thêm: Hybrid working là gì?

Will: Cam kết hành động 

Trong giai đoạn này nhân viên của bạn cần có các cam kết thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Là một nhà quản lý bạn cần lập kế hoạch hướng dẫn chi tiết, thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Trong quá trình thực hiện bất cứ trở ngại nào cũng có thể xảy ra vì vậy các giải pháp sẽ được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên là một nhà quản lý bạn nên lường trước được mọi trường hợp để linh hoạt xử lý các vấn đề ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.

Các câu hỏi mẫu cần đưa ra trong giai đoạn này:

  • Bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ làm nó thế nào?
  • Khi nào bạn sẽ làm điều đó?
  • Bạn sẽ nói chuyện với ai?
  • Bạn sẽ đi đâu?
  • Có điều gì bạn cần đặt trước đó không?
  • Bạn cam kết thực hiện hành động đó như thế nào?

Đọc thêm: Business Model Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh

Ví dụ về mô hình GROW

Để có thể hình dung rõ hơn về mô hình này, cùng Glints tìm hiểu một số ví dụ thực tế sau đây:

Team Kinh doanh của một công ty đang có nguy cơ không đạt được mục tiêu quý 3 trong năm. Và họ cần đặt thiết lập lại mục tiêu hàng tháng để tăng tỷ lệ đạt KPI vào cuối năm. Họ cần làm gì và đặt ra những câu hỏi nào?

G – Xác định mục tiêu

  • Nếu cùng cố gắng thì chúng ta có đạt mục tiêu không?
  • Mọi người có đang hiểu đúng về mục tiêu không?
  • Thực trạng hiện nay như thế nào?

R – Thực tế

Ngoài việc xác định khoảng cách từ con số hiện tại đến con số mục tiêu, họ cũng cần xác định được ai là người đã làm đủ, ai cần cố gắng, và ai sẽ khó đạt KPI.

  • Tại sao chúng ta đang thụt lùi so với mục tiêu cuối cùng?
  • Trở ngại là gì?
  • Cần thêm công cụ hay tài nguyên gì để hỗ trợ quá trình này?
  • Có cần đến sự hỗ trợ của phòng ban hay team khác để đẩy nhanh quá trình không?

O – Giải pháp

Mộ team sẽ có nhiều thành viên, nên sẽ cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. Đặt ra các giải pháp như sau và lựa chọn:

  • Đã có tiền lệ nào như thế này chưa? Có áp dụng được không?
  • Ai có thể giúp những người chưa đạt mục tiêu?
  • Cần làm thêm những gì để đạt KPI? 

W – Sự cam kết

Để đạt mục tiêu, mỗi thành viên cần có sự cam kết và đồng lòng đóng góp vào quá trình. Hãy dùng mô hình SMART, giao việc và giao tiếp rõ ràng giữa mọi người trong team để phân chia công việc hợp lý, tránh sự mất cân bằng.

  • Sau khi đã có kế hoạch mới, đặt câu hỏi về động lực hoàn thành công việc
  • Trưởng nhóm có thể làm gì để giúp các thành viên?
  • Thành viên không muốn hoặc muốn làm phần nhiệm vụ nào nhất?
Ví dụ của mô hình GROW và cách áp dụng đúng đắn.

Bí quyết áp dụng mô hình GROW hiệu quả

Để áp dụng mô hình GROW một cách tối ưu, bạn hãy lưu ý một số điều dưới đây:

Ý thức vai trò của bạn

Khi áp dụng mô hình GROW, người huấn luyện sẽ không còn là chuyên gia trong ngành và đưa ra duy nhất một đáp án. Họ sẽ là người đóng vai trò gợi mở, giúp người được huấn luyện không ngại trình bày ý kiến, đưa họ đến với giải pháp hiệu quả nhất.

Nếu bạn là người quản lý hoặc nhà lãnh đạo thì bạn có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và định hướng mới cho nhân viên, từ đó có được các giải pháp tốt nhất cho tập thể công ty, doanh nghiệp.

Tập trước bằng cách giải quyết vấn đề cá nhân

Trước khi đi đến coaching người khác, bạn cần thực tập trước bằng cách tự giải quyết những vấn đề chính mình gặp phải. Từ đây, bạn sẽ học hỏi và lấp đầy được những lỗ hổng có thể có trong quá trình huấn luyện.

Biết cách đặt câu hỏi và lắng nghe

Làm nghề coach, bạn cần biết rằng có hai kỹ năng không thể thiếu: kỹ năng lắng nghekỹ năng đặt câu hỏi.

Hãy đặt câu hỏi mở để nghe được ý kiến nhiều mặt của người được huấn luyện. Đừng đặt câu hỏi quá dồn dập.

Ngoài ra, hãy chú ý lắng nghe để không bỏ lỡ những chia sẻ của họ và cho họ thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời.

Chú ý tính linh hoạt của mô hình GROW

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng các giai đoạn của GROW không nhất thiết phải tuân theo thứ tự đó. Một cuộc huấn luyện hiệu quả thường bắt đầu bằng cách khám phá mục tiêu và thực tế, sau đó bắt đầu di chuyển giữa tất cả bốn yếu tố theo ý muốn của bạn. 

Kể từ khi mô hình GROW được đặt ra, đã có một số thay đổi trong cách giải thích chữ ‘W’. Đôi khi nó được dùng để đại diện cho “kết thúc” hoặc “con đường phía trước”, hoặc “bạn sẽ thực hiện những hành động nào khác?”. John Whitmore đã giải thích rõ ràng với tôi rằng W đại diện cho ‘ý chí’ theo nghĩa có ý chí cam kết, và cách giải thích này là một phần quan trọng của mô hình.

John cũng cho rằng mọi người không nên theo mô hình một cách phiến diện. Nó chỉ đơn thuần là một khuôn khổ để cung cấp nhận thức về loại câu hỏi nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, thực tế hiện tại hoặc các bước tiếp theo cần thực hiện. 

Câu hỏi của người quản lý nằm ở đâu trong khuôn khổ này thường quan trọng hơn. Câu hỏi mục tiêu nâng cao năng lượng, câu hỏi thực tế cung cấp sự rõ ràng và câu hỏi tùy chọn và hành động biến ý tưởng thành kết quả cao nhất.

Mô hình GROW giúp quá trình vận hành hiệu quả hơn
Mô hình GROW giúp quá trình vận hành hiệu quả hơn

Đọc thêm: C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Glints về mô hình Grow. Mong rằng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đề cập trong bài viết trên sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm khi ứng dụng mô hình này trong doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công và đạt được kết quả như mong đợi. 

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X