×

Công Việc Của Ngành Kế Toán Kiểm Toán: Có Dễ Xin Việc Không?

Ngày đăng: 24/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 23/04/2023

Kế toán và kiểm toán là một trong những ngành học rất nhiều bạn trẻ quan tâm, bởi mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở không chỉ tại trong nước mà còn có thể vươn ra thế giới. 

Bạn đã thực sự hiểu rõ về các công việc của ngành kế toán kiểm toán hiện nay chưa?, cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?, bạn cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì để thành công trong lĩnh vực này?, v.v.

Trong bài viết này Glints sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những thắc mắc kể trên.

Khái niệm ngành kế toán, kiểm toán

Kế toán, kiểm toán là hai ngành nghề khác nhau với các công việc đặc thù riêng nhưng lại không thể tách rời. Vậy ngành kế toán kiểm toán là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Ngành kế toán là gì?

Kế toán được hiểu đơn giản là việc thực hiện thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp cụ thể.

Không chỉ được thực hiện trong các doanh nghiệp kinh doanh, mà trong các tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ cũng cần sử dụng kế toán.

Ngành kiểm toán là gì?

Bên cạnh đó, kiểm toán là việc thực hiện kiểm tra và xác nhận tính chính xác, độ trung thực của các số liệu trên. Qua đó, bao quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán – Kế toán được coi là một công cụ quản lý nền kinh tế vô cùng đắc lực. 

Kiểm toán bao gồm 3 hình thức chính: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, và kiểm toán nội bộ.

  • Kiểm toán nhà nước

Hình thức kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước và tiến hành theo luật định, không thu phí. Các đối tượng được kiểm toán thường là các doanh nghiệp nhà nước.

  • Kiểm toán độc lập

Hình thức này được thực hiện bởi các kiểm toán viên tại các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, có nhiệm vụ chính là kiểm toán báo cáo tài chính. Bệnh cạnh đó, các công ty này cũng có thể cung cấp thêm một số các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế.

  • Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là hình thức kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên trực thuộc công ty và tổ chức đó. Hoạt động kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Hình thức này thường được áp dụng trong các công ty ít có sự tin tưởng đối với các bên thứ 3.

Đọc thêm: Bookkeepers là gì?

Cơ hội việc làm ngành kế toán, kiểm toán

Kế toán và Kiểm toán là hai ngành nghề nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn học sinh, sinh viên. Trở thành một sinh viên ngành kế kiểm là ước mơ của không ít bạn.

Tuy nhiên, ngành kế toán có dễ xin việc không, ngành kiểm toán có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào? Nếu bạn chưa nắm rõ, cùng Glints tìm hiểu các vị trí công việc mà sinh viên Kế – Kiểm đảm nhận sau khi ra trường nhé. 

cơ hội công việc của ngành kế toán kiểm toán
Ngành kế toán có dễ xin việc không? Vậy còn ngành kiểm toán?

Nhân viên kế toán

Đối với một nhân viên kế toán sẽ thực hiện và chịu trách nhiệm các đầu công việc như:

  • Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ tất cả các phòng ban tại tổ chức vào chứng từ kế toán là phiếu thu, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập và xuất kho.
  • Ghi chép và tổng hợp chi tiết các hoạt động tài chính của tổ chức vào sổ kế toán chính xác.
  • Lập báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép và tổng hợp được để gửi lên Ban lãnh đạo. Qua đó, thực hiện những điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh, mang đến sự thay đổi tích cực cho tổ chức.

Vậy những kỹ năng thiết yếu mà một kế toán viên cần trang bị để có thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao là gì? Theo đó, nhân viên kế toán cần trang bị một số kỹ năng và kinh nghiệm cần có như:

  • Người làm công việc kế toán cần thành thạo các công cụ tin học văn phòng, các phần mềm kế toán chuyên dụng như: MISA, Fast và 3TSoft.
  • Đảm bảo trình chuyên môn và năng lực nghiệp vụ tốt.
  • Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu khoa học, hợp lý.
  • Nhạy bén trước sự biến động của thông tin tài chính, kinh tế.
  • Theo dõi và nắm bắt sự thay đổi, xu hướng của nền kinh tế.

Kiểm toán viên

Công việc của một kiểm toán viên sẽ gồm một số đầu mục công việc như:

  • Kiểm toán thu – chi, tài sản của công ty, sử dụng nguồn nhân lực, quy trình và chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế và nội quy của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu và nguồn dữ liệu thu thập được.
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của đơn vị.
  • Lưu trữ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến quá trình công tác.
  • Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết, khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
  • Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban quản trị.

Để thực hiện tốt các đầu mục công việc trên, một kiểm toán viên cần trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm cần có như:

  • Khả năng tư duy logic, diễn đạt gãy gọn, rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp chính xác và dễ hiểu nhất.
  • Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng như: MISA, Fast và 3TSoft.
  • Có khả năng làm việc hoàn toàn độc lập, chủ động và trung thực trong công việc.
  • Có tính tỉ mỉ, thận trọng khi thực hiện công việc.

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Xin Việc Làm Kế Toán Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Nhân viên môi giới chứng khoán

Một nhân viên môi giới chứng khoán sẽ chịu trách nhiệm một số đầu mục công việc như:

  • Tìm kiếm, phát triển thị trường tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng hiện có.
  • Thực hiện tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch chứng khoán và phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán.
  • Quản lý thông tin và tài khoản của khách hàng.
  • Lập báo cáo kế hoạch kinh doanh, báo cáo phân tích khảo sát thị trường theo kỳ.

Để trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán chuyên nghiệp, bạn cần trang bị và trau dồi một số các kỹ năng và kinh nghiệm như:

  • Có chứng chỉ như phân tích tài chính,  hành nghề quản lý quỹ, hành nghề môi giới chứng khoán.
  • Có kiến thức và am hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  • Có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục tốt.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • Biết cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng thành thạo các ứng dụng như: Finance Analysis, Metastock, ITrade.

Thủ quỹ

Công việc của thủ quỹ gồm các đầu mục công việc như:

  • Quản lý toàn bộ tiền mặt, chìa khoá két sắt, cũng như các chứng từ thu tiền.
  • Kiểm tra tiền mặt nhằm phát hiện tiền giả, tính hợp pháp của các loại chứng từ trước khi xuất và nhập tiền khỏi quỹ.
  • Thực hiện thanh toán tiền mặt, kiểm kê, đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp và chi trả lương cho nhân viên.
  • Thực hiện phân loại đúng loại tiền, sắp xếp khoa học và hợp lý giúp cho việc nhận biết và xuất nhập tiền trở nên dễ dàng hơn

Kỹ năng và kinh nghiệm cần có của một nhân sự thủ quỹ:

  • Thành thạo kỹ năng chuyên môn, năng lực nghiệp vụ.
  • Sử dụng tốt các công cụ tin học văn phòng.
  • Trung thực, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc, nhạy bén, có khả năng xử lý công việc hiệu quả là những tố chất mà một người làm thủ quỹ chuyên nghiệp cần có.
cơ hội việc làm ngành kế toán
Thủ quỹ là công việc quen thuộc của ngành kế – kiểm.

Chuyên viên phân tích dữ liệu

Một chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ thực hiện một số công việc như:

  • Tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu. Từ đó, đưa ra nhận xét về tiến trình, kết quả hoạt động của các bộ phận.
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh. 
  • Thực hiện quản trị hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý doanh nghiệp, v.v.
  • Tổng hợp báo cáo kinh doanh nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề tồn đọng, hoặc phát sinh. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, bạn cần trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm như:

  • Kỹ năng phân tích, và giải quyết tình huống tốt.
  • Nhạy bén, tư duy linh hoạt, có khả năng làm việc dưới áp lực lớn.
  • Thành thạo các công cụ văn phòng, có hiểu biết về các phần mềm, công cụ quản lý và phân tích dữ liệu.
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn với người làm phân tích dữ liệu.

Kiến thức, kỹ năng để tăng cơ hội công việc của ngành kế toán kiểm toán

Để trở thành một người làm kế – kiểm chuyên nghiệp, cũng như mở rộng cơ hội công việc của ngành kế toán kiểm toán, bạn cần trang bị các kiến thức và kỹ năng quan trọng như:

Với ngành kế toán

Đối với ngành kế toán, bạn cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết như:

  • Trước hết, chắc chắn bạn cần trang bị và nắm vững các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Thành thạo các công cụ tin học văn phòng, đặc biệt là phần mềm MS Excel.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhằm đảm bảo tiến độ, cũng như hiệu quả của công việc được giao.
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày: Kỹ năng này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc trao đổi với đồng nghiệp, liên kết các bộ phận, thu thập dữ liệu và đặc biệt với khách hàng hay chủ nợ của doanh nghiệp.
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc sử dụng thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau (không bao gồm ngôn ngữ mẹ đẻ) được coi là một điểm cộng lớn. Điều này giúp bạn không chỉ ra tăng cơ hội việc làm mà còn giúp bạn có một lợi thế rất lớn so với các ứng viên khác.

Đọc thêm: Trở Thành Chuyên Gia Tiếng Anh Cùng 15 Phần Mềm Học Ngoại Ngữ Hàng Đầu

Với ngành kiểm toán

Để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp, cũng như có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, bạn cần trang bị những tố chất và kỹ năng cần thiết như:

  • Kiến thức, và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng, và các phần mềm bổ trợ.
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày.
  • Tính tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc.
  • Trung thực và trách nhiệm trong công việc.
  • Có khả năng làm việc dưới áp lực công việc, biết cách sắp xếp và tổ chức công việc hiệu quả.
  • Đam mê với các con số, tính toán.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về công việc của ngành kế toán kiểm toán mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về ngành nghề kế – kiểm, cũng như cơ hội việc làm của hai ngành nghề nóng hổi này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về ngành kế – kiểm toán, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X