×

Strategy Planner Là Gì? Muốn Trở Thành Strategy Planner Cần Trang Bị Gì?

Ngày đăng: 16/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 16/08/2023

Strategy planner là gì? Trở thành một chuyên gia hoạch định có khó không? Để có thêm hiểu biết về công việc thú vị này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Strategy planner là gì?

Strategic planner là gì? Strategic planner hay nhà hoạch định chiến lược là các chuyên gia chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp. Họ là các chuyên gia trong ngành, đưa ra các khuyến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Chuyên gia lập kế hoạch chuyên lược phải có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp và thị trường để lập ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Strategy planner là gì
Strategy planner là gì?

2. Công việc của một strategy planner là gì?

Strategy planner làm gì? Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của chuyên gia hoạch định chiến lược.

  • Nắm vững thông tin về thị trường để  định hình chiến lược phù hợp với những thay đổi và cơ hội thị trường.
  • Lập kế hoạch chiến lược dựa trên mục tiêu, giá trị cốt lõi của công ty và thị trường mục tiêu. Xác định hướng đi dài hạn và các mục tiêu cụ thể.
  • Phân tích SWOT của doanh nghiệp để xác định vị trí của công ty và tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Xây dựng kế hoạch thực thi cụ thể, bao gồm lịch trình, nguồn lực, ngân sách và các hoạt động cụ thể.
  • Điều hành và theo dõi thực hiện các dự án chiến lược, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu suất.
  • Theo dõi và đo lường hiệu suất thực hiện chiến lược, đưa ra các chỉ số và phân tích nhằm đảm bảo mục tiêu được hiện thực.
  • Nghiên cứu thị trường: Theo dõi xu hướng, dự báo thị trường và phân tích sự cạnh tranh để định hình lại chiến lược khi cần thiết.
  • Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong việc tạo ra các chiến lược mới, thử nghiệm cách tiếp cận khác nhau và áp dụng những ý tưởng mới.
  • Phối hợp làm việc với các bộ phận khác trong công ty để quá trình thực hiện chiến lược diễn ra suôn sẻ.
  • Điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi và thông tin mới, đảm bảo tính linh hoạt và thích nghi với môi trường biến đổi.

3. Yêu cầu cần của một strategy planner

Để trở thành một Strategic planner cần gì? Cùng tham khảo chi tiết trong phần dưới đây nhé.

3.1. Bằng cấp chuyên môn

Để trở thành một Strategy planner, bạn cần sở hữu tấm bằng về Quản trị Kinh doanh, Marketing, Tài chính – Ngân hàng hoặc một số ngành/chuyên ngành học có liên quan.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên cần có hiểu biết về thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Kỹ năng

Dưới đây là một vài kỹ năng quan trọng cần có của một nhà hoạch định chiến lược.

3.2.1. Kỹ năng phân tích 

Để lên một kế hoạch chiến lược có tính khả thi cao nhất, Strategy planner cần phân tích đa dạng các thông tin khác nhau về thị trường, đối thủ cạnh tranh, v.v. Các kỹ năng phân tích mà Strategy planner cần có bao gồm:

  • Tư duy có hệ thống
  • Tư duy logic
  • Suy luận
  • Lập luận quy nạp
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích là thứ strategy planner không thể không có.

3.2.2. Kỹ năng giao tiếp

Bạn biết đấy, strategy planner thường dành nhiều thời gian để trao đổi, trình bày cho người khác về kế hoạch chiến lược kinh doanh. Do đó, vị trí này đòi hỏi ứng viên có khả năng giao tiếp thành thạo cả bằng lời nói và cả chữ viết.

Bên cạnh đó, strategy planner cũng cần sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt để thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, và nhu cầu cá nhân của nhân viên.

Các kỹ năng giao tiếp mà một chuyên gia hoạch định chiến lược nên có bao gồm:

  • Thương lượng, đàm phán
  • Trình bày/thuyết trình
  • Giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng văn bản
  • Đưa ra phản hồi mang tính đóng góp/xây dựng
  • Lắng nghe tích cực
  • Phát biểu trước đám đông

3.2.3. Kỹ năng lãnh đạo

Nhiều Strategy planner giữ vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp, do đó, lãnh đạo là kỹ năng không thể thiếu đối với vị trí này. Ngay cả khi, họ không giữ vai trò lãnh đạo, họ cũng cần sở hữu kỹ năng lãnh đạo tốt. Điều này giúp họ hỗ trợ đồng nghiệp, nhà quản lý đạt được mục tiêu chung.

3.2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một trong những trách nhiệm quan trọng của Strategy planner là giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của họ. Chẳng hạn, doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Khi đó, Strategy planner có nhiệm vụ giúp họ xác định nguyên nhân, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh có tính khả thi.

Dựa vào khả năng tư duy và phân tích dữ liệu hiệu quả, các chuyên gia hoạch định có thể đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao.

3.2.5. Tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện thể hiện khả năng phân tích thông tin và đưa ra kết luận khả thi dựa trên đánh giá khách quan. Chuyên gia hoạch định chiến lược cần có khả năng đánh giá các nguồn tài nguyên khác nhau, bao gồm sự kiện thực tế và dữ liệu, qua đó rút ra kết luận phù hợp.

3.2.6. Kỹ năng nghiên cứu

Để xây dựng chiến lược mang tính khả thi cao nhất, việc nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh hay khách hàng mục tiêu là hoạt động không thể thiếu. Do đó, kỹ năng nghiên cứu đặc biệt quan trọng với một chuyên gia hoạch định chiến lược.

Kỹ năng nghiên cứu có thẻ bao gồm một số các kỹ năng khác, chẳng hạn như: định hướng chi tiết, thu thập thông tin/dữ liệu, phân tích dữ liệu.

3.2.7. Kỹ năng phát triển kinh doanh

Phát triển kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn am hiểu về các kỹ thuật phát triển thị trường sẽ giúp bạn tạo ra các chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao nhất.

kỹ năng strategic planner
Các kỹ năng một strategic planner cần có.

3.3. Công nghệ thông tin

Strategy planner phụ thuộc vào nhiều loại công nghệ thông tin khác nhau để thu thập dữ liệu và rút ra kết luận. Họ cũng có thể hỗ trợ bộ phận IT và tạo ra các kế hoạch làm việc hiệu quả hơn. 

4. Cách nâng cấp kỹ năng cho Strategy planner

Đừng bỏ qua phần dưới đây, nếu bạn muốn “nâng trình” kỹ năng cho bản thân. Trong phần này, Glints sẽ mách bạn – chuyên gia hoạch định chiến lược một số cách để cải thiện các kỹ năng.

4.1. Tìm kiếm mentor

Một người mentor dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn sẽ đưa cho bạn lời khuyên đúng đắn về cách phát triển kỹ năng, cũng như đi đúng hướng với con đường nghề nghiệp đã chọn.

4.2. Học cách hiểu vấn đề một cách rộng nhất

Một chuyên gia hoạch định chiến lược phải có khả năng nhìn bao quát một vấn đề để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả. Do đó, bạn cần dành thời gian để luyện tập hiểu trọn vẹn một tình huống bằng một quan điểm bao quát dựa trên các thông tin thu thập được. 

Khi bạn càng hiểu rõ về vấn đề, bạn càng lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, và tạo ra chiến lược có tính khả thi nhất.

4.3. Tham gia các khóa học

Học, học nữa, học mãi. Không ngừng học tập sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều tri thức bổ ích mới. Do đó, bạn có thể tham gia một số khóa học về lập kế hoạch chiến lược trực tuyến hoặc offline.

4.4. Tập trung vào việc hỏi đúng câu hỏi

Việc đặt đúng câu hỏi giúp nhà hoạch định chiến lược có thể xác định chính xác nguyên nhân vấn đề, cũng như mong muốn của doanh nghiệp để tạo ra một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Đi kèm với việc hỏi đúng, Strategy planner cũng cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, và các cá nhân liên quan một cách tốt nhất. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “strategy planner là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này, và có những chạy đà hiệu quả để trở thành một chuyên gia hoạch định chiến lược.

Để tìm các vị trí strategic planner, bạn có thể tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan như: Strategy planner jobs, Strategy planner, v.v. trên các trang web tuyển dụng.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X