×

6 Vai Trò Quan Trọng Của Người Lãnh Đạo – Cách Để Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Xuất Sắc

Ngày đăng: 06/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 07/01/2023

Trong một nhóm hay tổ chức vai trò của nhà lãnh đạo là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc? Đây là các câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

6 vai trò của nhà lãnh đạo

Trong một tổ chức nhà lãnh đạo đóng vai trò không thể thiếu, trong phần này cùng Glints tìm hiểu chi tiết vai trò người lãnh đạo nhé. 

Người định hướng

Một tổ chức muốn đi đúng đường không thể thiếu được sự định hướng của nhà lãnh đạo. Leader đóng vai trò truyền đạt lại mục tiêu của doanh nghiệp để mọi người trong team đều nắm rõ. Liên kết mục tiêu của tổ chức với mục tiêu cá nhân để hỗ trợ những mục tiêu lớn hơn.

Nhà lãnh đạo là người đảm bảo công sức và mục tiêu của nhóm gắn với định hướng chung mà tổ chức đã đề ra.

Nhà lãnh đạo phục vụ

Robert Greenleaf – Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T vào năm 1970 đã đưa ra ý tưởng về nhà lãnh đạo tốt trước hết phải tự xem mình như một người phục vụ.

Điều này giúp họ học tập và phát triển và xem nhân viên cấp dưới của mình như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bản thân.

ví dụ về vai trò của người lãnh đạo
Vai trò của nhà lãnh đạo là gì?

Người huấn luyện

Động viên, khuyến khích nhân sự cấp dưới của mình là một trong những vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo. Từ đó giúp nhân sự làm việc với tâm lý thoải mái nhất, đây là điều kiện giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Người quản lý tiêu chuẩn và kết quả

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ chịu trách nhiệm việc đảm bảo kết quả cần đạt được. Bạn cần duy trì những tiêu chuẩn khắt khe dành cho bản thân và nhân sự cấp dưới của mình.

Người làm gương

Khả năng lãnh đạo của bạn sẽ được thể hiện trong hành vi hay cách cư xử với nhân sự. Nhà lãnh đạo là một tấm gương cho nhân sự cấp dưới của mình.

Bạn có thể thấy, một nhà lãnh đạo luôn đúng giờ, tuân thủ kỷ luật thì nhóm của họ cũng sẽ như vậy và ngược lại.

Đọc thêm: Đừng Để Những Tật Xấu Nơi Công Sở Này Làm Sự Nghiệp Của Bạn Xuống Dốc

Người làm chủ thay đổi

Đổi mới là một xu hướng tất yếu giúp nâng cao hiệu quả công việc. Do đó, là một nhà lãnh đạo bạn phải là người nhạy bén và làm chủ những thay đổi đó.

Điều này giúp bạn đảm bảo nhóm của mình luôn làm việc năng suất và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi, phát triển.

bạn đảm bảo nhóm của mình luôn làm việc năng suất và thích ứng linh hoạt
Bạn cần đảm bảo nhóm của mình luôn làm việc năng suất và thích ứng linh hoạt.

Đọc thêm: Mô Hình 5 Cấp Độ Lãnh Đạo: Làm Thế Nào Để Đạt Đến Đỉnh Cao

7 cách để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc

Không phải ai ngay từ ban đầu cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, mà quá trình cần phải học tập, rèn luyện, trau dồi không ngừng. Dưới đây Glints sẽ chia sẻ cho bạn 7 cách để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc.

Tương tác, giao tiếp cởi mở

Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, các thành viên cởi mở trong việc chia sẻ giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà lãnh đạo cần phải sở hữu. Điều này, giúp tạo dựng niềm tin của bạn trong nhóm và cải thiện tinh thần làm việc chung của cả nhóm.

Kết nối với các thành viên

Một người quản lý giỏi cần biết cách kết nối các thành viên với nhau.

Vai trò của người lãnh đạo là kết nối các thành viên
Vai trò của người lãnh đạo là kết nối các thành viên.

Terry “Starbucker” St. Marie – một nhà văn và nhà tư vấn về lãnh đạo, chia sẻ rằng: trở thành một nhà lãnh đạo tốt đòi hỏi sự tích cực, mục đích, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự khiêm tốn và tình yêu thương. Những đặc điểm sẽ giúp bạn kết nối thực sự với các thành viên trong nhóm. 

Để xây dựng được mối liên hệ với các thành viên trong nhóm, bạn cần có cái nhìn sâu sắc về các thành viên thông qua tìm hiểu kỹ càng tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu; v.v của từng người. 

Khuyến khích cá nhân phát triển

Bạn biết đấy, một trong những vai trò người lãnh đạo cực kỳ quan trọng là việc động viên, khuyến khích nhân viên phát triển bản thân. Một nhà lãnh đạo vĩ đại trao quyền cho nhân viên bằng cách trao cho họ những cơ hội để thử thách và hỗ trợ khi họ cần sự giúp đỡ. 

Giữ thái độ tích cực

Kỹ năng xử lý những tình huống tiêu cực là một yếu tố để đánh giá khả năng lãnh đạo của bạn. 

Tác giả của The Measure of a Leader (iUniverse, 2013) – Robert Mann, đưa ra lời khuyên cho những nhà lãnh đạo nên tập trung vào những điều tốt đẹp trong bất kỳ tình huống nào.

Hãy xem xét ba điều tích cực về một vấn đề trước khi bạn xác định điều gì khiến nó không hài lòng. Càng nhìn vào mặt tích cực của một vấn đề, mọi người càng phản ứng tích cực với nhau hơn.”

Chỉ bảo nhân viên thay vì ra lệnh

Ví dụ về vai trò của người lãnh đạo là một người biết cách chỉ cho người khác những gì họ được yêu cầu, thay vì chỉ nói cho họ. 

Thay vì ra lệnh cho các thành viên trong nhóm, bạn nên chỉ bảo họ. Điều này sẽ giúp nhân sự đó có thể phát triển thành một lãnh đạo tài năng trong tương lai.

vai trò của người lãnh đạo
Nguyên tắc và vai trò người lãnh đạo là hỗ trợ chứ không phải “chỉ tay 5 ngón”.

Đặt mục tiêu và kỳ vọng cho nhân viên rõ ràng

Một nhà lãnh đạo cần biết cách đặt mục tiêu cho nhóm và từng nhân viên rõ ràng. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, bạn hãy khuyến khích các thành viên đặt câu hỏi và trả lời nó. Qua đó tăng mức độ tương tác giữa bạn và team member.

Cởi mở với những ý tưởng mới

Một nhà lãnh đạo giỏi có trí tuệ cảm xúc để hiểu và chấp nhận sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Thay vì việc cố duy trì một trạng thái chỉ vì một mục đích nhất quán, hãy cởi mở và đón nhận sự đổi mới. Mỗi người sẽ có những ý tưởng độc đáo, bạn hãy cố gắng tận dụng nó.

Khi giải quyết một vấn đề hãy khuyến khích các thành viên đưa ra quan điểm, hiểu biết của họ. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ có thể cởi mở đưa ra những ý tưởng mới. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về vai trò của nhà lãnh đạo và cách để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Đọc thêm: Tư duy tích cực là gì? Cách rèn luyện tư duy tích cực

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X