×

Sở Trường Là Gì? Cách Xác Định Sở Trường, Sở Đoản Của Bản Thân

Ngày đăng: 08/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 26/10/2023

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân, từ đó phát triển sự nghiệp về lâu dài. “Sở trường là gì” cũng là câu hỏi dễ gặp khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Tìm hiểu cách định nghĩa và cách trả lời về sở trường của bản thân để có thể vượt qua mọi vòng interview một cách trơn tru nhất nhé!

Sở trường là gì?

Sở trường là những điểm mạnh, những mảng mà mỗi người thành thạo và giỏi làm. Đây là yếu tố tích cực tạo nên sức ảnh hưởng của bạn trong các lĩnh vực nhất định và với những người xung quanh. Trong tiếng Anh, sở trường chính là strength, strong point hoặc forte.

sở trường là gì
Sở trường chính là thế mạnh, là việc bạn thành thạo và có khả năng làm tốt.

Bạn có thể phân sở trường thành ba loại: tính cách, kiến thức, khả năng học hỏi. Chi tiết hơn, ví dụ về sở trường cho từng hạng mục gồm:

  • Đặc điểm tính cách: độc lập, thân thiện, hoà đồng, biết cảm thông, đúng giờ, chăm chỉ, tư duy tích cực, tỉ mỉ, cẩn thận, v.v.
  • Kiến thức: khả năng ngoại ngữ, kiến thức kỹ thuật, toán học, marketing, công nghệ thông tin, v.v.
  • Kỹ năng học hỏi: khả năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết phục, đàm phán, kỹ năng phân tích, v.v.

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn về sở trường, sở đoản

Khi nói đến sở trường, chúng ta thường cũng nhắc đến sở đoản. Vậy sở đoản là gì? Ngược lại với sở trường, đây là những điểm chúng ta còn chưa mạnh hay thành thạo. Đó là các mặt chúng ta còn phải cải thiện và cần thời gian để rèn luyện nhiều hơn.

Những câu hỏi về sở đoản và sở trường của bạn trong một buổi phỏng vấn là cách nhà tuyển dụng tìm hiểu về những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. Và cách trả lời những câu hỏi này như sau:

“Sở trường của bạn là gì?”

Thay vì liệt kệ ra hàng loạt sở trường, bạn hãy tập trung vào các sở trường có liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển. Sau đó hãy kể rõ cách bạn áp dụng và tầm ảnh hưởng của các sở trường này trong môi trường học tập/công việc trước đó của bạn. 

Chẳng hạn, quản lý cảm xúc tốt và thân thiện thì sẽ hợp với công việc dịch vụ hoặc xã hội, diễn đạt tốt thì dễ dàng phù hợp với công việc giảng dạy/ trợ giảng, v.v.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở trường một cách trung thực
Trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở trường một cách trung thực.

Ví dụ: “Sở trường của em là sự học hỏi và nhanh thích ứng với môi trường mới. Em có thể làm quen với những công việc và con người mới nhanh chóng mà vẫn hiệu quả. Em đã có kinh nghiệm làm việc trái ngành (VD: marketing sang nhân sự) và dù đã có những khó khăn với kiến thức mới, em đã học hỏi ý kiến và kinh nghiệm của các tiền bối để không bị bỡ ngỡ quá dài.”

Bạn cần đảm bảo sự trung thực trong câu trả lời của mình. Không nên “thêm mắm dặm muối” vào câu trả lời của mình để tránh làm nhà tuyển dụng nghi ngờ mức độ đáng tin cậy của bạn.

“Theo bạn, bạn có sở đoản gì?”

Sở đoản có thể nói chính là điểm yếu của bạn. Điều bạn cần làm khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này là trình bày chúng một cách ngắn gọn nhất có thể và khéo léo biến chính sở đoản này thành sở trường.

Ví dụ, bạn có thể nói sở đoản của bản thân là sự cầu toàn hoặc đôi lúc làm việc hơi chậm vì bạn thường tỉ mỉ với các chi tiết trong công việc, dẫn đến việc mất nhiều thời gian vào nó. 

Ngoài ra, đừng quên nhắc rằng bạn vẫn đang không ngừng cải thiện những sở đoản này và đưa ra những giải pháp bạn đang áp dụng.

sở đoản là gì
Biến sở đoản thành điểm mạnh.

Đọc thêm: Nói Về Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn Sao Cho Thông Minh

Cách trình bày sở trường trong sơ yếu lý lịch

Sở trường trong CV hoặc sơ yếu lý lịch là thứ giúp bạn ghi điểm với người tuyển dụng. Bạn có thể thể hiện sở trường của mình là gì qua các mục như kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, thành tích trong quá trình làm việc và kết quả công việc, v.v.

  • Kỹ năng mềm: các kỹ năng mềm giúp một ứng viên trở nên nổi bật bao gồm các khả năng như teamwork, public speaking, kỹ năng giao tiếp, sắp xếp thời gian, tổ chức công việc, ra quyết định hiệu quả, v.v.
  • Kỹ năng cứng: các kỹ năng chuyên môn này cần được tìm hiểu kỹ trong bản mô tả công việc và được rèn luyện qua kinh nghiệm làm việc; từ đó nhà tuyển dụng mới tìm thấy sự phù hợp của bạn với vị trí công việc họ cần.

Bạn có thể thể hiện một số sở trường nữa qua các hoạt động ngoại khóa, các dự án xã hội và tài lẻ trong CV của mình.

Xác định sở trường của bản thân

Làm thế nào để xác định được sở trường và sở đoản của bản thân mình? Bạn có thể áp dụng các cách đã được Glints tổng hợp sau. 

Tự mình trải nghiệm và rút ra bài học

Không có cách nào có thể thay thế việc bạn tự mình rút ra các kinh nghiệm và bài học cho mình qua các trải nghiệm cá nhân. Chính việc xác định sở thích và đam mê của mình cũng sẽ giúp bạn biết mình làm tốt điều gì, cần cải thiện ở đâu.

sở trường của bản thân
Luôn học hỏi và cải thiện bản thân.

Chẳng hạn, sở trường của bạn là tư duy sáng tạo và sự hoà đồng, nhưng bạn cũng cần học cách trở nên tự tin hơn, mạnh dạn thể hiện ý kiến riêng của mình hơn.

Hãy luôn tự đặt câu hỏi “Nên làm gì để trở nên tốt hơn?” ngay với những hoạt động thường ngày để có thể đánh giá, phát triển bản thân thật hiệu quả.

Tham vấn, lắng nghe các ý kiến xung quanh

Một trong những cách để xác định được điểm mạnh của bản thân chính là nhờ nhận xét của những người xung quanh. Bạn bè, người thân trong gia đình cho đến bạn học, đồng nghiệp; những người thường xuyên tiếp xúc với bạn sẽ có thể đưa ra những ý kiến khách quan, giúp bạn phần nào hiểu được sở trường và sở đoản của mình.

điểm mạnh điểm yếu
Người thân sẽ góp phần giúp bạn định hướng sở trường của mình.

Làm trắc nghiệm tính cách/hướng nghiệp

Có khá nhiều loại trắc nghiệm tính cách và định hướng nghề nghiệp giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về khả năng của mình. Bạn có thể tìm hiểu các loại trắc nghiệm tính cách như:

Bạn có thể thử làm ngay trắc nghiệm 8 loại hình trí tuệ đã được Glints thiết kế để tìm hiểu các sở trường của mình.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Glints để giúp bạn tìm hiểu sở trường là gì, cách xác định sở trường của bản thân cũng như cách xử lý những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu. Đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất của Glints để tìm hiểu bản thân và định hướng nghề nghiệp thật tốt nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X