×

Workaholic là gì? Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Một Người Workaholic

Ngày đăng: 04/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/01/2023

workaholic là gì

Trên mạng xã hội chúng ta vẫn thường nói đùa với nhau rằng “nghề chọn người chứ có mấy ai chọn đi làm”. Chắc chắn rồi, việc đi làm mỗi ngày kiếm tiền trang trải các chi phí đôi khi là trải nghiệm không mấy dễ chịu. Nhiều người trong số chúng ta “không thích làm việc” nhưng nó vẫn là một phần quan trọng mà ta không thể từ bỏ. 

Ngược lại, có những người chỉ biết đến công việc, yêu thích và say mê nó. Dù là lúc giải lao hay ngày nghỉ, họ cũng không ngừng nghĩ về công việc. Những người như vậy được gọi là workaholic hay theo chủ nghĩa nghiện việc – workaholism

Workaholic là gì và đâu là những biểu hiện của một người nghiện công việc? Bạn đọc ngay để biết nhé. 

Workaholic là gì? 

Như đã giới thiệu workaholic có thể hiểu nôm na là “nghiện việc hay người nghiện việc”. Từ điển Oxford định nghĩa workaholic như sau: “a person who compulsively works hard and long hours”. Tạm dịch là “một người làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ”. 

workaholic
Workaholic là gì

Workaholic thực chất không phải là một từ mới mẻ. Khái niệm workaholism (chủ nghĩa nghiện việc) xuất hiện đầu tiên vào năm 1971 trong cuốn sách Confessions of a Workaholic: The Facts about Work Addiction của tác giả, bộ trưởng và nhà tâm lý học người Mỹ Wayne Oates. 

Trong đó, ông đã mô tả workaholic là sự bắt buộc hoặc nhu cầu không thể kiểm soát việc làm việc không ngừng. 

Sau này, những nghiên cứu về workaholism đã được mở ra nhưng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những bất đồng xoay quanh cách xác định và đo lường cấu trúc. 

Nhiều đặc điểm của workaholism cũng được thêm vào bởi nhiều người sau Oates. Có người gọi nó là sự nghiện làm việc, một bệnh lý. Người khác thì cho rằng đó là một hội chứng khi mà người ta có động lực làm việc cao nhưng không mấy thích thú với công việc. 

Xâu chuỗi lại tất cả các khía cạnh được nhắc đến nhằm mô tả workaholic, nhóm tác giả nghiên cứu về workaholism đã đúc kết 3 đặc điểm để khái quát về workaholism hay workaholic như sau: 

  • Cảm thấy bắt buộc phải làm việc vì áp lực bên trong
  • Có những suy nghĩ dai dẳng về công việc khi không làm việc 
  • Làm việc vượt quá mong đợi bình thường (được thể hiện qua yêu cầu công việc hoặc nhu cầu kinh tế cơ bản) bất chấp khả năng gây ra hậu quả tiêu cực

6 dấu hiệu nhận biết bạn có phải là một người workaholic hay không

Hiểu về workaholic là gì rồi, vậy cụ thể những biểu hiện nào sẽ xuất hiện ở một người nghiện việc? Dưới đây là 5 đặc điểm nhìn là biết ngay ai workaholic được chỉ ra bởi nhà trị liệu tâm lý Ana Jovanovic. 

1. Người nghiện việc cảm thấy khó chịu và lo lắng khi không làm việc

Một workaholic thường không thích công việc của họ nhưng được làm việc khiến họ cảm thấy thoải mái, có tổ chức và có ý nghĩa. Ngược lại, khi không làm việc họ sẽ cảm thấy tội lỗi, bồn chồn và vô dụng. 

Mặc dù không có nhiều việc để làm thì workaholics vẫn hiếm khi cho phép họ được nghỉ ngơi. 

2. Luôn ưu tiên công việc là trên hết

workaholics
Người workaholic luôn ưu tiên công việc

Người nghiện việc coi công việc là trên hết. Dù có là ngày nghỉ, họp mặt gia đình bạn bè, thậm chí có ốm đau họ vẫn suy nghĩ về công việc. Theo Ana Jovanovic, đối với những người này làm việc có thể mệt mỏi đấy, nhưng không làm còn mệt hơn. 

Nhiều workaholic vì thế mà được cho là tham công tiếc việc, một số còn không ngại gán cho họ cái mác “ham tiền”. 

3. Người nghiện việc không hoặc dành rất ít thời gian cho cuộc sống ngoài công việc

Vì luôn ưu tiên công việc nên workaholics có ít hoặc không dành thời gian cho những việc khác như kết nối với mọi người bao gồm cả đồng nghiệp lẫn các mối quan hệ bên ngoài.

Thời gian rảnh rỗi không hoàn toàn “rảnh rỗi” đối với người nghiện việc vì trong đầu họ luôn nghĩ về công việc. 

Jovanovic đã đưa thêm nhận định về việc này rằng workaholic luôn khiến họ trở nên cần thiết trong công việc. Họ không dựa dẫm vào đồng nghiệp và không để nhóm của mình kiên cường hoạt động mà không có họ. 

Đọc thêm: 8 Mẹo Sắp Xếp Công Việc Hiệu Quả

4. Mang việc về nhà

Thường xuyên mang việc về nhà hay làm việc khi đã hết giờ làm cũng là một biểu hiện của workaholic. Bạn có thể mất cả buổi tối đáng ra cần cho cơ thể nghỉ ngơi để giải quyết nốt công việc còn dang dở hoặc làm cả việc cho hôm sau. 

5. Không thừa nhận mình là workaholic

Hầu hết workaholic không thừa nhận họ là người nghiện việc. Thay vào đó, họ có thiên hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, chẳng hạn như họ cần được thăng chức, có quá nhiều việc cần làm hoặc có đồng nghiệp lười biếng. 

Một nguyên nhân khá sâu xa khiến người ta nghiện việc mà nhà trị liệu tâm lý Ana Jovanovic xác nhận: “Làm việc nhiều giờ là cách được xã hội chấp thuận để ngăn chặn các vấn đề cấp bách khác trong cuộc sống”. Hẳn là các workaholic luôn cảm thấy họ đang làm việc có ý nghĩa cho cuộc sống rồi. 

Do đó, ngay cả bản thân chúng ta cũng sẽ khó thừa nhận rằng nghiện việc đang cản trở chúng ta tập trung vào việc sống. 

6. Người nghiện việc thường không cảm thấy hạnh phúc

thế nào là người workaholic
Người nghiện việc thường không hạnh phúc

Những người dành trọn đam mê cho công việc và đặt toàn bộ năng lượng vào nó không phải là người workaholics vì theo như Ana Jovanovic, người nghiện việc không hạnh phúc. Họ không làm việc vì thấy vui, họ làm việc để xoa dịu những cảm xúc tiêu cực đến từ việc không làm gì. 

Sự thật về số giờ làm việc của workaholic

Nhiều người sẽ có chung thắc mắc về số giờ làm việc của người workaholic vì làm việc trong nhiều giờ liền là một biểu hiện rõ rệt nhất của họ. Điều này kéo theo câu hỏi: “Vậy làm việc trong bao lâu thì được coi là workaholic?” 

Một tuần có 168 giờ. Một người làm việc full-time 8 tiếng một ngày có số giờ làm việc là 40 giờ/tuần. Nếu bạn làm việc quá 40 giờ mà không có thời gian cho ăn, ngủ, nghỉ, vui chơi giải trí, chữa lành, v.v., thì có thể đang có một vấn đề và bạn tiệm cận với workaholism. 

Nhưng…

Số giờ làm việc không hoàn toàn nói lên một người có workaholic hay không vì có nhiều trường hợp người ta bắt buộc phải làm thêm giờ, tăng ca, hoặc làm nhiều công việc trong nhiều giờ vì vấn đề tài chính. 

Do đó, số giờ làm việc của một workaholic sẽ không cố định mà chỉ có thể ước lượng. Và con số sẽ rất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Để biết được số giờ làm việc của workaholic là gì, điều cần làm là hiểu rõ làm việc nhiều giờ không có nghĩa là workaholic

Một bài báo trên Harvard Business Review cũng đã nói về sự khác nhau giữa workaholic (nghiện làm việc)working long hours (làm việc nhiều giờ) từ kết quả của một nghiên cứu trên 3500 nhân sự vào năm 2010. 

Theo đó, làm việc nhiều giờ không liên quan đến các vấn đề về sức khỏe trong khi workaholism (nghiện việc) thì có. Cụ thể, những người làm việc nhiều giờ (thường là hơn 40 giờ/tuần) nhưng không bị ám ảnh về công việc không tăng mức độ RMS (Rhabdomyosarcoma: u cơ vân ác tính) và báo cáo ít về tình trạng sức khoẻ hơn là những người có biểu hiện nghiện việc. Mà biểu hiện của workaholic là gì thì chúng ta đã tìm hiểu bên trên. 

Họ cũng cho biết thêm rằng workaholics dù làm việc nhiều hay ít giờ thì cũng có nhiều khiếu nại về sức khỏe hơn. Họ cần nhiều thời gian phục hồi, bị khó ngủ, dễ hoài nghi, mất cảm xúc và chán nản hơn những người chỉ đơn thuần là làm việc nhiều giờ và không có xu hướng nghiện việc. 

Thực tế làm việc 55 – 64 giờ/tuần hay 45 – 55 giờ/tuần khó có thể quyết định một người là workaholic hay không. Trong nhiều trường hợp những con số này còn có thể bị khống lên do cách tính và ước lượng thời gian làm việc không chính xác. 

Điều này có thể dẫn đến một suy nghĩ về làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh. Chúng ta nên xác định cụ thể thời gian cho mỗi nhiệm vụ và lập một bảng quản lý thời gian công việc cho mỗi ngày, mỗi tuần. Bạn cần bao nhiêu thời gian để kiểm tra email, bao nhiêu thời gian để viết xong một bản báo cáo, v.v. Việc này sẽ giúp chúng ta ước tính thời gian làm việc một tuần chính xác hơn và làm việc có tổ chức hơn thay vì làm nhiều giờ mà không hiệu quả. 

Nếu có thể tối ưu tối đa thời gian làm việc, một người có thể làm hết công việc trong thực tế 25 – 30 giờ/tuần thay vì 45 – 55 giờ/tuần. 

Cách vượt qua và loại bỏ chứng nghiện làm việc

Workaholic không phải là một xu hướng, nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp của một người. Và nếu là một workaholic, bạn không có gì phải xấu hổ cả. 

Như đã nêu trên, workaholic thực sự có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do vậy, để cải thiện tình trạng nghiện việc trước khi quá muộn, nếu đang là một workaholic, hãy thử áp dụng những cách sau đây: 

1. Chấp nhận sự thật rằng mình là một workaholic và cam kết sửa đổi

người workaholic
Thừa nhận mình là một người nghiện công việc

Như đã đề cập, workaholic thường không gọi hoặc muốn bị gọi là người nghiện việc. Do đó, thừa nhận bản thân là một workaholic đã là một nửa thành công trong quá trình loại bỏ nó. 

Một thi đã nhận ra vấn đề bạn sẽ có động lực để thay đổi. Hãy tưởng tượng về viễn cảnh được thư giãn, thoải mái và tận hưởng công việc lẫn cuộc sống mà không phải cắm đầu vào công việc cả ngày. 

2. Đặt ra những giới hạn 

Nguyên nhân khiến bạn làm việc nhiều giờ là để mình vượt quá thời gian làm việc bình thường. Hãy xác định lượng thời gian cần thiết cho mỗi công việc và cố gắng hoàn thành trong khoảng thời gian đó và dành phần còn lại trong ngày/tuần vào những việc khác. 

Tan làm đúng giờ, không mang việc về nhà, không làm việc quá nhiều vào cuối tuần để có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

3. Nói chuyện với sếp 

Nói với cấp trên rằng bạn đang có vấn đề và có kế hoạch giải quyết nó là việc nên làm. Một người sếp tốt sẽ muốn bạn có được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Họ có thể hỗ trợ bạn sắp xếp lại công việc, thứ tự ưu tiên để bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn là chỉ tập trung vào công việc. 

4. Nghỉ ngơi có chủ đích 

nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi

Người nghiện việc thường bỏ qua thời gian nghỉ ngơi và thay thế bằng công việc. Họ cảm thấy tội lỗi khi không làm việc. Do đó đây sẽ là một thử thách đối với họ. Tuy nhiên, chỉ có san sẻ thời gian cho cả hoạt động nghỉ ngơi, giải trí mới giúp workaholic tránh xa được công việc khi không cần thiết. 

Hãy ghi vào lịch của bạn ngày giờ cụ thể cho những cuộc hẹn gia đình, đi du lịch hoặc đơn giản là hoạt động nhỏ giúp bạn thư giãn như xem phim, đọc sách. 

Đôi khi viện đến sự trợ giúp của ai đó để khiến bạn tránh xa màn hình máy tính, điện thoại là một phương pháp hiệu quả. Bạn có thể rủ bạn bè, người đi chơi vừa phân tán suy nghĩ về công việc vừa vun đắp kết nối. 

Đọc thêm: Làm Gì Khi Quá Tải Công Việc

5. Tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia

Nếu thử hết các cách trên mà vẫn không thể ngăn bạn thoát khỏi workaholism thì hãy tìm đến chuyên gia nhé. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích và phương pháp khoa học phù hợp với cá nhân bạn. 

Các chuyên gia sẽ lắng nghe và giúp bạn giải tỏa áp lực tâm lý gây ra bởi workaholism. 

Tạm kết 

Công việc là một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh công việc, chúng ta còn rất nhiều điều tốt đẹp khác có thể khám phá. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất khó nhưng cũng không nên chọn là một workaholic. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về workaholic là gì, biểu hiện của người nghiện việc và cách để thoát khỏi tình trạng này. 

Hy vọng mỗi chúng ta đều tìm thấy niềm vui trong công việc và dù có phải làm việc nhiều như thế nào chúng ta vẫn có thời gian chăm sóc cho bản thân, ở bên những người thân yêu và tận hưởng cuộc sống. 

Tham khảo: 

Workaholism: It’s not just long hours on the job

5 recognizable signs that you’re probably a workaholic

Are you a workaholic? 7 tips to overcome it

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X