×

SMART Model Là Gì? 5 Bước Siêu Thông Minh Giúp Bạn Lập Kế Hoạch, Đạt Mục Tiêu

Ngày đăng: 16/04/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 17/04/2023

Nếu bạn đang làm việc chăm chỉ nhưng mãi vẫn chưa đi đến đâu, hoặc bạn không thấy mình đang ở đâu và làm gì trong 3, 5 tới 10 năm nữa; có lẽ vấn đề nằm ở việc bạn chưa hoàn toàn xác định được mục tiêu của bản thân. Nếu bạn chưa biết thì, một trong những cách giúp tương lai bớt mù mịt và định hướng thông minh nhất là nguyên tắc SMART.

SMART còn được áp dụng vào rất nhiều mục đích đa dạng, từ học tập cho đến công việc. Tìm hiểu SMART model là gì cùng Glints nhé!

SMART model là gì?

“Smart” có nghĩa là thông minh, còn ý nghĩa của SMART model là mô hình giúp bạn có định hướng, động lực và kế hoạch để tập trung cao độ vào những mục tiêu bạn đã đặt ra. Vậy nguyên tắc SMART là viết tắt của những từ nào? Đó là:

  • Specific: Rõ ràng, cụ thể.
  • Measurable: Đo lường được
  • Achievable: Khả thi, có thể đạt được
  • Relevant: Thực tế, nằm trong vòng kiểm soát, liên quan và phù hợp với bối cảnh, mục đích chung
  • Timely: Có thời hạn, thời gian hoàn thành, đúng thời hạn

Thuật ngữ SMART lần đầu được biết đến qua bản đánh giá quản lý của George T.Doran vào tháng 11 năm 1981. Từ đó, SMART được truyền bá rộng rãi hơn cũng như có nhiều tác dụng trong rất nhiều bối cảnh và với nhiều cá nhân, tổ chức.

smart model là gì
Áp dụng nguyên tắc SMART có lợi và hại gì?

Lợi ích của nguyên tắc SMART là gì?

SMART model giúp bạn đặt ra nền móng và lên kế hoạch cho mục tiêu của mình. Bạn có thể áp dụng nó để lên kế hoạch học tập, tìm việc, v.v. Khi đi làm, nhân viên và sếp đều cần biết đến mô hình SMART để thực hiện các dự án thật hiệu quả.

Lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART có những điểm cộng và trừ như sau:

Ưu điểmKhuyết điểm
– Cung cấp định hướng rõ ràng để tiến tới mục tiêu
– Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
– Tăng động lực làm việc
– Thúc đẩy hành động, giúp bạn thoát khỏi comfort zone dễ dàng hơn
– Tập trung vào mục tiêu
– Tiết kiệm thời gian
– Cho bạn cảm giác thỏa mãn, hài lòng khi hoàn thành mục tiêu
– Hạn chế sức sáng tạo ở một số khía cạnh nếu tập trung quá cao độ vào một thứ
– Vô tình tạo áp lực vô hình
– Nếu không hoàn thành mục tiêu sẽ dễ thấy thất vọng về bản thân

Nhìn chung, SMART mang lại rất nhiều lợi ích khi bạn thực hành mô hình này để không đi chệch hướng trên con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng.

Những khuyết điểm của model này cũng là một phần của quá trình trưởng thành, ví dụ như thất bại trong việc hoàn thành kế hoạch. Dù có thể trải qua cảm giác thất vọng nhưng bạn hoàn toàn có thể học hỏi thêm từ trải nghiệm đó và thử lại cho đến khi thành công.

Ngoài ra, làm theo một kế hoạch đã được lên sẵn có thể mang lại cảm giác căng thẳng. Nhưng nếu tư duy ngược một chút, bạn đang rèn luyện cho mình khả năng làm việc dưới áp lực – một kỹ năng rất cần thiết trong thế giới hối hả và vội vã ngày nay.

Phân tích mô hình SMART

Để áp dụng nguyên tắc SMART thật thông minh, chúng ta cần hiểu từng khía cạnh của model này.

nguyên tắc smart
SMART model là gì?

Specific – Rõ ràng, cụ thể

Yếu tố đầu tiên khi lập kế hoạch là sự rõ ràng, minh bạch trong mục tiêu. Càng dễ hiểu thì kế hoạch mới càng dễ có thể đạt được. Bạn có thể tự hỏi mình các câu hỏi 5W:

  1. Who: Ai sẽ tham gia vào mục tiêu này?
  2. What: Bạn muốn đạt được thứ gì?
  3. Where: Mục tiêu được hoàn thành ở đâu?
  4. When: Kế hoạch được thực hiện lúc nào?
  5. Why: Tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu này?

Lấy ví dụ một mục tiêu nhé. Chẳng hạn, thay vì nói “Mình muốn giảm cân”, bạn hãy đặt mục tiêu bằng cách nói “Mình muốn tham gia lớp gym gần nhà và tập 3 ngày/tuần để khỏe mạnh và dáng đẹp hơn.”.

Nếu chỉ nói chung chung, bạn sẽ khó nắm bắt được điều mình muốn và cảm thấy mông lung với chính kế hoạch của mình.

Measurable – Đo lường được

Mọi mục tiêu đều cần đến các tiêu chí để đo lường tiến độ. Nếu không có tiêu chí nào để đo lường, bạn sẽ khó có thể xác định tiến trình của mình và xem liệu có đang đi đúng hướng để tiến tới mục tiêu hay không. Để đảm bảo yếu tố đo lường của mục tiêu, bạn có thể tự hỏi: 

  • Bao nhiêu là đủ?
  • Làm thế nào để biết bạn đã đạt được mục tiêu cuối cùng?
  • Chỉ số nào cho thấy tiến độ của bạn?

Ví dụ: Bạn đặt ra mục tiêu giảm cân sau khi chăm chỉ đến phòng tập là 1kg/tuần. Sau 1 tháng, mục tiêu sẽ là khoảng 4kg.

Đọc thêm: Kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả với 6 bước 3 mẹo siêu đỉnh

Achievable – Khả thi

Một nguyên tắc SMART cần phải thực tế và có thể đạt được. Để thực sự hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy gặp không ít thử thách. Nhưng nếu nhận thức được rằng đây là một mục tiêu khả thi, bạn sẽ có thêm động lực để hành động. Các câu hỏi bạn có thể đặt ra bao gồm:

  1. Bạn có đủ nguồn lực, công cụ, phương tiện để phục vụ mục tiêu này không? Nếu không thì cần bổ sung những gì?
  2. Đã có ai đạt được mục tiêu tương tự chưa?

Ví dụ: Nếu bạn tập gym, bạn sẽ cần đến các loại thực phẩm bổ sung nào? Bạn có đủ tài chính để sắm sửa những đồ liên quan không?

áp dụng nguyên tắc smart
Đừng quên xem độ phù hợp và khả thi của SMART model.

Relevant – Có liên quan

Bước tiếp theo trong việc hình thành SMART model là gì? Bạn cần đảm bảo các mục tiêu thật sự quan trọng với bạn và phù hợp với các mục tiêu chung nếu như bạn đang làm việc trong bối cảnh nhiều người như công ty, dự án lớn.

Từ đó, bạn mới có thể vừa đạt được những gì mình muốn, vừa không làm chậm tiến độ của công việc chung.

Một mục tiêu có liên quan và phù hợp sẽ trả lời “có” được cho các câu hỏi sau:

  1. Làm việc này có xứng đáng với thời gian, nhu cầu, công sức bỏ ra không?
  2. Thời điểm làm có phù hợp không?
  3. Bạn có là đối tượng phù hợp/có khả năng để thực hiện và đạt được dự án này?

Timely – Thời hạn rõ ràng

Bước cuối cùng trong nguyên tắc SMART là đưa ra thời gian cụ thể từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc. Nếu mục tiêu không có thời hạn, bạn sẽ không có cảm giác thúc đẩy cũng như ít động lực để cố gắng hoàn thành kế hoạch. Hãy tự hỏi mình:

  1. Mục tiêu này có deadline không?
  2. Bạn muốn hoàn thành mục tiêu ở thời điểm nào?

Chẳng hạn, kế hoạch giảm cân của bạn sẽ bắt đầu từ ngày hôm nay cho đến đúng 2 tháng sau, trước khi bạn đi du lịch như đã tính.

Lập kế hoạch theo SMART không thể thiếu yếu tố thời gian.

Ví dụ về nguyên tắc SMART

Nguyên tắc SMART trong lập kế hoạch và trong kinh doanh là các cách áp dụng rất phổ biến. Vậy cách áp dụng SMART model là gì? Glints sẽ nêu một số ví dụ cụ thể sau:

Dùng SMART model trong kế hoạch tự kinh doanh

Thay vì nghĩ đến một kế hoạch mơ hồ và thiếu chắc chắn như “Tôi muốn mở kinh doanh online”, bạn nên đặt ra kế hoạch SMART như:

  • Specific – Rõ ràng: Tôi muốn tự mở kinh doanh online mặt hàng đồ chay cùng với 2 người bạn A và B, địa điểm chính ở nhà tôi.
  • Measurable – Đo lường được: Tôi sẽ bắt đầu mua nguyên liệu và dành ra 4-5 tiếng để nấu ăn, 2 tiếng để tiếp thị sản phẩm mỗi ngày. Nếu bán được hàng trong vòng 2 tuần đầu, tôi sẽ tìm cách rút ngắn thời gian nấu ăn bằng cách tìm thêm nhiều nguồn nhân lực hoặc mua thêm dụng cụ.
  • Achievable – Khả thi: Tôi đã ăn chay một thời gian dài và biết cách nấu đồ chay. Đã có nhiều người mở hàng bán đồ chay trên mạng và có một số đã có danh tiếng. Và với sự giúp đỡ của 2 người bạn, tôi sẽ không lo cáng đáng một mình.
  • Relevant – Liên quan: Có rất ít hàng đồ chay thật sự chất lượng và tôi muốn phân phối đồ ăn chay ngon miệng và chất lượng hơn những gì đã thử trên thị trường.
  • Timely – Có thời hạn: Tôi sẽ bắt đầu vào đầu tháng 4 và kết thúc giai đoạn 1 vào tháng 6.
ví dụ về nguyên tắc smart
Ví dụ về nguyên tắc SMART trong kinh doanh.

Dùng SMART model để có công việc mơ ước

Thay vì chỉ nói “Tôi muốn có công việc tốt hơn”, bạn nên lập ra kế hoạch rõ ràng để xin việc hiệu quả. Chẳng hạn:

  • Specific: Tôi muốn trở thành SEO Specialist (chuyên viên tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) cho một công ty SaaS hàng đầu như Shopify and làm theo chế độ remote/hybrid working.
  • Measurable: Tôi sẽ ứng tuyển bằng cách nộp ít nhất 8 đơn xin việc trong vòng 2 tháng. 
  • Achievable: Tôi đã làm SEO specialist trong vòng 1 năm cho một công ty kiểm toán và tôi đã làm tốt – > tôi có kinh nghiệm và nền tảng tốt.
  • Relevant: Tôi muốn hợp tác với nhiều người, đóng góp cho các dự án mới và tham gia một công ty cho phép tôi phát triển bản thân. Và tôi cũng muốn làm việc lâu dài ở vị trí digital nomad.
  • Timely: Tôi sẽ nộp 8 CV trong vòng 2 tháng, mỗi tuần một CV tới các công ty khác nhau.

Nguyên tắc SMARTER – phiên bản mở rộng của SMART model

Bạn có biết mô hình SMART có một phiên bản mở rộng hơn là SMARTER, với chữ E và R thêm vào đuôi? Ý nghĩa của hai từ này là: 

  • E – Evaluate (Đánh giá): Liên tục đánh giá lại quá trình và mục tiêu, xác định và chỉ ra những lệch lạc, lỗi sai nếu có. Tần suất đánh giá có thể tính theo tuần, tháng, quý, v.v.
  • R – Readjust (Chỉnh sửa): Với những lỗi có thể có, bạn sẽ cần sửa đổi và tìm cách thay thế các yếu tố ảnh hưởng. Nếu không có gì cần sửa đổi và kế hoạch vẫn theo hướng tích cực, bạn có thể tự thưởng cho mình và những người liên quan một chút gì đó để công nhận sự thành công của dự án, dù nó lớn hay nhỏ.

Từ đó, bạn sẽ có động lực và được nạp lại năng lượng để cố gắng cho những kế hoạch lớn hơn.

Đọc thêm: Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh

Lời kết

Mục tiêu là một phần quan trọng trong mọi khía cạnh từ kinh doanh đến cuộc sống cá nhân. Có mục tiêu là bạn sẽ có định hướng, động lực, trọng tâm rõ ràng. Bằng cách đặt mục tiêu, bạn đang đảm bảo mình tiến đúng đường mà không bị lạc lối trong mê cung của sự mơ hồ. SMART model chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lập kế hoạch và đạt được những gì mình muốn. Và mong rằng bài viết của Glints đã  giúp bạn hiểu hơn về SMART model là gì và cách áp dụng thật tốt nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X