×

Có Nên Nhảy Việc Quá Thường Xuyên?

Ngày đăng: 15/02/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 12/12/2022

Có Nên Nhảy Việc Quá Thường Xuyên?

Ở những năm tháng đầu của sự nghiệp, bạn sẽ khó có thể phát triển toàn diện trong công việc nếu chỉ ở mãi một công ty hay vị trí cụ thể nào đó. Chính vì thế, “nhảy việc” chính là một đòn bẩy đắc lực giúp bạn tìm ra lĩnh vực phù hợp và yêu thích nhất, cũng như tạo động lực để đạt được những thành tựu to lớn hơn. 

“Nhảy việc” nhiều có thể là một lợi thế, nhưng cũng dễ khiến bạn mất điểm đấy. 

Cùng “cân đo, đong đếm” để xem rằng: Liệu chúng ta có nên nhảy việc thường xuyên hay không? qua nội dung sau đây nhé!

Nhảy việc – Văn hóa đi làm của giới trẻ ngày nay?

“Nhảy việc”, một khái niệm dường như chẳng còn xa lạ gì với thế hệ trẻ ngày nay. Từ ngữ thú vị và đầy sức gợi hình, thể hiện hình thức thay đổi nơi làm việc nhằm tìm đến những môi trường mới hơn, phù hợp hơn.

Nhảy việc – Văn hóa đi làm của giới trẻ ngày nay?
© Pexels.com

Không ngoa khi gọi đây là “văn hóa” của giới trẻ ngày nay – những người ưa trải nghiệm, thích thử thách và tìm kiếm những cơ hội mới tốt hơn cho bản thân. Thế nhưng hãy cùng tìm hiểu xem, làm thế nào để “ra đi tìm vùng đất mới” nhưng vẫn để lại ấn tượng tốt cho sếp và đồng nghiệp cũ nhé!

Nhảy việc mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới

Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng nhảy việc là không tốt, để lại nhiều hậu quả xấu. Tuy nhiên sự thật lại cho thấy rằng, nhảy việc mang đến vô vàn cơ hội khác nhau:

Cơ hội để khám phá giá trị của bản thân

Lựa chọn một cuộc sống bình lặng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội để khai phá được những giới hạn tiềm năng của bản thân. Ngược lại, dám đánh đổi một công việc quen thuộc, một mức lương ổn định… để tìm kiếm cơ hội mới là một thách thức lớn với mọi người.

Nhảy việc mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới
© Pexels.com

Quyết định nhảy việc hiển nhiên đi kèm với vô vàn nỗi lo mới: thu nhập, sự phù hợp với công việc mới, môi trường mới…  Tuy vậy, muốn bắt được cọp phải dấn thân vào tận hang. Có thế bản thân mới tìm được giá trị đích thực của mình.

Đọc thêm: Lựa Chọn Nghề Nghiệp Thế Nào Khi Không Biết Mình Thích Nghề Gì?

Cơ hội tìm kiếm công việc và môi trường yêu thích

Người trẻ nhảy việc nhiều, không hẳn không có lý do. Phần lớn bắt đầu khi vị trí việc làm, môi trường hiện tại không phải là thế mạnh, và dần không mang lại niềm vui cho họ. 

Vì vậy nhảy việc là một hành động thực sự cần thiết để khơi lại động lực làm việc. Từ đó mở ra con đường mới mẻ cho sự nghiệp trong tương lai.

Cơ hội phát triển nhiều kỹ năng

Nhảy việc không chỉ giúp người trẻ rèn luyện được những kỹ năng cứng như những kiến thức, kinh nghiệm làm việc mà mỗi môi trường, đồng nghiệp khác nhau lại mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. 

Hơn thế nữa, việc tìm kiếm một môi trường khác còn giúp bạn phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp với mọi người.

nhảy việc đem lại cơ hội phát triển nhiều kỹ năng
© Pexels.com

Đọc thêm: Khi Nào Nên Thay Đổi Công Việc?

Cơ hội gia tăng thu nhập

Không thể phủ định thu nhập là một trong những lý do quan trọng, tạo tiền đề cho giới trẻ nhảy việc. Một số lớn các doanh nghiệp hiện nay tạo nhiều cơ hội cho người trẻ thể hiện tài năng, cùng mức lương thưởng rất đáng để cân nhắc. 

Đồng thời, chính sách tăng lương ổn định cho người cũ ở một số doanh nghiệp có thể khiến họ gặp nhiều khó khăn khi có ý định đề xuất tăng lương. Vậy nên, nhảy việc cũng là một cách để người đi làm ngày nay giải quyết về vấn đề lương bổng khi đi làm.

Cơ hội mở rộng mối quan hệ trong nghề

Như có đề cập ở phía trên, những kỹ năng mềm bạn học được khi chuyển các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp bạn gia tăng các mối quan hệ trong nghề. 

Nhờ vậy, bạn có thêm nhiều cơ hội mới được mở ra nhờ vào những mối quan hệ ấy. Càng quen biết với nhiều người, nhiều chuyên gia trong nghề bạn yêu thích bạn, bạn không chỉ học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích mà còn có thể được dẫn dắt để phát triển tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

Đọc thêm: Cách Thích Nghi Với Môi Trường Làm Việc Mới Dễ Dàng

Có nên nhảy việc quá thường xuyên?

Nhảy việc không xấu, nhưng nếu nhảy việc quá thường xuyên thì sẽ lợi bất cập hại. Nó không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho doanh nghiệp nơi bạn đã và sắp làm việc. 

Gây mất thiện cảm với những nhà tuyển dụng sau này

Khi nhảy việc quá thường xuyên, mỗi công việc chỉ làm vài tháng, bạn đang mang lại cho nhà tuyển dụng trong tương lại một cảm giác không an toàn. Họ có thể nghi ngờ rằng bạn sẽ ở lại bao lâu với công ty của họ? 

Gây mất thiện cảm với những nhà tuyển dụng sau này
© Pexels.com

Lãng phí thời gian của chính mình

Bạn sẽ khó có thể thể học hỏi được về chuyên môn và hiểu rõ về công việc của mình nếu như thời gian bạn đồng hành cùng nó quá ngắn. Bạn thường sẽ phải cần từ 6 tháng trở lên để có thể hoàn toàn quen thuộc và thành thạo với công việc hiện tại của mình.

Có thể nói, mỗi lần nhảy việc là một lần bạn phải bắt đầu lại từ số 0 với môi trường mới với cách vận hành mới. Cho nên, dẫu bạn vẫn có thể dùng lại kiến thức ở công việc cũ để hỗ trợ về chuyên môn nhưng liệu sau khi nhảy việc, điều này có còn phù hợp trong một văn hóa làm việc khác? Hãy tự suy ngẫm và đánh giá thật kỹ nhé!

Ảnh hưởng đến việc xây dựng networking 

Để phát triển sự nghiệp, bạn cần duy trì các mối quan hệ trong ngành để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc và kết nối cho những thăng tiến trong tương lai.

Tuy nhiên, nhảy việc thường xuyên khiến cho việc làm quen và kết nối với các đồng nghiệp xung quanh trở nên chóng vánh hơn.

Trong thế giới chuyên nghiệp, mọi người sẽ không sẵn sàng giới thiệu hay đưa những cơ hội mới đến với bạn khi không thật sự hiểu về khả năng và tính cách của bạn.

Mục kinh nghiệm làm việc trong CV trông “chắp vá”

Không khó để nhận thấy rằng việc bạn ghi quá nhiều công ty bạn đã từng làm việc vào CV, với thời gian cống hiến quá thấp là một điểm trừ lớn cho bạn. 

Mục kinh nghiệm làm việc trong CV trông “chắp vá”
© Pexels.com

Sẽ chẳng ai cảm thấy dễ chịu khi nghe một “bản nhạc” cứ bật được vài phút là dừng cả, Tương tự, khi nhảy việc, bạn sẽ cần một khoảng thời gian trống nhất định (gap time) để ứng tuyển cho vị trí mới. Việc thay đổi liên tục các vị trí công việc, công ty khác nhau sẽ tạo nhiều đoạn ngắt quãng khiến CV của bạn kém đi phần chuyên nghiệp đấy.

Nhà tuyển dụng sẽ có khả năng đánh giá xấu về kinh nghiệm làm việc, tính chuyên nghiệp và cách bạn giao tiếp với đội nhóm…

Bỏ qua nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển

Bạn biết đấy, việc tiếp tục ở lại công ty cũ với số kinh nghiệm và thời gian cống hiến nhất định sẽ dễ dàng giúp bạn phát triển trong sự nghiệp hơn. Quản lý doanh nghiệp sẽ có xu hướng cân nhắc thăng tiến các nhân viên nội bộ trước khi tuyển các ứng viên bên ngoài, vừa tiết kiệm chi phí tuyển dụng, vừa nâng cao tỉ lệ phù hợp giữa ứng viên và công việc.

Trong khi đó, nhảy việc khiến bạn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn, thậm chí còn bao gồm cả việc bằng đầu lại từ con số 0.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Thăng Tiến Trong Công Việc Nhanh Chóng?

Dễ trở nên “cả thèm, chóng chán”

Số liệu từ cách báo cáo khoa học cho thấy rằng, khi liên tục nhảy việc, bạn sẽ trở nên “cả thèm, chóng chán” hơn so với những người duy trì ở lại một doanh nghiệp nhất định. Đồng thời việc này còn có nguy cơ khiến bạn dễ dàng mất phương hướng và mục tiêu ban đầu.

nhảy việc thường xuyên khiến bạn dễ trở nên “cả thèm, chóng chán”
© Pexels.com

Đọc thêm: Làm gì khi chán việc hiện tại?

Khi nào nhảy việc được xem là “quá thường xuyên”?

Tuy có cả mặt lợi và hại, thế nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng và liên tục đổi mới khiến cho nhảy việc là một hành vi tất yếu của mọi người. 

Câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Bạn nên thay đổi công việc bao lâu một lần? Đáp án được nhiều người đưa ra, và được các nhà tuyển dụng chấp nhận rơi vào khoảng 3-4 năm/lần. Hoặc tối thiểu là 1-2 năm đối với các bạn trẻ mới ra trường, cho có nhiều thâm niên đi làm.

Khi nào nhảy việc được xem là “quá thường xuyên”?
© Pexels.com

Vậy, bạn có nên nhảy việc lúc nào? 

Bạn đã gắn bó cùng công ty được một khoảng thời gian đủ lâu nhưng vẫn đang phân vân chưa biết có nên nhảy việc hay không? Khi nào nên nghỉ việc? Các dấu hiệu sau sẽ giúp bạn biết được câu trả lời:

  • Bạn thực sự giỏi trong công việc này. Mọi điều quá suôn sẻ hoặc chẳng còn quá nhiều điều mới để học hỏi, đã đến lúc bạn nên nhảy việc. Giúp bản thân tránh khỏi sự trì trệ, một công việc mới mang lại cảm hứng là một quyết định thật sự cần thiết cho bạn ngay lúc này.
  • Bạn thấy rằng bản thân không giỏi công việc đó. Điều này rõ hiển nhiên, nhưng không thể không nhắc đến. Đôi khi các kỹ năng của bạn không phù hợp với những gì công việc yêu cầu. Nếu cảm thấy không hứng thú hoặc không có kinh nghiệm phù hợp, hãy cân nhắc nhảy việc.
  • Bạn vừa giành được thành tựu lớn sau một dự án. Sau khoảng thời gian làm việc vất vả, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm các vị trí mới. Đồng thời, những thành tích đạt được chính là lợi thế cho bạn khi ứng tuyển.
  • Mục tiêu của bạn không phù hợp với công ty. Thật may mắn thay nếu như mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với công ty bạn đang làm việc. Ngược lại, nếu không, đã đến lúc bạn phải tìm cho mình một cơ hội mới.
  • Kỹ năng của bạn không được tận dụng/đánh giá cao. Nếu sếp không thừa nhận khả năng của bạn, hay bạn cảm thấy vị trí này chẳng còn xứng đáng với công sức và tài năng mình bỏ ra… Đừng ngại nhảy việc để tìm cơ hội tốt hơn nhé!

Đọc thêm: Sau Khi Nghỉ Việc Nên Làm Gì?

Lời kết

Đọc tới đây, Glints tin chắc bạn đã biết đáp án cho câu hỏi “Có nên nhảy việc thường xuyên hay không” rồi đúng chứ?

Nhảy việc thường xuyên… Không nên lắm đâu. Nhưng có lẽ nhảy việc là điều bạn cần làm ít nhất một lần trong con đường sự nghiệp của mình để tiến xa hơn đấy!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X