×

Thích Kinh Doanh Nên Học Ngành Gì?

Ngày đăng: 26/07/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 14/08/2024

Yêu thích kinh doanh nên học ngành gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, cùng Glints khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thích học kinh doanh nên học ngành gì?

Muốn mở công ty cần học ngành gì? Tham khảo những ngành kinh doanh hot nhất hiện nay:

1.1. Ngành Quản trị Kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học hot hit thuộc nhóm ngành kinh tế, bằng chứng là điểm chuẩn ngành này luôn nằm trong danh sách điểm chuẩn cao nhất.

Ngành Quản trị kinh doanh học gì? Ngành học này trang bị cho người học kiến thức về quản trị và kinh doanh, qua đó giúp các sinh nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều hành hoạt động kinh doanh từ việc hoạch định chiến lược, marketing, quản lý nhân sự, tài chính, v.v.

yêu thích kinh doanh nên học ngành gì
Nếu thích kinh doanh, bạn có thể học QTKD để tăng thêm kiến thức cần thiết.

Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2023 là 27.70; tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngành này có mức điểm chuẩn là 27.25.

Học ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì? Đây là một câu hỏi được khá nhiều bạn học sinh đang tìm hiểu về ngành học này quan tâm. Với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị các tân cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vai trò như:

  • Chuyên viên kinh doanh B2B
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên marketing
  • Chuyên viên tư vấn khách hàng
  • Điều hành và quản trị doanh nghiệp của riêng mình
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên phát triển thị trường
  • Chuyên viên hành chính nhân sự

1.2. Ngành Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế cũng là một trong những ngành học dành được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Trong nhiều năm liền, đây là ngành học giữ mức điểm chuẩn cao nhất tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và luôn trong danh sách những ngành có điểm chuẩn cao nhất.

Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo ra các tân cử nhân am hiểu kiến thức về kinh doanh quốc tế, quy trình kinh doanh toàn cầu, và cách tận dụng thời cơ kinh doanh phù hợp. Sinh viên Kinh doanh quốc tế được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị, marketing, tài chính, chiến lược kinh doanh, cũng như các chuẩn mực, quy định quốc tế, các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

Sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận một số vai trò như:

  • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh
  • Chuyên viên kinh doanh quốc tế
  • Quản lý tài chính và nhân sự
  • Chuyên viên thu mua
  • Giảng dạy hoặc tham gia nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan

1.3. Ngành Kinh doanh thương mại

Thích kinh doanh nên học ngành gì? Kinh doanh thương mại là một ngành học khá phù hợp dành cho bạn. Ngành học này trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động kinh doanh như quản trị bán hàng, marketing, nghiên cứu thị trường, v.v, nhằm thu về lợi nhuận.

yêu thích kinh doanh nên học ngành gì
Yêu thích kinh doanh nên học ngành gì? Bạn có thể theo đuổi Kinh doanh thương mại.

Học ngành Kinh doanh thương mại ra làm gì? Theo đó, các tân cử nhân của ngành học này có thể đảm nhạn nhiều vai trò như:

  • Chuyên viên kinh doanh thương mại điện tử
  • Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử
  • Cán bộ công chức tại Sở Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Trung tâm Xúc tiến Thương mại
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên marketing
  • Nhân viên kho
  • v.v.

1.4. Ngành Kinh tế quốc tế

Ngành Kinh tế quốc tế là một ngành học hot thuộc nhóm ngành Kinh tế, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh, giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia.

Ngành Kinh tế quốc tế phù hợp với các bạn trẻ có niềm đam mê với kinh doanh, khả năng tư duy phân tích tốt, sở hữu kỹ năng giao tiếp khéo léo, có thể chịu áp lực công việc và có tính thích nghi cao.

Sau khi ra trường các tân cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận nhiều vai trò như:

  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Nhân viên marketing quốc tế
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên hoạch định kế hoạch đầu tư nước ngoài
  • Tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan

1.5. Ngành Kinh tế đối ngoại

Ngành Kinh tế đối ngoại liên quan đến sự tương tác kinh tế giữa các quốc gia, cũng như ảnh hưởng của các vấn đề thế giới lên nền kinh tế toàn cầu. Ngành học này tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế và tài chính.

Học ngành Kinh tế đối ngoại ra làm gì? Dưới đây là một số vị trí việc làm phù hợp dành cho các tân cử nhân Kinh tế đối ngoại:

  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên tài chính quốc tế
  • Chuyên viên tư vấn kinh tế quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu kinh tế quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên thu mua

Đọc thêm: Những Bài Học Kinh Doanh Hữu Ích Của Các CEO Hàng

1.6. Ngành Marketing

cross-channel-marketing
Muốn mở công ty cần học ngành gì?

Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, do đó, nếu bạn thích kinh doanh, sáng tạo và thích làm việc với con người thì đây là một ngành học có thể phù hợp với bạn.

Mục đích cuối cùng của hoạt động marketing là thay đổi hành vi của khách hàng, thu ngắn tối đa khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các hoạt động marketing rất đa dạng, do đó, sau khi tốt nghiệp các tân cử nhân ngành này có thể làm nhiều công việc khác nhau như:

Đọc thêm: Marketing học trường nào? Các trường đào tạo tốt nhất

1.7. Ngành Tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính ngân hàng là ngành kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thông qua các công cụ tài chính, và ngân hàng.

Sinh viên theo học ngành học này được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích tài chính; đầu tư trên thị trường vốn/thị trường tiền tệ và thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại; kỹ năng phân ích và dự báo các vấn đề tài chính/tiền tệ.

Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì? Một số vị trí việc làm phù hợp với ngành học này có thể kể đến như:

  • Chuyên viên tín dụng
  • Chuyên viên đầu tư
  • Chuyên viên tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên kế toán ngân hàng
  • Chuyên viên quản trị rủi ro ngân hàng
  • Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm
  • Chuyên viên phân tích tài chính

1.8. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học rất hot hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và logistics ngày càng chứng minh vai trò quan trọng.

Ngành học này trang bị cho sinh viên đầy đủ cả kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản lý chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các kho bãi, kiến thức về marketing quốc tế, tài chính, v.v.

Sau khi tốt nghiệp, các tân cử nhân Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhận một số vai trò như:

  • Chuyên viên logistics
  • Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics
  • Chuyên viên quản lý kho bãi
  • Chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải/dịch vụ xuất nhập khẩu
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Nhân viên chứng từ
  • Tham gia nghiên cứu hoặc giảng dạy trong lĩnh vực liên quan

Đọc thêm: Top 10+ Các Trường Đào Tạo Logistics Hàng Đầu Tại Việt Nam

1.9. Một số ngành kinh tế khác

Muốn mở công ty cần học ngành gì? Bên cạnh những ngành học trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số ngành kinh doanh khác như:

2. Thích kinh doanh học trường nào?

Một số trường đào tạo hàng đầu nhóm ngành kinh doanh/kinh tế nổi bật có thể kể đến như:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Ngoại thương
  • Trường Đại học Thương Mại
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân hàng
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
  • Trường Đại học RMIT
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing

Đọc thêm: Nên Học Ngành Kinh Doanh Nào? Top Các Ngành Tiềm 

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Thích kinh doanh nên học ngành gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X