×

Công Việc Của Ngành Quản Trị Nhân Lực Là Gì?

Ngày đăng: 01/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 17/11/2022

công việc của ngành quản trị nhân lực

Nhân lực là nền tảng thiết yếu nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Để xây dựng và phát huy tối đa khả năng của nguồn tài nguyên này luôn cần những người quản trị nhân sự.

Vậy công việc của ngành quản trị nhân lực là gì? Học quản trị nhân lực ra làm gì? Một người quản trị nhân lực tuyệt vời cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc của mình?

Hãy cũng Glints Việt Nam điểm qua những thông tin dưới đây nhé!

Ngành quản trị nhân lực là gì?

Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ có con người rời rạc mà không có sự tổ chức, quản lý, sắp xếp hợp lý thì không thể khai thác tối đa giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này. 

Vậy nên các doanh nghiệp, tổ chức luôn cần những nhà quản trị nhân sự để tìm kiếm, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nhân sự một cách hợp lý và khoa quản trị nhân lực ra đời để đáp ứng nhu cầu cấp thiết ấy.

Chính vì tầm quan trọng sống còn của nhân sự với doanh nghiệp, tổ chức mà người triển khai công việc của ngành quản trị nhân lực phải có tầm nhìn và chiến lược dài hạn đồng bộ với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp để đảm bảo sự ổn định và phát triển. 

Điều này khiến quản trị nhân sự trở thành ngành nghề đầy thách thức và hấp dẫn với rất nhiều bạn trẻ.

ngành quản trị nhân lực là gì
Quản trị nhân lực là gì và có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Công việc của ngành quản trị nhân lực là làm gì?

Một trong những thắc mắc của các bạn trẻ mới ra trường là ngành quản trị nhân lực ra làm gì. Đây là ngành nghề chưa bao giờ hết “nóng” và có nhiều cơ hội, triển vọng phát triển và thăng tiến cũng như tầm phủ rộng lên mọi lĩnh vực, ngành nghề. 

Công việc của bạn sẽ bao quát từ tuyển dụng đến quản lý khai thác, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

1. Các công việc về quản trị văn phòng

Công việc của ngành quản trị nhân lực sẽ bao gồm việc thực hiện các công việc liên quan đến duy trì vận hành văn phòng như lễ tân văn phòng, chấm công, quản lý vật tư văn phòng và cơ sở hạ tầng, soạn thảo và lưu trữ văn bản. 

Bạn trở thành “dầu bôi trơn” cho cả bộ máy văn phòng vận hành được trơn tru và thuận lợi.  

2. Công việc tổ chức sự kiện

Nếu bạn muốn thử sức với một công việc có chút áp lực, đòi hỏi sáng tạo và khả năng tổ chức nhưng cũng không kém phần linh hoạt và thú vị, thì tổ chức sự kiện có thể là công việc sinh ra để dành cho bạn. 

Bạn sẽ được tiếp xúc với vô số khách hàng với những nhu cầu đủ loại về tổ chức sự kiện, party; đánh giá nhu cầu khách hàng và lên kế hoạch, sắp xếp từ chọn địa điểm và trang trí đến đón khách, âm thanh và ánh sáng, ăn uống và nghỉ ngơi cho sự kiện.

công việc của ngành quản trị nhân lực
Công việc của nhà quản trị nhân lực rất đa dạng và trải rộng trên nhiều lĩnh vực

Đọc thêm: Chuyên Viên Tổ Chức Sự Kiện Là Gì? Công Việc Và Kỹ Năng Trong Ngành

3. Công việc tuyển dụng và đào tạo

Một trong những công việc của ngành quản trị nhân sự chính là nhóm công việc bao quát tất tần tật về tìm kiếm tuyển dụng nhân sự phù hợp và đào tạo phát triển nhân sự. 

Bạn có thể làm trong một phòng ban quản trị nhân lực của doanh nghiệp hay cho các đơn vị chuyên môn cung cấp dịch vụ nhân sự, tư vấn, môi giới. Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng giao tiếp và thấu hiểu, khả năng truyền đạt và giải thích tốt, đừng ngại thử sức với công việc này nhé!

4. Đảm nhận công tác tiền lương và quan hệ lao động xã hội

Công việc này vô cùng quan trọng dưới tư cách một nhà quản trị nhân sự. 

Bạn sẽ là người đề xuất các chính sách về lương và phúc lợi sao cho hài hòa giữa nhu cầu của nhân sự và doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ pháp luật; cũng như đưa ra các chính sách khác về nội quy lao động, quản lý hiệu quả công việc, quản lý việc tuân thủ quy định của mọi nhân sự cũng như phòng ban trong doanh nghiệp. 

Tiền lương luôn là vấn đề quan trọng nhận được sự quan tâm của tất cả nhân sự và lãnh đạo của doanh nghiệp. Thế nên công việc sẽ rất áp lực, nếu bạn có khả năng kiên trì chịu đựng tốt và có sự tỉ mỉ, lắng nghe, thấu cảm thì hãy thử sức với công việc “trái tim” của khối quản trị nhân sự này nhé.

Học quản trị nhân lực ra làm gì? 

Quản trị nhân lực là ngành nghề rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Thậm chí một phòng ban quản trị nhân lực của một doanh nghiệp cũng chưa chắc có thể bao quát hết mọi công việc quản trị nhân sự nội bộ của doanh nghiệp. 

Vậy nên cơ hội việc làm của ngành quản trị nhân sự không chỉ gói gọn trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cả các đơn vị chuyên môn về dịch vụ. Một số công việc của ngành quản trị nhân sự như:

Công việc của ngành quản trị nhân lực cần kỹ năng gì? 

Như các bạn đã thấy, các công việc của ngành quản trị nhân lực rất đa dạng và trải rộng trên mọi lĩnh vực nên các kỹ năng cần thiết cũng đa dạng không kém. 

Tuy vậy, những tố chất và kỹ năng quan trọng nhất vẫn rất tương đồng nên nếu bạn có đủ những kỹ năng sau, bạn hoàn toàn có thể phát triển bản thân và thử sức ở nhiều vị trí công việc khác nhau một cách xuất sắc.

1. Kinh nghiệm chuyên môn

Các kiến thức chuyên môn mà một người qua đào tạo của khoa quản trị nhân lực cần phải nắm vững, bao gồm: 

  • Pháp luật
  • Hoạch định chính sách nhân sự
  • Xây dựng chế độ lương bổng và phúc lợi
  • Dự báo nhu cầu nhân lực và kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực
  • Chính sách kế nhiệm
  • Kỹ năng xây dựng KPI và đánh giá hiệu quả công việc
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ..v…v..

Đây là những kỹ năng không thể thiếu để bạn phát triển mạnh mẽ và lâu dài ở mọi công việc trong ngành quản trị nhân lực

2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Bạn sẽ là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp và sẽ phải tiếp xúc rất nhiều người, từ ứng viên đến nhân viên mới, nhân viên phòng ban cũng như lãnh đạo công ty nên kỹ năng giao tiếp tốt là điều không thể thiếu với mọi nhà quản trị nhân lực. 

Với kỹ năng giao tiếp tốt, và sự khéo léo, tinh tế, bạn có thể xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt với tất cả mọi người. 

Điều đó sẽ giúp cho công việc của bạn luôn được giải quyết gọn gàng, hạn chế những hiểu lầm và tranh chấp không đáng có cũng như giải quyết các mâu thuẫn khi nó phát sinh.

3. Kỹ năng đọc vị tâm lý

Không phải lúc nào mọi người cũng có thể dễ dàng diễn giải điều mình muốn. Thế nên để nhìn nhận chính xác nhu cầu và khả năng của mỗi người, bạn luôn cần rèn luyện khả năng đọc vị tâm lý không chỉ qua lời nói mà còn quan hành vi, cử chỉ. 

Từ đó hiểu rõ và khai thác tối đa tiềm năng của nhân sự cũng như dễ dàng nắm bắt nhu cầu và hỗ trợ họ khi cần thiết.

học quản lý nhân sự ra làm gì và cần kỹ năng nào
Một nhà quản trị nhân lực cần trang bị rất nhiều kỹ năng để có thể làm tốt công việc của mình

4. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Đối với người quản trị nhân sự, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu không chỉ giúp bạn hiểu và đánh giá được ứng viên. 

Nó còn giúp bạn chiếm được thiện cảm và giải tỏa tâm lý cho các nhân sự và lãnh đạo trong tổ chức, cũng như nhanh chóng nắm bắt vấn đề từ đó đưa ra hướng tư vấn, giải quyết phù hợp.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong mọi tổ chức, khi đã có tập thể thì chuyện xảy ra xung đột là không thể tránh khỏi. Lý do có thể đến từ tiền lương, đãi ngộ, cách làm việc hoặc thậm chí từ các lý do cá nhân ngoài công việc. 

Vậy nên chỉ thấu hiểu và nắm bắt được vấn đề là chưa đủ, bạn cần phải biết cách dựa vào đó để hòa giải, giải quyết vấn đề một cách phù hợp mà vẫn hài hòa, vẹn toàn lợi ích và cảm xúc của cả đôi bên.

Đọc thêm: Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Là Gì? 6 Bước Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả

6. Kỹ năng đàm phán

Đàm phán – một trong những kỹ năng cao cấp và quan trọng nhất để bạn phát triển và thăng tiến, đặc biệt đối với những công việc có thu nhập cao. 

Bạn có thể cần kỹ năng này để đàm phán với ứng viên khi tuyển dụng. Đàm phán với nhân sự và lãnh đạo công ty trong giải quyết vấn đề hay đưa ra chính sách nhân sự. Đàm phán với các đối tác cung ứng dịch vụ cần thiết về quản trị nhân lực cho doanh nghiệp. 

Kỹ năng đàm phán tốt giúp bạn vừa hài hòa lợi ích giữa các bên, đồng thời vẫn tạo được sự vui vẻ và đồng thuận giữa nhân sự và doanh nghiệp, từ đó làm tốt các công việc của ngành quản trị nhân lực.

Thị trường công việc của ngành quản trị nhân lực 

Nếu đến đây mà bạn vẫn chưa chắc chắn trả lời được câu hỏi “Học quản trị nhân lực ra làm gì” thì trước hết hãy cùng tìm hiểu thị trường công việc cho ngành nghề này nhé!

Theo tính toán thống kê cứ khoảng 100 nhân lực thì cần 01 quản trị nhân sự. Nền kinh tế Việt Nam với 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh sản xuất, sử dụng 14,7 triệu lao động, cho thấy nhu cầu quản trị nhân sự là vô cùng lớn. 

Sự đa dạng về công việc giúp bạn không chỉ dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp mà còn có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến và thay đổi môi trường làm việc phù hợp với nhu cầu phát triển và thu nhập của bạn. 

Với bậc chuyên viên về các công việc chuyên biệt bạn có thể có thu nhập ổn định từ 8-15 triệu đồng/tháng

Còn với các vị trí chuyên gia và quản lý, thu nhập sẽ từ 15-50 triệu đồng/tháng

Và mức lương 30-100 triệu đồng/tháng sẽ dành cho các vị trí quản lý cấp cao như Giám đốc nhân sự, Giám đốc khu vực của các công ty & tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

lương ngành quản trị nhân lực
Bảng tham khảo thu nhập ngành quản trị nhân sự (Nguồn: Cafebiz)

Tìm việc ngành quản trị nhân lực ở đâu?

Các cơ hội việc ngành nhân lực làm trải rộng từ Bộ phận Quản lý nhân sự của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ở mọi ngành nghề, đến các đơn vị dịch vụ chuyên môn như 

  • Các công ty môi giới việc làm
  • Headhunter
  • Công ty tư vấn pháp lý nhân sự
  • Công ty đào tạo kỹ năng mềm doanh nghiệp
  • Công ty tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  • Công ty tư vấn xây dựng & cơ cấu tổ chức, ..v..v..

Các cơ hội công việc không chỉ gói gọn trong văn phòng mà còn có các công việc tự do hơn từ các đơn vị dịch vụ chuyên môn, có thể bao quát mọi nhu cầu về môi trường làm việc cũng như mong muốn thu nhập của bạn. 

Như vậy qua bài viết trên, Glints Việt Nam hy vọng bạn không còn đắn đo với câu hỏi “công việc của ngành quản trị nhân sự là gì?” và lo lắng “học quản trị nhân lực ra làm gì?” nữa.

Chúc bạn sớm tìm được công việc mang lại thu nhập, niềm vui và hạnh phúc cho bản thân cùng Glints Việt Nam nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X