×

Tự Ái Là Gì? Người Tự Ái Cao Có Trở Ngại Thế Nào Trong Cuộc Sống?

Ngày đăng: 10/04/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 19/04/2024

Tự ái là gì? Người tự ái cao là người như thế nào? Làm thế nào để khắc phục tính tự ái của bản thân? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tự ái là gì?

Cắt nghĩa từ “Tự ái”, “tự” có nghĩa là bản thân mình, “ái” có nghĩa Hán Việt là yêu. Như vậy, tự ái có thể hiểu là tự yêu bản thân mình, đề cao cái tôi của bản thân.

Bên cạnh đó, tự ái cũng có thể dùng để chỉ sự hờn dỗi, sự phản kháng tiêu cực của một người khi họ không được công nhận thực lực.

Tự ái trong tiếng Anh là gì? Theo đó, đặc điểm tính cách này trong tiếng Anh là “fragile ego”.

Người tự ái cao là người như thế nào? Dưới đây là một vài biểu hiện thường gặp của người tự ái cao:

  • Thích coi mình là tâm điểm của sự chú ý
  • Dễ bị cảm xúc chi phối
  • Khả năng làm việc nhóm kém
  • Không chịu tiếp thu ý kiến của người khác
  • Có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau
  • Ưa nịnh hơn là nhận lời góp ý trực tiếp từ người khác

2. Tại sao họ dễ tự ái đến vậy?

Tại sao một người lại dễ dàng rơi vào trạng thái tự ái đến vậy? Có thể họ đang gặp phải một vấn đề như dưới đây:

  • Họ có những vấn đề về tâm lý liên quan đến những trải nghiệm trong quá khứ chưa được giải tỏa hoàn toàn.
  • Họ nhận ra rằng, danh dự, niềm tin cá nhân của mình đang bị đe dọa.
  • Họ tự ti, mặc cảm về điều mà họ đang phải đối mặt.
  • Họ bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố bên ngoài như mạng xã hội, lối sống không lành mạnh, v.v.
Người tự ái cao là gì
Người hay tự ái có thể do sự mặc cảm, tự ti, và một số vấn đề tâm lý khác.

Đọc thêm: Tự Ti Là Gì? Vượt Qua Tâm Lý Tự Ti Để Trở Thành Phiên Bản Tốt Hơn Của Chính Mình

3. Tác động của sự dễ tự ái trong cuộc sống

Người dễ tự ái có thể gặp nhiều bất lợi trong các khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như:

  • Không nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, v.v. Người tự ái cao coi trọng quan điểm cá nhân và không quan tâm đến ý kiến của người khác, do vậy, họ thường ít nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng từ người khác. Bên cạnh đó, họ dễ bị yếu tố cảm xúc chi phối, nên đôi khi khó kiểm soát được hành vi của mình.
  • Tự đánh mất các mối quan hệ, cơ hội phát triển: Tự ái cao có thể là một nguyên nhân gây rạn nứt các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, do cái tôi cao, người tự ái có thể tự đánh mất các cơ hội phát triển của mình trong học tập, sự nghiệp.

4. Có cách nào để sửa tính tự ái không?

Để hạn chế những tác động tiêu cực từ tính tự ái, bạn có thể cải thiện đặc điểm tích cách này bằng một vài cách như dưới đây.

Cách để khắc phục tính dễ tự ái, tự ti là gì?

4.1. Đầu tư vào những thứ giúp xây dựng lòng tự trọng của bạn

Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Lý thuyết và Triết học băn 2018 chỉ ra, lòng tự trọng cao đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người cảm thấy mạnh mẽ hơn, không dễ dàng cảm thấy bản thân bị xúc phạm.

Bạn có thể củng cố lòng tự trọng của mình bằng việc chấp nhận những thử thách đến với mình, trân trọng những thành tích cá nhân, đối xử với bản thân một cách trân trọng, v.v.

4.2. Học cách “dừng”

Khi bạn cảm thấy bản thân đang bị xúc phạm, kích động, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, kiểm soát hơi thở của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua những phản ứng cảm xúc nóng vội, bộp chộp, và hành xử một cách hiệu quả hơn.

4.3. “Kệ đi, quan tâm làm gì”

Đôi khi có thể bạn quá nhạy cảm, cho rằng người khác đang nói về mình và tự có những hành động không phù hợp. Điều này vừa mất thời gian của bạn, vừa khiến hình ảnh của bạn trong mắt mọi người trở nên tệ đi.

Thay vì dành thời gian để xem người khác nghĩ gì về mình, bạn hãy dành thời gian để cải thiện bản thân, làm những điều mình muốn.

4.4. Tiếp thu ý kiến

Tiếp thu ý kiến từ mọi người cũng là một cách giúp bạn từng bước cải thiện bản thân. Mỗi người đều có một cái tôi của mình, tuy vậy bạn chỉ nên “phớt lờ” với những ý kiến sáo rỗng, mang tính khiêu khích, v.v. Còn với những lời góp ý thật tâm giúp phát triển bản thân thì nên học cách lắng nghe, tiếp thu để sửa lỗi và trở nên tốt đẹp hơn.

Đọc thêm: Thế Nào Mới Là Góp Ý Mang Tính Xây Dựng Đúng Cách?

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “Tự ái là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về đặc điểm tính cách này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X