×

Career Cushioning Là Gì? Giải Pháp Hay Chỉ Là Xu Hướng Nhất Thời? 

Ngày đăng: 07/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/01/2023

career cushioning

Trước tình hình kinh tế không ổn định, quite firing hay layoffs diễn ra liên tục, người đi làm dần hình thành suy nghĩ phòng bị nhằm chuẩn bị trước cho tình thế xấu nhất. Nhiều người bắt đầu “career cushioning” từ sớm để dù công ty họ đang làm xảy ra bất trắc gì, họ vẫn có lựa chọn an toàn khác. 

Thuật ngữ career cushioning có vẻ vẫn còn khá mới lạ. Bài viết này sẽ giải thích career cushioning là gì và lợi ích mà nó đem lại đối với công việc của mỗi người trong thời đại kinh tế không chắc chắn như bây giờ. 

Career cushioning là gì?

Career cushioning là hoạt động tạo ra kế hoạch dự phòng cho khả năng thất nghiệp, mất việc làm hoặc đơn giản là ý định nghỉ việc trong tương lai. Career cushioning có thể dịch nôm na là “đệm nghề nghiệp”. 

career cushioning là gì
Career cushioning là gì

Trong hoạt động này, người ta không ngừng trau dồi và xây dựng kiến thức kỹ năng cho bản thân và tìm hiểu các vị trí công việc mới trong khi vẫn đang làm công việc hiện tại.

Giống như việc sử dụng cushion trong trang điểm để che đi khuyết điểm trên gương mặt, mọi người cushioning để xoa dịu bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an về việc bất cứ lúc nào mình cũng có thể mất việc. 

Do đó, dù vẫn đang làm công việc hiện tại, nhiều người vẫn career cushioning để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Hoạt động này cũng được thực hiện bởi những người không hài lòng với công việc hiện tại và muốn nghỉ việc khi đã sẵn sàng. 

Một vài số liệu về sự có mặt của career cushioning

Career cushioning có thể vẫn chưa lan rộng hay được gọi tên cụ thể nhưng những dấu hiệu của nó đã và đang xuất hiện ở khắp nơi, nhất là thế hệ trẻ. Theo báo cáo tháng 10 năm 2022 của LinkedIn, ngày càng có nhiều kỹ năng được thêm vào profile của người dùng nền tảng này. Trong đó upskilling đã và đang được các bạn trẻ quan tâm. 

Số lượng lượt tìm kiếm công việc, thảo luận về sa thải và suy thoái kinh tế gia tăng cho thấy mọi người đang career cushioning. Ngoài ra, chuyên gia nghề nghiệp Blair Heitmann của LinkedIn chỉ ra rằng có những dấu hiệu khác cho thấy lực lượng lao động đang nỗ lực kiểm soát tình hình tồi tệ nhất. 

Theo báo cáo, 20% người lên kế hoạch làm việc nhiều giờ hơn và 18% có công việc thứ hai. Con số này cao hơn đối với Gen Z. Cụ thể là 34% sẵn sàng làm thêm giờ, 30% kiếm tiền từ công việc thứ hai, còn 32% đang cân nhắn một công việc ổn định. 

Mặc dù, bạn có thể tìm một công việc mới bất cứ lúc nào nhưng quan sát tình hình kinh tế và có sự chuẩn bị sớm bao giờ cũng tốt hơn. 

Khi nào thì bạn nên làm career cushioning? 

cách career cushioning
Thời điểm thích hợp cho career cushioning

Từ định nghĩa có thể thấy rằng career cushioning là bước đệm để giúp mọi người không bị quá phụ thuộc vào công việc hiện tại và không gặp phải khó khăn nếu bỗng dưng thất nghiệp. 

Tình hình kinh tế không ổn định là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mọi người “lo xa” và tiến hành career cushioning. Trước nguy cơ bị mất việc, người ta sẽ nhận ra được tầm quan trọng của career cushioning nhiều hơn và bắt đầu cushion career của mình. 

Nếu bạn cũng là một trong số đó, người đang làm công việc có thể bị thay thế, có tỷ lệ đào thải cao, hay công ty có thể cắt giảm bạn bất cứ lúc nào, hãy bắt đầu career cushioning ngay thôi. 

Tuy nhiên, career cushioning cũng có thể được thực hiện từ sớm hơn, trước khi bạn nhìn thấy những nguy cơ đó. 

Vì các hoạt động trong career cushioning bao gồm cả việc nâng cao trình độ, kỹ năng nên hiển nhiên bạn có thể làm điều này mọi lúc mà không cần chờ đến khi thực sự cấp bách. 

Đọc thêm: Hãy Đọc Những Điều Này Trước Khi Quyết Định Đổi Nghề

Tiến hành career cushioning như thế nào? 

Có nhiều cách để cushion nghề nghiệp của bạn. Sau đây là một số gợi ý từ Glints: 

1. Đánh giá bộ kỹ năng hiện tại của bạn

Xem xét lại bạn đang sở hữu những kỹ năng gì và mức độ bạn ứng dụng chúng ra sao là một trong những bước quan trọng của career cushioning. 

Những kỹ năng mà bạn học được từ công việc hiện tại có thể là vũ khí để bạn đạt được vị trí tốt hơn hoặc công việc mới phù hợp hơn. 

Các nhà tuyển dụng hiện nay cũng tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng có thể chuyển giao (transferable skills). Đây là những kỹ năng cho phép bạn hoàn thành tốt các công việc khác nhau. 

Trong khi đánh giá lại những kỹ năng mình có, bạn nên ngó qua CV của mình để bổ sung những kỹ năng quan trọng mình còn thiếu. 

2. Tiến hành một bản phân tích SWOT

làm swot analysis trong career cushioning
SWOT Analysis

Sau khi đánh giá xong kỹ năng, hãy thực hiện phân tích SWOT để biết chính xác bạn đang ở đâu. Liệt kê và phân tích các yếu tố bên trong định hình vị trí của bạn trong công ty. 

Điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách, hay kinh nghiệm đều cần được liệt kê và phân tích. 

Các yếu tố bên ngoài như thách thức và cơ hội có thể liên quan đến môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên, v.v. Nếu chưa từng làm phân tích SWOT, bạn có thể tìm hiểu thêm SWOT Analysis là gì và cách thực hiện nó. 

Sau khi làm xong phân tích, bạn sẽ biết được bạn cần gì và sẵn sàng đánh đổi những gì. 

Nếu cơ hội và thế mạnh của bạn bị lấn át bởi điểm yếu và thách thức, bạn sẽ cần có kế hoạch để giải quyết. 

3. Cải thiện kỹ năng hiện tại và học kỹ năng mới

Sau khi đã biết bạn cần gì, tiếp theo là bắt tay vào học và nâng cao kỹ năng của mình. 

Bạn có thể học từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên. Hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn, các khóa đào tạo chuyên sâu đến từ chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn muốn học. 

4. Xây dựng và kết nối network

Những mối liên hệ trong sự nghiệp là vô cùng quan trọng do đó bạn cần duy trì và vun đắp network của mình liên tục chứ không phải chờ đến lúc cần mới ngó ngàng đến.

Networking có thể đem đến cho bạn những cơ hội việc làm mới, cũng là nơi bạn có thể học hỏi được nhiều điều. Càng kết nối được với những người uy tín trong ngành, bạn càng có cơ hội được lắng nghe, được đọc những chia sẻ hữu ích của họ. Không phải những lý thuyết sáo rỗng mà là những kinh nghiệm thực tế. 

5. Thường xuyên cập nhật xu hướng việc làm

cập nhật xu hướng
Cập nhật xu hướng

Thế giới không ngừng biến động và việc cập nhật những tin tức mới nhất để dễ dàng thích ứng với thay đổi là điều cần thiết trong quá trình career cushioning. 

Bạn có thể theo dõi các tờ báo về ngành mà bạn muốn theo đuổi, đăng ký nhận newsletter của họ để cập nhật tin tức mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các trang báo, mạng xã hội về nghề nghiệp, tuyển dụng, chuyện đi làm, v.v. 

Nắm bắt những thông tin mới nhất giúp bạn không bị lỗi thời và dễ dàng tìm được công việc phù hợp. 

6. Có một người huấn luyện viên nghề nghiệp 

Nếu có thể hãy tìm cho mình một người có thể định hướng, dẫn dắt bạn. Đó có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp hoặc một người mentor có thể đưa ra những phân tích khách quan và giải pháp đúng đắn cho vấn đề của bạn. 

7. Sẵn sàng với những cơ hội

Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nghe có vẻ bi quan, nhưng việc không chuẩn bị gì để đến lúc thất nghiệp mới bắt đầu còn tồi tệ hơn rất nhiều. 

Career cushioning giúp bạn an tâm hơn khi tình huống xấu nhất xảy ra vì bạn đã có một kế hoạch dự phòng hoàn hảo. 

Và khi một cánh cửa đóng lại, những cơ hội mới có thể đến bất cứ lúc nào nhờ sự chuẩn bị kỹ càng của bạn. Đến lúc đó, đừng ngại mà hãy cân nhắc thật kỹ và tiến tới công việc phù hợp với mình.

Tham khảo: WTF is career cushioning?

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X