×

10 Lý Do Dẫn Đến Kinh Doanh Thất Bại & Cách Để Vực Dậy Mạnh Mẽ Hơn Trước

Ngày đăng: 06/01/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 06/01/2023

Kinh doanh thất bại là một vấn đề không một doanh nghiệp hay cá nhân nào mong muốn xảy ra với mình. Học hỏi từ chính những thất bại là cách sẽ giúp bạn tự tin và mạnh mẽ hơn trên con đường khởi nghiệp của mình. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ cho bạn những bài học để đời về lý do thất bại kinh doanh, và cách để vực dậy mạnh mẽ hơn.

10 lý do dẫn đến kinh doanh thất bại

Nếu bạn chuẩn bị kinh doanh bạn cần hiểu rõ những lý do thường gặp khiến kinh doanh thất bại để tìm cách khắc phục và hạn chế tối đa rủi ro.

Không tìm hiểu kỹ thị trường trước khi sản xuất

Có thể nói, đây là một lý do hết sức phổ biến dẫn đến tình trạng hàng hóa không bán được do không đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này là hậu quả từ việc không tìm hiểu kỹ thị trường về nhu cầu, đặc điểm nhân khẩu, hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, v.v.

Bạn biết đấy, nếu bạn kinh doanh những chiếc túi sang trọng ở một vùng nông thôn chắc chắn bạn không thể bán được chiếc nào. Đây là một thực tế cho việc không nghiên cứu kỹ thị trường.

Do đó, trước khi kinh doanh, sản xuất sản phẩm nào đó, bạn cần nghiên cứu rõ ràng thị trường nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động marketing cũng cần được triển khai mạnh mẽ để khách hàng tiếp cận đến sản phẩm mới.

Hợp tác với những người không chung ý tưởng

Một dự án kinh doanh sẽ không thể tiến xa hơn nếu bạn và partners không cùng chung lý tưởng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự thất bại trong kinh doanh.

thất bại trong kinh doanh
Không có cộng sự phù hợp là lý do thất bại trong kinh doanh.

Hiểu sai lý do để bắt đầu khởi nghiệp

Nếu bạn khởi nghiệp với những lý do mong muốn được làm chủ người khác hay có nhiều thời gian dành cho mình hơn thì nên cân nhắc kỹ càng về mục đích start-up của bản thân. Bên cạnh đó, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đam mê, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của bản thân.

Kỹ năng quản lý kém

Kỹ năng quản lý kém cũng là một yếu tố dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Với những người trẻ mới khởi nghiệp kinh nghiệm quản lý tổ chức, vận hành, quản lý tài chính, v.v còn rất non nớt. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho dự án. 

Vì thế, trước khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn hãy đảm bảo bản thân có đủ kỹ năng hoặc một mentor giàu kinh nghiệm có thể giúp bạn trong việc quản lý doanh nghiệp. 

Chi phí không được kiểm soát chặt chẽ

Việc kiểm soát chi phí không hiệu quả thì chẳng mấy chốc mà số vốn bạn bỏ ra không mấy chốc mà hết sạch, nâng cao khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính và nợ nần cho doanh nghiệp và bản thân bạn. 

Do vậy, bạn cần có một bộ phận kế toán để kiểm soát hoạt động tài chính trong công ty đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

Thiếu vốn

Nhiều doanh nghiệp đã bị sụt đổ trong một thời gian ngắn do thiếu vốn hoạt động. Việc không hiểu rõ cách vận hành của dòng tiền và đặt ra kỳ vọng “mơ ước” về doanh thu dẫn đến dự trù tiền vốn quá thấp so với thức tế.

Do đó, nếu bạn chuẩn bị khởi nghiệp cần xác định rõ ràng nguồn vốn cần có để doanh nghiệp hoạt động, tính toán về thời gian hoàn vốn.

that bai trong kinh doanh
Không có đủ ngân sách cũng là điều vô cùng nguy hiểm.

Thiếu định hướng chiến lược

Cũng giống với việc thiếu kỹ năng quản lý việc doanh nghiệp thiếu định hướng chiến lược cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.

Khá nhiều các doanh nghiệp mới hoạt động nhưng thiếu định hướng chiến lược, kỹ năng lãnh đạo còn hạn chế. Điều này dẫn đến rất nhiều rủi ro cho sự tồn tại của tổ chức. Vì thế, để hạn chế tối đa rủi ro bạn cần tìm một mentor hoặc một partner có kinh nghiệm để hỗ trợ.

Địa điểm kinh doanh không phù hợp

Việc không phân tích kỹ càng các nhóm khách hàng mục tiêu dẫn đến những quyết định sai lầm về sản phẩm và địa điểm hoạt động kinh doanh. 

Cũng như việc tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng trước khi sản xuất, bạn cần nghiên cứu kỹ càng thị trường mục tiêu mà sản phẩm của bạn hướng đến để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.

Mở rộng quá nhanh

Thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh trong nhiều trường hợp không đi cùng nhau. Bởi nhiều trường hợp thất bại trong kinh doanh do mở rộng quy mô quá nhanh. Điều này có thể đến từ việc quản lý nhân sự lỏng lẻo, kiểm soát tài chính thiếu chặt chẽ. 

Do đó, bạn có thể lựa chọn cách tăng trưởng chậm rãi nhưng chắc chắn. Khi hoạt động kinh doanh đã ổn định, bạn có thể đưa ra quyết định về tốc độ, chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp.

Mở rộng quá nhanh
Tốc độ phát triển cần phù hợp với tiềm năng.

Đọc thêm: Sự Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Người Thất Bại

Làm gì để vực dậy sau thất bại trong kinh doanh?

Thất bại trong kinh doanh là một vấn đề không ai mong muốn phải đối mặt. Vậy làm cách nào để vực dậy nhanh chóng sau sự cố này, cùng Glints tìm hiểu ngay nhé.

Liệt kê ra những điều đã làm sai

Khi không may dự án kinh doanh của bạn bị “phá sản” bạn cần tìm hiểu và liệt kê tất cả những nguyên nhân, điều đã làm sai gây ra. Để chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp lại những vấn đề này trong tương lai.

Chấp nhận “Thất bại là mẹ thành công”

Thay vì ngụy biện lý do, hay cố gắng rót tiền vào một dự án đã đi vào ngõ cụt bạn nên chấp nhận sự thật về sự thất bại của mình. Bạn hãy xem như thất bại này là một phần nhỏ trên con đường dẫn đến thành công của mình, qua đó sẽ giúp bạn vượt qua sự thất bại này một cách mạnh mẽ hơn.

Chấp nhận “Thất bại là mẹ thành công”
Bạn hãy xem như thất bại này là một phần nhỏ trên con đường dẫn đến thành công của mình.

Đọc thêm: Giải Mã 10 Thói Quen Của Người Thành Công

Phác thảo kế hoạch mới

Từ những gì đã làm sai trong quá khứ, các bài học để đời sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh mới sáng suốt và tiềm năng hơn. Khắc phục các điều đã làm sai sẽ giúp bạn bắt đầu khởi nghiệp lại một cách tự tin hơn.

Tập trung sức lực

Qua những bài học từ lần thất bại trước đó, chắc hẳn đem lại cho bạn những bài học rất giá trị và giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Do đó, để vực dậy sau kinh doanh thất bại một cách nhanh chóng, bạn cần tập trung dốc hết sức để đứng dậy để đưa những điều đang dang dở đến đích thành công. Bạn đừng quá suy nghĩ về việc thất bại đó, hãy coi nó như một thử thách nhỏ mà bạn phải đối mặt.

Phân tích SWOT của doanh nghiệp thường xuyên

Phân tích SWOT của doanh nghiệp là hoạt động lên kế hoạch kinh doanh; phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp đang có. Thông qua đây sẽ giúp doanh nghiệp xác định những điều chưa tốt để cải thiện, tiếp tục phát huy thế mạnh và tận dụng thời cơ của thị trường để đi lên.

Bạn hãy sử dụng kết quả phân tích SWOT để thiết lập các mục tiêu kinh doanh và phát triển kế hoạch hành động.

Tin tưởng vào bản thân

Sự nghi ngờ về bản thân là điều bạn sẽ gặp phải khi rơi vào khủng hoảng, dẫn đến trạng thái căng thẳng. Vấn đề này khiến bạn khó mà vực dậy một cách nhanh chóng.

Tin tưởng vào bản thân
Bạn hãy đặt niềm tin vào bản thân rằng bạn có thể vượt qua những khó khăn.

Vậy nên, thay vì cứ tự hoài nghi về năng lực của mình, bạn hãy nhờ đến những đánh giá từ những người đáng tin cậy. Bạn hãy đặt niềm tin vào bản thân rằng bạn có thể vượt qua những khó khăn đó.

Duy trì sự quyết tâm, tư duy tích cực

Theo The Small Business Administration, khoảng một nửa số doanh nghiệp thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên. Để tồn tại và phát triển bạn cần nắm bắt được tư duy chiến binh quyết tâm, tư duy tích cực.

Đọc thêm: Học Gì Để Làm Quản Lý? Kỹ Năng Cần Có Của Quản Lý Giỏi

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về lý do dẫn đến kinh doanh thất bại, cũng cách để vực dậy nhanh chóng mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin giá trị trên con đường khởi nghiệp của mình. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 7

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X