×

Làm Gì Khi Nhân Viên Không Tôn Trọng Quản Lý? 10 Cách Xử Trí Tinh Tế

Ngày đăng: 17/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 11/03/2023

Việc nhân viên thiếu tôn trọng quản lý là một vấn đề không nhỏ ở nơi công sở, đặc biệt là khi thái độ thiếu tôn trọng được thể hiện quá rõ ràng. Đây vừa là một khó khăn, cũng vừa là một lần “lửa thử vàng” để nhà quản lý chứng tỏ được khả năng lãnh đạo của mình. Vậy nên làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý, và hậu quả của thái độ này đến cá nhân và tập thể ra sao?

Cùng tìm hiểu với bài viết của Glints!

Thế nào là hành vi thiếu tôn trọng ở nơi công sở?

Thái độ thiếu nghiêm túc, thiếu tôn trọng là những hành động thô lỗ, gây phiền phức, xúc phạm, hoặc không phù hợp với ngữ cảnh, tiêu chuẩn xã hội. Những hành động như trên có thể gây tổn thương và tạo áp lực đến những người khác.

Một số hành động của một nhân viên không tôn trọng cấp trên có thể bao gồm:

  • Nói dối, lan truyền thông tin sai sự thật
  • Nói chuyện với tông giọng thiếu hoà nhã
  • Sử dụng từ ngữ không văn hoá, xúc phạm người đối diện
  • Cố tình hạ thấp phẩm giá, giá trị của đối phương
  • Không làm theo những gì được giao
  • Chống đối, thể hiện thái độ không hợp tác, v.v.
Thế nào là hành vi thiếu tôn trọng ở nơi công sở?
Hành động thiếu tôn trọng có thể xuất phát từ những biểu hiện nhỏ nhất.

Hậu quả của việc nhân viên không tôn trọng sếp

Nhân viên không biết cách tôn trọng quản lý sẽ có nguy cơ khó thăng tiến hay đi xa trong bất kỳ công việc nào. Người quản lý cũng sẽ mất đi uy tín trong mắt tập thể.

Mặt khác, khi nhân viên không hoà hợp được với quản lý thì mối quan hệ lúc nào cũng căng thẳng, làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của đôi bên và giảm đi sự hiệu quả của mục tiêu làm việc chung.

Không chỉ tinh thần căng thẳng mà môi trường làm việc cũng không còn văn minh, thu hút và giữ chân nhân viên lâu dài.

Hậu quả của việc nhân viên không tôn trọng quản lý
Nhân viên không tôn trọng cấp trên có hậu quả không nhỏ tới môi trường chung.

Đó là lý do người quản lý cần biết xử lý những tình huống này một cách tinh tế. Vậy bạn phải làm gì khi nhân viên không tôn trọng sếp?

Làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý? 10 cách hiệu quả

Trên cương vị một leader – một quản lý, bạn chính là đầu tàu của một dự án và một tập thể. Khi nhân viên không tôn trọng bạn, bạn có thể tham khảo các cách Glints đã tổng hợp giúp khắc phục tình trạng này.

1. Giữ bình tĩnh hết sức có thể

Việc giữ bình tĩnh khi có người hành xử vô lý với mình là một chuyện không hề dễ dàng và không phải ai cũng kìm lại được cơn nóng giận của mình. Tuy vậy, nếu cố gắng hít thở sâu, giữ cách nói chuyện và thái độ bình tĩnh, thì người quản lý sẽ nắm quyền kiểm soát đến sau cùng.

Tình huống sẽ được giải quyết nếu người quản lý học được kỹ năng quản lý cảm xúc và dần dần giải quyết vấn đề một cách êm đẹp.

Đọc thêm: Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? 5 Mẹo Rèn Luyện Khả Năng Điều Chỉnh Cảm Xúc

2. Đặt ra giới hạn

Trách nhiệm của người quản lý là tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Họ nên gần gũi với nhân viên thay vì làm nhà độc tài và liên tục “chỉ tay năm ngón”. Nhưng cũng không vì thế mà nhân viên được quyền cư xử quá lố và quên mất mối quan hệ cấp trên – nhân viên.

Ở vị trí một người quản lý, để nhân viên tôn trọng sếp, họ sẽ biết lúc nào nên nhu và cương. Hãy chỉ ra vấn đề ở cách cư xử của nhân viên nếu họ có những hành động hoặc lời nói không kính trọng mình.

3. Lắng nghe

Đôi lúc chọn cách bỏ qua nghe chừng dễ dàng hơn hơn là trực tiếp đối đầu với những hành động tiêu cực. Nhưng tác dụng sẽ đi ngược lại nếu bạn chọn không giải quyết vấn đề bởi tích gió thành bão, từ một câu nói thiếu tôn trọng và hậu quả có thể không lường.

làm gì khi nhân viên không nghe lời
Làm gì khi nhân viên không nghe lời? Quản lý cần biết lắng nghe.

Khi nhân viên thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, có thể họ đang cố nói lên lý do họ thấy khó chịu, không hài lòng với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe để tìm ra vấn đề thay vì ngó lơ họ.

4. Chấp nhận việc bạn có phần trách nhiệm

Trong một số trường hợp, người quản lý, dù tự họ có ý thức được hay không, cũng có một phần trách nhiệm trong việc tạo nên thái độ tiêu cực của nhân viên.

Nhân viên có thể cảm thấy thiếu sự chỉ dẫn, quan tâm, hoặc đối xử công bằng đến từ vị trí người quản lý. Vậy nên, quản lý khi nhận được feedback này cần tự đánh giá lại và sửa đổi thay vì cố chấp không nhận trách nhiệm về mình.

5. Tránh việc soi mói, để ý tiểu tiết

Micro-management hay còn gọi là quản lý vi mô, là cách quản lý tập trung chú ý đến quá nhiều chi tiết nhỏ. Đây là phong cách lãnh đạo vô cùng cực đoan bởi người sếp sẽ kiểm soát từng chút một công việc của nhân viên thay vì góp ý, chỉ dẫn khi cần. Đây cũng là lý do dẫn đến sự thiếu tôn trọng của nhân viên cho sếp.

Nên thay vì cách trên, người quản lý nên cân nhắc tổ chức những cuộc họp nhỏ theo đợt, chẳng hạn như meeting 1:1 trong hai tuần hoặc một tháng một lần để cập nhật tình hình công việc của nhân viên.

Cách cập nhật không quá dày đặc sẽ vừa giúp nhân viên cảm thấy dễ thở hơn, vừa làm giàu khả năng trao quyền của sếp trong công việc.

làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý
Làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý? Bạn nên họp riêng lẻ theo giai đoạn.

6. Góp ý rõ ràng

Người quản lý khi nhận thấy thái độ của nhân viên thì nên feedback cho họ thay vì kêu ca hoặc nhiếc móc. Bạn hãy gọi nhân viên ra nói chuyện riêng và hỏi han, phân tích rõ ràng về điều gì cần sửa đổi.

7. Đưa ra quy định

Để nhân viên tôn trọng sếp là cả một quá trình. Bạn cần làm rõ những gì nhân viên phải thay đổi trong thái độ của mình, cho họ thời gian sửa đổi và trao đổi về chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân viên không có sự tiến bộ.

Cũng bằng cách này, sếp mới giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và khuôn khổ trong mối quan hệ nơi công sở.

8. Nhất quán

Quy định vể cách ứng xử đã đưa ra không chỉ dành cho nhân viên cần sửa đổi mà là mọi nhân viên khác trong công ty. Nên người sếp cũng cần phổ biến những điều cần chú ý cho tất cả cấp dưới của mình để mọi người cùng phát triển.

Ngoài việc góp ý với nhân viên, người quản lý cũng cần nhận thức được nếu họ có thiếu sót trong cách ứng xử với nhân viên của mình.

cách xử lý nhân viên thiếu tôn trọng
Cách ứng xử, đối xử của mọi nhân viên và của bạn cần nhất quán, công bằng.

9. Ghi lại các chi tiết

Nếu vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng nhân viên không nghe lời, không tôn trọng, thì người quản lý cần theo dõi và ghi lại những hành động này.

Những chứng cứ rõ ràng sẽ cần thiết trong trường hợp nhân viên không còn đủ điều kiện tiếp tục ở lại làm tại công ty, tổ chức, và cần bị loại bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.

Đọc thêm: Sa Thải Nhân Viên Như Thế Nào Là Đúng Luật?

10. Quan tâm đến các nhân viên khác 

Hành động thiếu tôn trọng đến chỉ từ một nhân viên cũng có thể làm ô nhiễm môi trường công sở. Vì vậy, nếu nhân viên này bất kính với bạn, bạn cũng cần xem xét liệu việc tương tự có xảy ra với các nhân viên khác.

Hãy đảm bảo rằng các nhân viên khác cũng không nhận cách đối xử tồi tệ này bằng cách trao đổi, lắng nghe và hành động. Có vậy, người quản lý mới có thể tạo niềm tin và quá trình làm việc lành mạnh cho mọi người.

Tạm kết

Là một quản lý hay một trưởng nhóm, trách nhiệm của bạn là ý thức được những gì đang xảy ra trong vòng tròn làm việc và xử lý được trước khi vấn đề trở nên nặng nề. Việc nhân viên có thái độ không tôn trọng bạn cũng vậy.

Biết cách xử trí nhanh nhạy khi tình huống xảy ra thay vì ngồi yên loay hoay mãi với câu hỏi “làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý”, thì bạn mới có thể trở thành một “đầu tàu” với kỹ năng toàn diện hơn, đóng góp lợi ích cho cả văn hoá doanh nghiệp và con đường thăng tiến của bạn.

Đọc thêm: Người Hướng Nội Có Làm Lãnh Đạo Được Không?

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X