×

Talent Acquisition Là Gì? Top 9 Điểm Khác Biệt Giữa Talent Acquisition Và Recruiter

Ngày đăng: 16/02/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/06/2023

Talent Acquisition Là Gì? Top 9 Điểm Khác Biệt Giữa Talent Acquisition Và Recruiter

Talent Acquisition và Recruiter là hai thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực Nhân sự, đặc biệt là trong những năm gần đây. Song, chúng lại thường bị hiểu lầm là một và không phải ai cũng có thể phân biệt rõ ràng: Liệu điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì?

Vì vậy, hãy cùng Glints “update” kiến thức về ngành Tuyển dụng qua việc tìm hiểu top 9 điểm khác biệt của 2 vị trí này qua bài viết dưới đây!

Phân biệt Talent Acquisition và Recruiter

Để tìm ra điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì? Đầu tiên chúng ta cần nhắc lại định nghĩa của cả hai. 

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition – hay còn gọi là Thu hút nhân tài là hoạt động mang tính chiến lược, đòi hỏi việc vạch định kế hoạch nhân sự dài hạn.

talent acquisition là gì
© Freepik.com

Người làm Talent Acquisition cần xây dựng một quy trình mang tính dài hạn cho doanh nghiệp, bao gồm: tìm kiếm ứng viên phù hợp; tạo dựng các mối quan hệ với ứng viên và các doanh nghiệp chuyên về nhân sự; dự đoán nhu cầu tuyển dụng của thị trường; đảm bảo xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn, chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về headhunter là gì để biết sự khác biệt của vị trí này với Talent Acquisition nhé. Đây là vị trí vô cùng phổ biến trong các công ty nhân sự hàng đầu Việt Nam và nước ngoài.

Vậy Recruiter là…?

Ngược lại với những người làm Talent Acquisition, Recruiter lại mang hơi hướng tuyển dụng truyền thống. Thay vì hướng đến mục tiêu dài hạn, họ thường chỉ tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên để lấp đầy những “chiếc ghế còn trống” của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, chỉ cần doanh nghiệp có những vị trí bỏ lửng, Recruiter sẽ nhanh chóng tìm kiếm, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn và bổ sung nhân lực vào đúng vị trí ấy.

Khác biệt cơ bản giữa Recruitment và Talent Acquisition là gì?

“Ngắn hạn và dài hạn”. Đấy chính xác là điểm khác biệt mà người làm Nhân sự cần nằm lòng khi nhắc đến hai khái niệm này. Nhìn sâu hơn, vượt ra khỏi khái niệm thời gian, người làm Talent Acquisition đảm nhiệm công việc mang tính chiến thuật/chiến lược hơn so với Recruiter. 

recruitment và talent acquisition
© Freepik.com

Với những yêu cầu cao hơn, phạm trù rộng hơn, tầm nhìn chiến lược hơn, đòi hỏi Talent Acquisition ngoài việc đảm bảo các công việc tuyển dụng truyền thống diễn ra suôn sẻ. Họ còn cần kết hợp xây dựng thương hiệu tuyển dụng, mở rộng nguồn ứng viên tài năng (talent pool)… cho doanh nghiệp trong tương lai.

Đọc thêm: Nghề Headhunter là gì?

Vậy, vai trò quan trọng của Talent Acquisition là gì?

Một ví dụ đơn giản, Recruiter có thể bỏ qua hồ sơ của một ứng viên chưa phù hợp với doanh nghiệp vì nhiều lý do như chưa đáp ứng đủ kinh nghiệm, đang là sinh viên chưa tốt nghiệp,… Tuy vậy, Talent Acquisition sẽ vẫn tiếp tục tiếp cận ứng viên này để liên hệ cho các vị trí trong tương lai.

Việc này tùy rằng sẽ phải thực hiện liên tục, kéo dài và thường xuyên. Vậy lợi ích mang về của Talent Acquisition là gì? 3 “quả ngọt” liệt kê sau đây sẽ là lý do rất đáng để các doanh nghiệp cân nhắc xây dựng bộ phận Talent Acquisition cho mình:

Nguồn nhân tài dồi dào

Doanh nghiệp sẽ được sở hữu trong tay những thông tin ứng viên phù hợp, được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt một thời gian dài. Vì thế, phía công ty sẽ hiếm khi rơi vào tình trạng áp lực thời gian tìm kiếm nhân tài. 

Thậm chí các Talent Acquisition còn có thêm thời gian chọn lọc và cân nhắc ứng viên thật sự phù hợp với doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cạnh tranh

Không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác, chiến lược Talent Acquisition còn mang lại sự học hỏi và cạnh tranh tích cực trong chính doanh nghiệp. 

Những nhân tài trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng “bắt đúng tần số” với nhau hơn, từ đó gia tăng hiệu suất làm việc của cả đội nhóm.

Giảm thiểu chi phí và thời gian tuyển dụng

Thay vì phải mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc đổi mới nhân sự mỗi khi không phù hợp; hay đầu tư thời gian cho các công việc như quảng cáo việc làm theo thời vụ không có chiến thuật cụ thể, phân loại thông qua hồ sơ và sàng lọc và phỏng vấn các ứng viên… 

Các chiến lược Talent Acquisition sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh khỏi những thất thoát không đáng có này.

Đọc thêm: Talent Acquisition Và Tiềm Năng Sự Nghiệp Bạn Chẳng Ngờ Tới

9 điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruitment

talent acquisition vs recruitment

Thời gian (Dài hạn – Ngắn hạn)

Như đã phân tích phía trên, đáp án cho điểm nổi trội của Talent Acquisition là gì được liên hệ mật thiết với tính dài hạn của hình thức này. 

Thay vì cố gắng tìm ứng viên mới càng nhanh càng tốt, người làm Talent Acquisition sẽ xây dựng kế hoạch và phương án chọn ứng viên phù hợp trong tương lai nếu vị trí đó chẳng may không có người làm.

Chiến lược tuyển dụng

Nếu với Recruiter, chiến lược tuyển dụng là Linear Process (Quy trình tuyến tính); thì Talent Acquisition sẽ triển khai dưới dạng Ongoing Circle (Quy trình tuần hoàn liên tục).

Không dừng lại ở việc tìm người, quy trình tưởng chừng như “dài hơi” của Talent Acquisition giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới ứng viên, duy trì nguồn nhân tài bền vững như một vòng tuần hoàn khép kín, lặp đi lặp lại. 

Recruiter là một phần của Talent Acquisition

Dễ dàng có thể hình dung được, Recruiting chỉ là một phần của chiến lược Talent Acquisition. 

Recruiting được xem là bước đầu giúp doanh nghiệp tập trung vào phát triển thương hiệu tuyển dụng; góp phần giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tự động thu hút nhân tài đầu quân.

Yêu cầu công việc

Các Recruiter phần lớn sẽ dựa vào những thông tin có trong CV, kinh nghiệm làm việc hay những thông số để tuyển chọn ứng viên. 

yêu cầu công việc
© Freepik.com

Trong khi đó, người làm Talent acquisition còn cần cần học cách phân tích và dự đoán xu hướng. Nhờ thế doanh nghiệp có được lòng tin nơi nhân viên cũ, tuyển chọn được người tài và được lòng ứng viên tài năng. 

Kiến thức về phân khúc nguồn nhân lực

Chiến lược Talent Acquisition còn phụ thuộc vào sự thấu hiểu và tư duy nắm bắt nhanh chóng để phân định các phân khúc nhân lực, vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, và cả thị trường lao động hiện có.

Điều này đặt ra những thách thức lớn cho người làm Talent acquisition. Khác với Recruiter, chuyên viên Talent Acquisition không những cần hiểu biết thấu đáo về hoạt động bên trong của công ty, mà còn phải xác định được các kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực mà mỗi vị trí yêu cầu là gì để có thể hướng dẫn lộ trình phát triển cho ứng viên của mình.

Đọc thêm: Phương pháp sàng lọc ứng viên cho nhà tuyển dụng

Định vị thương hiệu doanh nghiệp

Một sự thật bất ngờ mà ít ai để ý đến, chính là các doanh nghiệp ngày nay còn xây dựng thương hiệu để thu hút nguồn nhân tài – là những người tiêu dùng của doanh nghiệp. 

Vì thế, việc xây dựng hình ảnh và văn hóa công ty tích cực, đồng thời tạo dựng danh tiếng tốt dựa trên các sản phẩm và dịch vụ chất lượng là một phần quan trọng mà người làm Talent Acquisition cần chú ý. Điều này khác xa với Recruiter khi chỉ tập trung duy nhất vào một mảng tuyển dụng ứng viên, thay vì góp phần phát triển hình ảnh doanh nghiệp.

Quy trình quản lý nhân tài

Một cấp bậc cao hơn, kỹ năng không thể thiếu của các Talent Acquisition chính là quản lý nhân tài. Mọi quy trình không chỉ kết thúc ở việc tuyển chọn được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. 

Những công việc người làm Talent Acquisition phải tiếp tục thực hiện là gì? Chính là bao gồm các bước để duy trì, mở rộng mối quan hệ với các ứng viên, nhân sự tại doanh nghiệp.

Các chỉ số theo dõi và phân tích

Không một chiến lược thu hút nhân tài nào hoàn thiện nếu không có những chỉ số tiêu biểu, góp phần theo dõi và đưa ra những phân tích phù hợp. 

Bằng cách thu thập và phân tích thông tin thích hợp, bạn có thể liên tục cải thiện quy trình tuyển dụng của mình và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt hơn. Từ đó cải thiện chất lượng tuyển dụng.

các chỉ số theo dõi phân tích
© Freepik.com

Duy trì mối quan hệ với ứng viên

Rõ ràng, xây dựng nhân tài cần đi kèm với quá trình duy trì và phát triển nó – và đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt bạn cần biết cho câu hỏi Talent Acquisition và Recruiter là gì?

Một khi đã thiết lập được mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp hiển nhiên cần tìm cách duy trì và xây dựng những mối quan hệ đó. Nhờ vậy doanh nghiệp mới có khả năng lấp đầy những vị trí còn thiếu một cách hoàn chỉnh và hiệu suất tối đa nhất.

Nên lựa chọn Talent Acquisition hay tuyển dụng truyền thống?

Khó có thể đưa ra kết luận rằng liệu Talent Acquisition hay tuyển dụng truyền thống sẽ là bước đi khôn ngoan cho doanh nghiệp. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp nói riêng và đặc điểm của ngành hàng nói chung.

Với những doanh nghiệp hay ngành hàng có tốc độ thay đổi nhân sự nhanh và liên tục, đồng nghĩa với việc Talent Acquisition là một chiến lược đúng đắn cho họ. Tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng tính cạnh tranh, thu hút nhân tài… là những lợi thế không thể bỏ qua. Thế nhưng các doanh nghiệp này cũng phải đối đầu với những thách thức khi bước đầu xây dựng và duy trì bộ phận riêng cho mình.

Ngược lại, với các doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thuê nhân sự mỗi năm một lần. Quy trình tuyển dụng truyền thống – đơn giản, linh hoạt… mới là hướng đi thông thái cho chủ doanh nghiệp.

Đọc thêm: Quy Trình Thu Hút Nhân Tài Để Đạt Hiệu Quả Cao Cho Doanh Nghiệp

Lời kết

Đến đây, bạn đã biết được điểm khác biệt giữa Talent Acquisition và Recruiter là gì chưa? Glints Việt Nam hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có đủ cho mình kiến thức và cơ sở để chọn lựa công việc phù hợp hơn với mình trong tương lai. 

Hãy nhớ rằng: Dù bạn chọn Recruiter hay TA, hãy luôn giữ cho mình phong thái làm việc chuyên nghiệp. Có như vậy, bạn mới sớm tìm được đúng người nhanh chóng.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy subscribe blog của Glints để cập nhật những bài viết mới một cách nhanh chóng nhất nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Nghia Nguyen.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X