×

Mô Hình SWOT Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Việc Phân Tích SWOT

Ngày đăng: 21/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/03/2024

Mô hình SWOT là gì? Kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để làm gì? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, cũng như cách phân tích SWOT cho cá nhân và doanh nghiệp một cách hiệu quả.

1. SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của từ gì? SWOT là viết tắt của Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Threats (Thách thức), Opportunity (Cơ hội). Đây là một kỹ thuật nhằm đánh giá 4 khía cạnh của một doanh nghiệp.

Vậy SWOT dùng để làm gì? Kỹ thuật phân tích SWOT được dùng để biết doanh nghiệp đang làm tốt điều gì nhất và đưa ra một chiến lược thành công trong tương lai. SWOT cũng có thể phát hiện ra những đặc điểm đang cản trở bạn hoặc đối thủ cạnh tranh có thể triển khai trước.

Phân tích SWOT bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó, một số yếu tố sẽ nằm ngoài kiểm soát của bạn và một số thì không. 

2. Ý nghĩa của SWOT analysis là gì?

Lý do cần phải phân tích mô hình SWOT là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của mô hình SWOT dưới đây nhé.

2.1. Đối với cá nhân

Phân tích SWOT cá nhân là một phương pháp đánh giá cá nhân. Nó có thể được hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, chẳng hạn như ứng dụng mô hình swot trong học tập, khi lựa chọn ngành học, con đường nghề nghiệp, cơ hội phát triển sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng SWOT cá nhân để tự đánh giá hoặc so sánh xã hội.

mô hình swot là gì
Ý nghĩa của mô hình SWOT: giúp bạn phát triển bản thân.

Việc phân tích ma trận SWOT cá nhân có thể giúp bạn tránh khỏi những sai lầm không thể lường trước vì nó yêu cầu bạn giải quyết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình.

Thông qua phân tích SWOT của bản thân, bạn có thể xác định đâu là điểm mạnh để tiếp tục phát huy và điểm yếu để có thể cải thiện, cũng như tận dụng thời cơ hiệu quả và tránh những mối đe dọa tiềm ẩn.

“Nhận thức được những điểm yếu của bạn có thể là sức mạnh lớn nhất của bạn” – Gordon Hester.

Đọc thêm: 5 bước đơn giản để tìm điểm mạnh điểm yếu của bản thân

2.2. Đối với tổ chức

Thông qua việc phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp bạn có thể giúp bạn thử thách với những rủi ro giả định và phát hiện các điểm mù nguy hiểm về hiệu suất về doanh nghiệp của mình. Qua đây, bạn có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp và phát triển chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng tình huống.

Chẳng hạn, bạn có thể có những lo ngại về các điểm yếu của doanh nghiệp nhưng nhờ việc phân tích một cách kỹ lưỡng, bạn có thể phát hiện ra những cơ hội tiềm ẩn.

3. Cách phân tích SWOT

Dưới đây là cách giúp bạn phân tích ma trận SWOT một cách hiệu quả và chính xác nhất.

swot analysis là gì
Chi tiết về mô hình SWOT.

3.1. Phân tích mô hình SWOT cá nhân

Cách thực hiện SWOT analysis là gì?

Để phân tích SWOT cá nhân, trước hết bạn cần đặt ra những câu hỏi cho bản thân nhằm xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài của bạn.

Điểm mạnh

  • Tôi thích làm gì?
  • Kỹ năng nổi bật của tôi là gì?
  • Tôi có thể làm gì mà người khác không thể?
  • Những điều người khác cho rằng đó là điểm mạnh của tôi là gì?

Điểm yếu 

  • Điều gì khiến tôi khó đạt được mục tiêu của bản thân?
  • Tôi cần cải thiện điều gì để có thể đạt được mục tiêu của bản thân?
  • Thói quen xấu của tôi là gì?

Cơ hội

  • Mối quan hệ của tôi có thể giúp tôi như thế nào trên con đường nghề nghiệp?
  • Bằng cách nào để những kỹ năng của tôi có thể đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực tôi muốn làm việc?
  • Tôi có thể tận dụng những sự thay đổi nào trong ngành của mình?

Thách thức

  • Đồng nghiệp của tôi có làm tốt hơn tôi không?
  • Kỹ năng nào mà đồng nghiệp có nhưng tôi lại không có?
  • Vấn đề tài chính có ảnh hưởng đến mục tiêu của tôi không?
ví dụ về mô hình swot của bản thân
Xác định khuyết điểm để cải thiện bản thân và đạt được mục tiêu.

Bước tiếp theo, bạn cần thành thật trả lời những câu hỏi trên. Trong bước này, bạn càng liệt kê nhiều đặc điểm của mình bạn càng dễ dàng trong việc xác định những cải thiện trong tương lai.

Bước 3, bạn hãy hỏi đánh giá của người khác về bạn. Điều này có thể giúp nạn có thể phát hiện ra những vấn đề mà bạn không thể tự nhìn thấy. 

Bước 4, bạn hãy thu thập các ý kiến của người được hỏi một cách đầy đủ nhất. Tuy vậy, bạn cũng có thể lược bỏ những vấn đề không quan trọng.

Bước 5, bạn cần đưa ra giải pháp giúp bạn hiện thực được mục tiêu của mình dựa trên những phân tích, và dữ liệu đã có.

Đọc thêm: Kỹ năng là gì? Các loại kỹ năng trau dồi càng sớm càng tốt

3.2. Phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp

Để tránh dựa vào hiểu biết của riêng bạn về doanh nghiệp, bạn hãy tập hợp nhiều người từ các phòng ban và cấp độ khác nhau để xây dựng một danh sách bao quát và sâu sắc nhất.

ví dụ về mô hình swot của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần áp dụng mô hình SWOT để vạch ra định hướng kinh doanh.

Điểm mạnh

Bạn cần xem xét về những điều mà doanh làm đặc biệt tốt hơn hẳn với các đối thủ cạnh tranh; những lợi thế của riêng bạn. Đó có thể là unique selling point, động lực của nhân viên, quy trình sản xuất, v.v.

Điểm yếu

Cũng giống như điểm mạnh, đây là những đặc điểm cố hữu của doanh nghiệp, do đó bạn hãy tập trung vào các yếu tố như con người, tài nguyên, hệ thống, v.v. Bạn cần suy nghĩ về những thứ có thể cải thiện.

Bạn có thể tưởng tượng hoặc khảo sát thị trường để xác định họ có nhận thấy điểm yếu của doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, đừng quên xem xét tại sao đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn bạn, từ đó phát hiện ra những điểm còn hạn chế để cải thiện kịp thời.

Cơ hội

Đây là những yếu tố bên ngoài tổ chức có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Việc phát hiện và nắm bắt kịp thời cơ hội giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và dẫn đầu thị trường.

Bạn cần chú về những cơ hội có thể khai thác ngay lập tức, sự thay đổi trong chính sách của chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh của xã hội, sự thay đổi của mô hình xã hội, v.v.

Thách thức

Đây cũng là một trong những yếu tố bên ngoài mà bạn khó có thể kiểm soát và mang lại tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, chẳng hạn như các vấn đề về chuỗi cung ứng, thiếu lao động, thiên tai, dịch bệnh, v.v. Do đó, bạn cần phải lường trước những mối đe dọa này và có biện pháp thích ứng hiệu quả.

Bạn hãy nghĩ về những khó khăn có thể gặp phải khi đưa sản phẩm ra thị trường, theo dõi và xem xét những điều đối thủ cạnh tranh đang làm, v.v.

Đọc thêm: Business Model Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh

4. Những sai lầm khi phân tích SWOT

Dưới đây là những lỗi sai khi phân tích SWOT bạn cần lưu ý

  • Tạo một danh sách quá dài bao gồm cả những ý tưởng bất khả thi
  • Phân tích một cách mơ hồ
  • Không phát hiện ra những điểm yếu của doanh nghiệp
  • Đề cập đến những cơ hội không thực tế
  • v.v.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Mô Hình SWOT Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Việc Phân Tích SWOT” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị về chủ đề này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X