×

Thế Nào Mới Là Góp Ý Mang Tính Xây Dựng Đúng Cách?

Ngày đăng: 14/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/02/2023

Góp ý mang tính xây dựng là điều nhiều người nghĩ họ đang làm đúng, dù thực chất họ đang chỉ phê bình người khác một cách thiếu tinh ý. Trong môi trường nào cũng vậy, biết cách góp ý sẽ giúp làm việc chung nhóm hơn và cùng nhau phát triển, hướng tới mục tiêu chung một cách hoà bình.

Vậy thế nào mới là góp ý mang tính xây dựng đúng cách?

Ý kiến mang tính xây dựng là gì?

Nếu chê trách là phơi bày hết lỗi sai của người khác một cách trực tiếp, thì góp ý mang tính xây dựng (constructive feedback) là cách đóng góp tinh tế hơn, giúp người đối diện hiểu thiếu sót của mình mà không cảm thấy xúc phạm.

Góp ý mang tính xây dựng luôn đi đôi với thiện chí và được coi là một trong các nghệ thuật giao tiếp rất cần thiết.

Ý kiến mang tính xây dựng là ý kiến mang đến hướng giải quyết, cải thiện vấn đề.
Ý kiến mang tính xây dựng là ý kiến mang đến hướng giải quyết, cải thiện vấn đề.

Đọc thêm: Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Xã Hội – 8 Kỹ Năng Cần Trang Bị

Vì sao chúng ta nên phê bình một cách xây dng?

Đóng góp ý kiến xây dựng là hướng đi hợp lý nhất để không biến bạn bè, người thân, bạn học, hay đồng nghiệp thành kẻ thù của bạn. Bởi khi phê bình là ta đang chỉ ra điều tiêu cực, và phê bình xây dựng là cách hạn chế những tổn thương mà lời nói của ta có thể gây ra tới người đối diện.

Dù trong bối cảnh văn phòng hay cuộc sống hàng ngày, vai trò của góp ý mang tính xây dựng là:

  • Ý kiến dù trái chiều cũng sẽ bớt động chạm hơn
  • Giảm cảm xúc tiêu cực khi bị chỉ ra lỗi sai
  • Giúp hai bên phát triển bản thân
  • Xây dựng niềm tin của đôi bên
Đóng góp trên nền tảng xây dựng là cách để chúng ta giao tiếp hài hoà hơn.
Đóng góp trên nền tảng xây dựng là cách để chúng ta giao tiếp hài hoà hơn.

Một người biết cách góp ý nhẹ nhàng để người khác học hỏi và sửa đổi mà không gây ra bất đồng quan điểm cũng thể hiện họ có trí tuệ cảm xúc cao và khả năng lãnh đạo tốt.

Làm thế nào để đưa ra lời góp ý mang tính xây dựng đúng cách?

Vậy thế nào mới là góp ý mang tính xây dựng đúng nghĩa? Nhiều khi chúng ta vô tình đưa ra lời chỉ trích, phê bình người khác thay vì mục đích góp ý ban đầu, không phải vì chúng ta xuất phát từ cái tâm không tốt mà có thể do cách truyền đạt chưa đúng.

Tham khảo các bước mà Glints đã tổng hợp ngay dưới đây nhé.

1. Phân biệt rạch ròi “góp ý” và “chỉ trích”

Ranh giới giữa sự chỉ trích và sự góp ý thân thiện thực chất mỏng manh hơn chúng ta tưởng tượng.

Thử đứng ở vị trí người nghe, bạn cũng sẽ không muốn nghe một “ý kiến đóng góp” nhưng lại nhắm vào cá nhân bạn. Chẳng hạn bạn nộp cho sếp một bản draft cho dự án mới và xin ý kiến, nhưng thay vì được góp ý về những chi tiết cần bổ sung, bạn lại được nhận những câu dạng như:

  • “Em làm thế này thì khách hàng nào đọc nổi?”/ “Em đừng hỏi mấy cái câu thừa thãi như thế nữa”.
  • “Tư duy sáng tạo của bạn dạo này có vẻ đi xuống quá nhỉ?”

Một ý kiến mang tính xây dựng khác với sự chỉ trích và mỉa mai ở chỗ nó sẽ giúp người nghe sửa đổi những thiếu sót một cách hiệu quả mà không bị mất đi niềm tin vào bản thân.

Luôn phân biệt rõ ràng thế nào là chỉ trích và góp ý thân thiện
Luôn phân biệt rõ ràng thế nào là chỉ trích và thế nào là góp ý thân thiện.

Vì vậy, hãy đặt mình vào vị thế của người khác và hướng đến mục tiêu chung trước khi bạn đưa ra ý kiến của mình, thay vì lôi điểm yếu của người nghe ra để hạ thấp họ.

2. Đưa ra giải pháp, hướng dẫn cụ thể

Khi bạn đã xác định được người kia cần cải thiện ở điểm nào, đừng chỉ nói chung chung rằng họ đang đi sai hướng mà hãy chỉ ra cụ thể rằng họ nên làm gì, sửa đổi ở đâu.

Ngoài ra, góp ý mang tính xây dựng nên nhắm vào những thứ đối phương có thể cải thiện thay vì những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

3. Thể hiện sự đồng cảm và chân thành

Việc bạn cảm thông với những gì họ đang làm sẽ giúp họ tiếp thu ý kiến của bạn dễ dàng hơn. Bạn có thể nói rằng bạn hiểu những gì họ đang trải qua hoặc đã từng làm công việc tương tự và có trải nghiệm tương tự.

Trong bối cảnh đó, bạn cũng nên ghìm lại cơn giận hoặc cái tôi quá cao để chia sẻ ý kiến với tông giọng nhẹ nhàng hơn.

cách góp ý mang tính xây dựng

Việc tôn trọng quyền được sai của người khác vừa làm ý kiến và giải pháp của bạn có cơ sở hơn, vừa giảm sự căng thẳng trong hoàn cảnh hiện tại.

Đây là giải pháp hữu ích trong cả bối cảnh cuộc sống hàng ngày và bối cảnh đi học, đi làm. Sự đồng cảm thể hiện bạn có EQ cao và kỹ năng giao tiếp tốt.

4. Cho đối phương cơ hội lên tiếng

Sau khi bạn đã đưa ra những khám phá và ý kiến của mình, hãy để người nghe phản hồi lại những gì bạn đóng góp.

Hãy đảm bảo rằng bạn lắng nghe và thu nhận ý kiến của họ, sau đó giải thích rõ ràng hơn nếu cần.

5. Bạn cũng có thể sai

Khi bạn đưa ra ý kiến đóng góp, hãy để ngỏ một khả năng là ý kiến của bạn có thể chưa hợp lý với những gì người kia cần. Có thể có những lý do đằng sau cho hành động của họ mà bạn chưa biết đến, nên hãy nhìn nhận sai sót một cách khoan dung hơn.

Bạn cũng đừng ngại hay thấy tự ái vì mình là người sai. Dám đứng ra sửa đổi và nhận sai thì bạn mới có đủ tiêu chuẩn để đóng góp và mong người khác đón nhận ý kiến của mình.

Đọc thêm: Nghệ thuật nói lời xin lỗi trong công việc đúng cách

Tạm kết

Góp ý mang tính xây dựng là kỹ năng cần thiết để bạn tạo ra môi trường làm việc hoà hợp và cải thiện hiệu suất làm việc chung. Không chỉ trong đời sống công sở, có được kỹ năng này thì bạn cũng trở thành một người trưởng thành hơn trong cuộc sống thường ngày với các mối quan hệ gia đình, bạn bè.

Hãy luôn ghi nhớ rằng phản ứng gay gắt xuất phát từ sự cay nghiệt và tâm lý trả đũa sẽ không thể xử lý vấn đề mà chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn. Hy vọng bạn sẽ có thể phát triển bản thân với chia sẻ trên và đừng quên đến với các mẹo hay khác từ Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X