×

Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?

Ngày đăng: 26/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 02/04/2024

Xuất nhập khẩu là gì? Tiềm phát triển ngành, cũng như cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là cụm từ gộp của hai hoạt động: nhập khẩu và xuất khẩu. Theo đó, hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời.

Luật thương mại Việt Nam định nghĩa khái niệm xuất nhập khẩu là “hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân giữa các quốc gia với nhau theo các hợp đồng mua bán, bao gòm hoạt động tạm nhập tái xuất, và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa”.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngoại thương là một hoạt động thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia.

Tại Việt Nam, xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến như:

  • Duy trì sự tăng trưởng của GDP, và nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, qua đó cải thiện vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần gia tăng số lượng ngoại tệ trong nước, cán cân thanh toán được cải thiện, và giúp nước ta từng bước tiếp cận và đổi mới các công nghệ thông qua các hình thức kinh doanh.
  • Người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa đa dạng từ khắp các quốc gia trên thế giới.
  • Việc khai thác tiềm năng, nguồn nhân lực và tài nguyên của đất nước trở nên hiệu quả hơn.
  • Khi ngành xuất nhập khẩu phát triển, nhiều cơ hội việc làm mới được mở ra tạo công ăn việc làm cho người lao đồng, và khuyến khích đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

Đọc thêm: Top 10 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Đầu Tại Việt Nam

2. Tiềm năng phát triển ngành xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

xuất nhập khẩu là gì
Tiềm năng các cong việc xuất nhập khẩu là gì?

Nước ta có tiềm năng phát triển xuất nhập khẩu như thế nào? Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730,21 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước(tăng trên 8%).

Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước; mức thặng dư hàng hoá đạt 12,4 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2023). Điều này giúp Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 ĐNÁ và trong nhóm 20 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phát triển nhất thế giới.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có tính đa dạng, tốc độ tăng trưởng ổn định và mở rộng ra các thị trường mới. Thị trường xuất khẩu đang phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đã tận dụng hiệu quả cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam.

Hoạt động nhập khẩu cũng chứng kiến sự mức tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Có thể thấy, tiềm năng phát triển của ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam rất rộng mở.

Đọc thêm: Tất Tần Tật Về Tiềm Năng Và Công Việc Của Ngành Logistics Tại Thị Trường Việt Nam

3. Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu ra sao?

Triển vọng nghề nghiệp ngành xuất nhập khẩu như thế nào? Theo dự báo của Viện Chiến lược, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2024, nước ta cần khoảng 100.000 nhân sự chất lượng trong lĩnh vực logistics và xuất nhập khẩu. Trong đó, nhu cầu lớn tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Một số vị trí việc làm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu có thể kể đến như:

3.1. Nhân viên mua hàng

Nhiệm vụ chính: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu, cung cấp hoàng hóa chất lượng, qua đó, đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

Mức lương tham khảo cho vị trí đầu vào (entry-level) tại các công ty xuất nhập khẩu: 8 – 10 triệu đồng/tháng.

Tham khảo ngay các cơ hội làm nhân viên mua hàng cùng Glints:

3.2. Nhân viên xuất nhập khẩu

Nhiệm vụ chính: Đảm nhận việc xử lý các vấn đề về hàng hóa xuất khẩu, hoàn tất hồ sơ hải quan cho doanh nghiệp để tiến hành nhập khẩu, bán hàng hóa ra nước ngoài.

Mức lương tham khảo cho vị trí đầu vào (entry-level): 8 – 11 triệu đồng/tháng.

Tham khảo loạt vị trí trong ngành xuất nhập khẩu dưới đây:

3.3. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Nhiệm vụ chính: Xử lý các giấy tờ, chứng từ và hồ sơ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Mức lương tham khảo cho vị trí đầu vào (entry-level): 6 – 8 triệu đồng/tháng.

3.4. Nhân viên hiện trường

Nhiệm vụ chính: Thực hiện giám sát, theo dõi và kiểm tra tình hình hàng hóa trong kho và trên cảng trước khi được sắp xếp lên phương tiện vận chuyển. Qua đó, nhằm kịp thời phát hiện các sự cố và thông báo đến các bộ phận liên quan để xử lý.

Mức lương tham khảo cho vị trí đầu vào (entry-level): 6 – 9 triệu đồng/tháng.

3.5. Nhân viên thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ chính: Thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của chứng từ và xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, qua đó đảm bảo các giao dịch được thực hiện theo đúng quy trình, cũng như quy định của pháp luật.

Mức lương tham khảo cho vị trí đầu vào (entry-level): 9 – 10 triệu đồng/tháng.

Tham khảo và ứng tuyển việc làm thanh toán quốc tế dưới đây:

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về ngành xuất nhập khẩu là gì, cũng như triển vọng nghề nghiệp của ngành mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn niều thông tin và góc nhìn thú vị.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X