×

“Tiên Trách Kỷ Hậu Trách Nhân”: Bài Học Giá Trị Về Sự Trách Nhiệm

Ngày đăng: 09/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 19/03/2024

Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là gì? Tại sao chúng ta cần dám làm, dám nhận lỗi? Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết về bài học giá trị này trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tiên trách kỷ hậu trách nhân nghĩa là gì?

Ý nghĩa câu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là gì? “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” được hiểu là việc khi gặp bất kỳ khó khăn hay trở ngại nào đó, thay vì đổ lỗi và trách móc người khác, chúng ta nên tự xem xét lại bản thân mình trước.

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” trong tiếng Anh được dịch là “cast not the first stone”. Ngoài ra còn có các bản dịch khác là:

  • “know your own faults before blaming others for theirs”.
  • “reproach yourself first before you reproach others”.

Dù được dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào, câu nói trên vẫn giữ nguyên được ý nghĩa của nó, khuyên mọi người khi gặp thất bại, đừng vội phê phán hay trách móc người khác mà hãy tự nhìn vào bản thân mình trước.

2. Tầm quan trọng của việc “tiên trách kỷ”

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân” là một bài học quý giá giúp chúng ta phát triển một tư duy tích cực và sống một cuộc sống chủ động hơn.

“Trách kỷ” liên quan đến việc tự đặt ra câu hỏi và nhận thức về những khuyết điểm hay sai lầm của bản thân nhằm khắc phục chúng. Nhờ đó, giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện mình, và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 

ý nghĩa câu tiên trách kỷ hậu trách nhân
Ý nghĩa câu “tiên trách kỷ hậu trách nhân”.

Việc tự kiểm điểm và dám đứng ra chịu trách nhiệm cũng thể hiện sự tôn trọng đến chính mình. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ mọi người xung quanh.

Ai cũng có những lúc mắc lỗi, điều quan trọng là chúng ta nhận ra khuyết điểm và tìm cách để cải thiện chúng. 

Đổ lỗi cho người khác, không dám thừa nhận lỗi sai của mình sẽ khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí là thụt lùi với xã hội. Nhà tâm lý học Menis Yousry đã viết, những người hay đổ lỗi cho người khác sẽ không bao giờ thành công bởi họ sẽ không thể biết lí do mình thất bại để còn rút kinh nghiệm.

Đọc thêm: 8 Biểu Hiện Của Người Có Trách Nhiệm Trong Công Việc

3. Ngưng đổ lỗi cho người khác để hoàn thiện bản thân tốt hơn

Làm thế nào để bản thân tốt hơn từng ngày? Làm thế nào để gạt bỏ tư duy trốn trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác? Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn sống có trách nhiệm hơn:

3.1. Thay đổi tư duy

Khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, thói quen đổ lỗi cho người khác thường phản ánh tâm lý nạn nhân và thiếu sự tự chủ trong mọi tình huống. Để vượt qua thói quen “trách nhân trước khi trách kỷ”, bạn cần thay đổi cách suy nghĩ của mình.

Thay vì tự đổ lỗi cho người khác, hãy tự xem xét lại hành động của bản thân và chấp nhận trách nhiệm với những gì đã xảy ra. Hãy trở nên chủ động trong suy nghĩ và hành động, không để bất kỳ yếu tố nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của bạn.

3.2. Thay đổi ngôn từ

Cách bạn sử dụng ngôn từ cũng phản ánh tư duy và hành vi đổ lỗi cho người khác. Thay vì nói rằng, “Hôm nay hàng xóm ồn ào quá tôi không làm được việc gì hết”, bạn có thể thay đổi thành “Hôm nay hàng xóm có chuyện vui nên không khí rộn ràng quá, tôi sẽ làm việc sau khi họ kết thúc buổi tiệc”.

Thay vì đổ lỗi cho điều kiện ngoại cảnh, bạn hãy chủ động điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực và chuyển bản thân từ thế bị động sang thế chủ động.

3.3. Thay đổi hành động

Thay vì trách móc người khác, bạn hãy dành thời gian để kiểm điểm bản thân, nhìn nhận yếu điểm của mình để tìm cách khắc phục và cải thiện chúng.

Việc bạn cứ mải mê trách móc người khác, mà không chịu nhận ra điểm yếu của mình, bạn sẽ rất khó để tốt hơn.

Đọc thêm: Cần Cù Bù Thông Minh Có Thật Sự Là Câu Nói Chính Xác?

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về bài học “”Tiên trách kỷ hậu trách nhân” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X