×

Sang Chấn Tâm Lý Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Sang Chấn Tâm Lý

Ngày đăng: 29/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/11/2023

sang-chan-tam-ly-la-gi

Sang chấn tâm lý là một trong những tình trạng xảy ra khi con người chẳng may trải qua một sự kiện khó khăn trong cuộc sống. Vậy sang chấn tâm lý là gì? Nguyên nhân do đâu? Những biểu hiện nào thể hiện tình trạng sang chấn tâm lý? Yếu tố nào gây ra sang chấn tâm lý? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Glints chia sẻ trong bài viết sau đây. 

1. Sang chấn tâm lý là gì?

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), sang chấn tâm lý được hiểu là một phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện kinh khủng xảy ra đối với bản thân, sự kiện đó có thể là tai nạn, thiên tai, bị lạm dụng tình dục, v.v. Ngoài ra, một người cũng có thể bị sang chấn với bất cứ sự kiện nào mà người đó bị đe dọa hoặc gây nguy hại đến cảm xúc hoặc thể chất.

sang-chan-tam-ly
Sang chấn tâm lý

Sự kiện này phải được người bị ảnh hưởng hiểu là đe dọa trực tiếp đến họ hoặc người thân của họ bằng cái chết, thương tích cơ thể nghiêm trọng hoặc bạo lực tình dục; tiếp xúc gián tiếp. Khi xem tin tức trên truyền hình, họ có thể cực kỳ đau khổ và có những phản ứng căng thẳng sinh lý không tự nguyện quá mức, nhưng bản thân nó không gây ra chấn thương.

Những phản ứng ngắn hạn như bị sốc và tâm lý phủ nhận thường xuất hiện sau đó. Các phản ứng và ảnh hưởng lâu dài bao gồm tổn thương tâm lý, rối loạn lưỡng cực, hồi tưởng mất kiểm soát, hoảng loạn, mất ngủ, rối loạn ác mộng, khó khăn trong mối quan hệ giữa các cá nhân và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Các triệu chứng cụ thể bao gồm đau nửa đầu, tăng thông khí, tăng tiết mồ hôi và buồn nôn thường xuyên.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng sang chấn tâm lý

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương tâm lý. Theo báo cáo thống kê một số nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương tâm lý bao gồm:

  • Bị tấn công, bắt nạt
  • Bị quấy rối tình dục
  • Bị lạm dụng về tâm lý, thể chất hay tình dục
  • Bị tai nạn giao thông 
  • Chấn thương tâm lý sau sinh
  • Do mắc bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng
  • Cú sốc tâm lý vì mất người thân, bạn bè
  • Bị bắt cóc
  • v.v.

Những sự kiện này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi một người không may bị sang chấn tâm lý, không chỉ sự kiện vừa xảy ra tác động mà những hình ảnh về nỗi sợ cũ cũng vô thức trở về trong tâm trí họ. 

3. Phân loại sang chấn tâm lý

Mỗi người sẽ có một sự cố dẫn đến tình trạng sang chấn tâm lý khác nhau, chính về thế mức độ sang chấn cũng được phân cấp cụ thể:

  • Sang chấn tâm lý mức cấp tính: Tình trạng này là kết quả của một sự áp lực, chăn thẳng hoặc nguy hiểm.
  • Chấn thương tâm lý mãn tính: Là kết quả của việc họ tiếp xúc nhiều lần và kéo dài với nhiều áp lực, căng thẳng. 
  • Chấn thương tâm lý đơn lẻ – phức tạp: Nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều với sự kiện gây sang chấn 
  • Sang chấn thứ cấp: Là một dạng khác của sang chấn, nguyên nhân là do tiếp xúc thường xuyên với một người đã trải qua một sự kiện đau thương.

4. Cơ chế phản ứng tâm sinh lý với sang chấn

Khi sang chấn tâm lý xảy ra não bộ sẽ kích thích hoạt động của các hạch nhân làm tăng tiết hormone cortisol và adrenalin, gây kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, lúc này cơ chế chiến – biến – tê liệt sẽ xảy ra tại não bộ. 

Tình trạng sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt trong cuộc sống của con người, nếu không được can thiệp để trị liệu và hỗ trợ kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến phần đời còn lại.

Đọc thêm: Trauma Là Gì? Các Biểu Hiện Của Trauma Cần Phải Biết

5. Biểu hiện, triệu chứng của sang chấn tâm lý

Mỗi người sẽ có phản ứng sang chấn bắt đầu từ cảm xúc sau đó lấn sang phản ứng vật lý về thể chất. Một số người chỉ xuất hiện triệu chứng trong thời gian ngắn, chỉ 2 – 3 tuần sau đó sẽ khỏi. Tuy nhiên, một số triệu chứng cần phải can thiệp trị liệu để tránh tình trạng bệnh phức tạp hơn. 

5.1 Dấu hiệu về mặt thể chất

Các dấu hiệu cho thấy sang chấn tâm lý về mặt thể chất, cụ thể:

  • Bị đau đầu 
  • Triệu chứng tiêu hóa
  • Cơ thể mệt mỏi 
  • Tim đập nhanh, đổ mồ hôi
  • Hay bị giật mình

Nghiêm trọng hơn là triệu chứng khó ngủ gây ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần (mental health) như trầm cảm, lo lắng dẫn đến việc lạm dụng chất kích thích. Trường hợp sang chấn tâm lý trở nên nặng hơn có thể dẫn đến hậu sang chấn tâm lý là rối loạn căng thẳng sau chấn thương/sang chấn.

5.2 Dấu hiệu sang chấn tâm lý 

Những người từng trải qua sang chấn tâm lý thường cảm thấy: 

  • Bị từ chối
  • Sợ hãi, lo lắng, phẫn nộ
  • Sầu não, xấu hổ, hoang mang
  • Lo ngại, phiền muộn, tê liệt, chết lặng
  • Tránh né những  người khác
  • Tức giận, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường
  • Tội lỗi, vô vọng, cáu gắt, khó tập trung.

Mặc dù đây là giai đoạn thường được giải thích theo thứ tự nhưng một người có thể dễ dàng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khách mà không theo bất cứ một thứ tự nào. Họ cũng có thể lặp lại một giai đoạn cụ thể và cũng có thể bỏ qua giai đoạn đó. 

Đọc thêm: Phobia Là Gì? Cách Đối Mặt Với Các Hội Chứng Ám Ảnh Sợ Hãi

6. Phương pháp điều trị sang chấn tâm lý

Sau đây là một số phương pháp điều trị có thể giúp người bị sang chấn tâm lý đối phó với các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân theo chiều hướng tốt nhất. Cụ thể:

6.1 Liệu pháp tâm lý

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp này giúp cho họ nhận thức hành vi của mình để thông qua đó thay đổi suy nghĩ của bản thân, nhằm đưa ra những tác động cụ thể đến hành vi và cảm xúc của họ. 
  • Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR): Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị sang chấn tâm lý khác được nhiều bác sĩ lựa chọn cho người bệnh. Đối với EMDR mỗi cá nhân sẽ bắt đầu hồi tưởng lại ngắn gọn những trải nghiệm đau thương khi người điều trị hướng dẫn chuyển động của mắt, EMDR nhằm mục đích giúp cho người bị sang chấn tâm lý có thể xử lý và tích hợp những ký ức đau buồn.
  • Liệu pháp xo-ma (Somatic therapies): Một số các liệu pháp xo-ma được sử dụng bao gồm:
    • Trải nghiệm xo-ma: Bác sĩ chữa trị sẽ giúp họ hồi tưởng lại những ký ức đau buồn trong một không gian nhất định. 
    • Liệu pháp tâm lý cảm giác vận động: Giúp người bị sang chấn tâm lý biến những ký ức đau thương của bản thân thành sức mạnh. 
    • Kích thích huyệt: Bác sĩ chữa trị sẽ tập áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể để tạo ra trạng thái thư giãn nhất cho người bị sang chấn tâm lý.
    • Liệu pháp cảm ứng: Bao gồm Reiki, cảm ứng chữa bệnh và liệu pháp cảm ứng trị liệu.

6.2 Dùng thuốc để kiểm soát

Mặc dù thuốc không làm cho họ khỏi tình trạng sang chấn tâm lý của bản thân, tuy nhiên có thể giúp họ kiểm soát các triệu chứng của mình lo lắng, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm. 

6.3 Tự chăm sóc

Các biện pháp tự chăm sóc sẽ giúp họ đối phó với các triệu chứng về cảm xúc, tâm lý và thể chất khi bị sang chấn tâm lý, cụ thể:

  • Tập thể dục: Cần rèn luyện các bài tập thể dục cho bản thân ít nhất 30 phút mỗi ngày và các ngày trong tuần. 
  • Thực hiện các bài tập chánh niệm: Thở có chánh niệm và các bài tập dựa trên chánh niệm sẽ giúp cuộc sống hiện tại của người bị sang chấn tâm lý trở nên tốt hơn.
  • Kết nối với mọi người để ngăn ngừa tình trạng sang chấn tâm lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Cố gắng ngủ 7 – 9 giờ mỗi đêm, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tránh sử dụng rượu bia và ma túy, giúp người bị sang chấn tâm lý giảm căng thẳng bằng các hoạt động trí óc hoặc giải trí.

Lời kết

Bài viết trên của Glints đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến sang chấn tâm lý là gì. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, từ đó hiểu thêm về vấn đề này. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X