×

Sa Thải Nhân Viên Như Thế Nào Là Đúng Luật?

Ngày đăng: 12/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/06/2023

Bạn là một người sử dụng lao động hay bạn đang cần xây dựng nội quy lao động cho công ty mình. Vậy thì bạn chắc chắn phải nắm rõ việc sa thải nhân viên đúng luật để tránh đưa doanh nghiệp của mình vào những tình huống kiện tụng phức tạp. Vậy thế nào là cách sa thải nhân viên đúng luật?

Bài viết dưới đây của Glints sẽ mang đến cho bạn thông tin về luật sa thải nhân viên và những bước xử lý kỷ luật sa thải. Hãy cùng bắt đầu ngay!

Sa thải là gì? 

Sa thải có thể là một hình thức kỷ luật theo các quy định của pháp luật. Sa thải là việc đình chỉ tạm thời hoặc chấm dứt vĩnh viễn hợp đồng lao động của một nhân viên hoặc phổ biến hơn là một nhóm nhân viên do lỗi của người lao động. 

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất trong số ba hình thức xử lý kỷ luật lao động ở các doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có quyền sử dụng hình thức kỷ luật này khi người lao động vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, có những hành vi không đúng mực và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, hình ảnh hoặc lợi ích của doanh nghiệp.

Trước khi bị sa thải, người lao động sẽ phải trải qua các hình thức kỷ luật như bị cảnh cáo, bị kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển vị trí công việc và cuối cùng, hình thức kỷ luật sa thải sẽ được xem xét áp dụng. 

Đọc thêm: Quiet Firing Là Gì? Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Có Thể Bị “Sa Thải Trong Yên Lặng”

Các trường hợp phải sa thải nhân viên

Điều 125 Bộ luật Lao động quy định vào năm 2019, khi người lao động vi phạm một trong số các lỗi sau, doanh nghiệp sẽ có quyền sa thải người lao động: 

  • Có hành vi tham ô khi làm việc
  • Có hành vi trộm cắp ở nơi làm việc
  • Có hành vi đánh bạc ở nơi làm việc
  • Có hành vi sử dụng ma túy ở nơi làm việc
  • Cố ý gây thương tích ở nơi làm việc
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
  • Tiết lộ các bí mật về công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, hoặc có hành vi đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích doanh nghiệp
  • Có hành vi quấy rối tình dục ở nơi làm việc
  • Người lao động đã bị xử lý theo các hình thức kỷ luật như kéo dài thời hạn nâng lương/ cách chức nhưng vẫn tái phạm trong thời gian hình thức kỷ luật cũ chưa bị xoá bỏ
  • Tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tiếp trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.

Trong đó, các lý do chính đáng có thể bao gồm thiên tai, bệnh dịch, hoả hoạn; bản thân hoặc người thân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền và những trường hợp khác được quy định chi tiết trong nội quy lao động.

sa thải người lao động
Nắm vững luật sa thải nhân viên sẽ giúp bạn tránh bị thiệt thòi về mặt quyền lợi.

Đọc thêm: Quiet Quitting Là Gì? Sự Thật Phía Sau Thuật Ngữ Đang Gây Tranh Cãi

Cách sa thải nhân viên đúng luật 

Khi sa thải nhân viên, doanh nghiệp cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật. Căn cứ vào Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019, cùng với hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện việc xử lý kỷ luật sa thải với người lao động như sau:

Về thời gian thực hiện: 

Trước khi đưa ra quyết định sa thải người lao động, doanh nghiệp cần có khoảng thời gian đánh giá và nhận xét. Khoảng thời gian này được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động như sau:

  • Hình thức vi phạm thông thường: Có thời hiệu bằng 6 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm
  • Hình thức vi phạm liên quan đến tài sản, tài chính, bí mật của doanh nghiệp liên quan đến công nghệ và kinh doanh: Có thời hiệu bằng 12 tháng kể từ ngày vi phạm
  • Trong một số trường hợp, thời hiệu trên có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày

Các bước sa thải nhân viên đúng luật:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

Theo Khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

  • Nếu doanh nghiệp phát hiện ngay khi vi phạm diễn ra: Lập tức lập biên bản vi phạm đồng thời thông báo đến tổ chức nơi đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động mà chưa đủ 15 tuổi.
  • Phát hiện sau khi hành vi vi phạm xảy ra: Công ty cần thu thập bằng chứng chứng minh lỗi vi phạm của người lao động. 

Bước 2: Họp xử lý kỷ luật

Sau khi đã xác nhận hành vi vi phạm, doanh nghiệp cần họp để xử lý kỷ luật sa thải:

  • Trước khi họp: Doanh nghiệp cần thông báo về thời gian, nội dung, địa điểm tiến hành họp xử lý kỷ luật. Cùng với đó là thông tin của người bị xử lý, hành vi đã vi phạm đến tổ chức nơi đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người lao động, người lao động mà chưa đủ 15 tuổi tước ít nhất 5 ngày làm việc.
  • Họp xử lý kỷ luật sa thải:
    • Kiểm tra thành phần người tham dự: Cuộc họp chỉ được tiến hành khi tất cả những người liên quan có mặt tại cuộc họp
    • Trong quá trình họp, doanh nghiệp cần chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động
    • Việc xử lý kỷ luật cần được lập thành biên bản và những thành viên tham dự cuộc họp phải thông qua biên bản đó. Biên bản hợp lệ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự, nếu không ký cần ghi rõ lý do. 

Bước 3: Ban hành quyết định sa thải

Sau khi đã thông qua biên bản kỷ luật sa thải, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động của công ty sẽ ban hành quyết định sa thải, quyết định này cần được ban hành trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. 

Bước 4: Công khai thông báo sa thải

Sau đó, quyết định sa thải sẽ được gửi đến người lao động hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động. 

luật sa thải nhân viên
Vậy nếu sa thải trái pháp luật thì sẽ gặp phải tình huống thế nào?

Đọc thêm: Cách Chức Là Gì? Quy Định Về Cách Chức Và Giáng Chức Cần Biết

Chuyện gì xảy ra nếu sa thải nhân viên trái pháp luật? 

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp sa thải trái pháp luật hoặc xử lý kỷ luật sa thải người lao động sai quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau: 

Hành vi vi phạmMức phạtBiện pháp khắc phục hậu quả
Xử lý kỷ luật sa thải  nhưng không đúng trình tự, thủ tục, và thời hiệu theo quy định của pháp luậtTừ 05 – 10 triệu đồng (Điểm đ khoản 2 Điều 19)Doanh nghiệp buộc nhận người lao động trở lại làm việc, đồng thời trả đủ tiền lương cho người lao động. Mức lương sẽ tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm. (Điểm a khoản 4 Điều 19)
Doanh nghiệp xử lý sa thải đối với người lao động đang ở trong thời gian sau:
– Nghỉ điều dưỡng, Nghỉ ốm đau;
– Nghỉ việc nhưng đã nhận được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Người đang bị tạm giữ; tạm giam;
– Hoặc người đang chờ kết quả điều tra, xác minh và kết luận của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm
20 – 45 triệu đồng (Khoản 3 Điều 19)Doanh nghiệp sẽ phải xin lỗi công khai đối với người lao động, đồng thời trả toàn bộ chi phí điều trị, và tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu như việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị y tế tại các cơ sở y tế (Điểm c khoản 4 Điều 19)
Doanh nghiệp xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm mà hành vi đó không được quy định trong nội quy lao động của công ty20 – 45 triệu đồng (Khoản 3 Điều 19)Doanh nghiệp buộc nhận người lao động trở lại làm việc đồng thời trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày họ nghỉ việc (Điểm a khoản 4 Điều 19)

Tạm kết 

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về việc sa thải nhân viên như thế nào là đúng luật. Hi vọng bài viết của Glints đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất và giúp ích cho công việc của bạn sau này. 

Đọc thêm: Cách Tính Bảo Hiểm Thất Nghiệp Chính Xác Nhất

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X