×

Trauma Là Gì? Các Biểu Hiện Của Trauma Cần Phải Biết

Ngày đăng: 29/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 03/11/2023

trauma-la-gi

Trauma là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tâm lý học và y tế để mô tả những tác động đến tinh thần hoặc thể chất đã gây ra tổn thương tâm lý đối với một cá nhân cụ thể. Nếu bạn đang thắc “Trauma là gì? Nguyên nhân gây ra trauma? Biểu hiện của người bị trauma? Và trauma đến cuộc sống như thế nào?” thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay nhé. 

1. Trauma là gì?

Trauma là gì? Trauma được hiểu là một trải nghiệm gây sốc, đáng sợ hoặc nguy hiểm mang lại cảm giác ám ảnh, buồn bã, căng thẳng hoặc lo lắng thái quá.

Tình trạng này là kết quả của việc người bệnh tiếp xúc với một sự cố hoặc một loạt sự kiện gây xáo trộn về mặt cảm xúc hoặc đe dọa đến tính mạng với những ảnh hưởng bất lợi lâu dài đến hoạt động, sức khỏe tinh thần, thể chất, xã hội, cảm xúc của bản thân.

Trauma thường bắt nguồn rất phổ biến từ thời thơ ấu. Trên thực tế rất nhiều trẻ em sẽ trải qua chấn thương trước khi lên 16 tuổi.

chan-thuong-trauma-la-gi
Trauma

Đọc thêm: Phobia Là Gì? Cách Đối Mặt Với Các Hội Chứng Ám Ảnh Sợ Hãi

2. Điều gì dẫn đến trauma?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trauma, cụ thể những trải nghiệm có thể gây chấn thương dưới đây, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, cụ thể

  • Bị lạm dụng thể chất, tình dục và cảm xúc
  • Tuổi thơ bị bỏ rơi
  • Sống với một thành viên trong gia đình bị rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc sử dụng chất gây nghiện
  • Sự chia ly đột ngột, không giải thích được với người thân
  • Bị phân biệt đối xử và áp bức
  • Bạo lực trong cộng đồng, chiến tranh hoặc khủng bố

Mặc dù chấn thương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó đặc biệt gây suy nhược lâu dài đối với não bộ đang phát triển của trẻ. Thường được gọi là những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACE).

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc ACE đặc biệt cao ở một số nhóm dân cư nhất định, chẳng hạn như người có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, người có thu nhập thấp hoặc người thất nghiệp, không có khả năng làm việc, những người được xác định là đồng tính nam, đồng tính nữ hoặc lưỡng tính v.v.

3. Người bị trauma có phản ứng như thế nào?

Đối với những trẻ không may bị trauma sẽ có phản ứng rất mạnh mẽ đối với những sự vật, hiện tượng gây nên nỗi ám ảnh từ quá khứ, dưới đây là một số phản ứng của những người bị trauma.

  • Người bị trauma thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo âu hoặc tức giận sau khi chấn thương. Đối với hầu hết người bị trauma thì đây là phản ứng bình thường và sẽ mất đi sau 1 – 2 tuần.
  • Trong một số trường hợp xấu, các cảm giác và suy nghĩ sẽ tiêu cực của người bị trauma không mất đi mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, do đo người bị trauma cần được trợ giúp.

4. Biểu hiện của trauma

Dưới đây là một số biểu hiện của trauma mà bạn cần biết để hiểu rõ hơn về loại bệnh này, từ đó biết nhận định những trường hợp lẫn lộn trauma với những bệnh khác, cụ thể:

  • Người bệnh cảm thấy lo lắng thái quá, hay buồn bã và sợ hãi quá mức.
  • Tâm trạng tụt dốc, hay khóc lóc
  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ một vấn đề rõ ràng và tập trung
  • Thường xuyên có những suy nghĩ kinh hoàng về chấn thương
  • Hay tức giận
  • Thường xuyên gặp ác mộng hoặc khó ngủ từ khi gặp chấn thương
  • Thường xuyên trốn tránh những nơi hoặc người gợi nhớ về chấn thương 
  • Xuất hiện một số triệu chứng về thể chất như đau đầu, đau bụng, vấn đề về tiêu hóa, cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, thường hoảng hốt và dễ bị giật mình. 

5. Ảnh hưởng của trauma đến sức khỏe

Các trải nghiệm chấn thương có thể gây ra nhiều phản ứng sinh lý, tâm lý, tinh thần, quan hệ khác nhau. Một số người có thể vượt qua trauma dễ dàng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và tâm lý. Số còn lại có thể thay đổi con người chỉ với một sự kiện sang chấn.

Mức độ chính xác mà các phản ứng đối với từng trải nghiệm sang chấn sẽ khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Tiền sử sang chấn, yếu tố gây căng thẳng hiện tại, mức độ phục hồi, mức độ có các mối quan hệ có ý nghĩa. 

Một số chấn thương có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đối phó với căng thẳng của một người. Nhiều người có cảm giác như mất đi sự ý nghĩa trong cuộc sống và có thể gặp khó khăn trong việc cảm nhận niềm vui của bản thân. Trong một vài tình huống cụ thể trauma có thể giảm dần theo thời gian. Một số người mắc trauma có thể vật lộn với căng thẳng, lo lắng, bị khó ngủ trong vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên theo thời gian các triệu chứng này sẽ được cải thiện.

Tùy vào mức độ trauma mà bản thân đang gặp phải mà người bệnh sẽ có được những trải nghiệm sang chấn khác nhau, nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của chính bạn theo cách này hoặc cách khác. 

Đọc thêm: Healing Là Gì? Hiểu Về Chữa Lành Và Ứng Dụng Nó Đúng Cách

6. Lời khuyên khi có trauma

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho những người bị trauma, cụ thể:

  • Bạn cần thẳng thắn nhìn nhận về chính chấn thương mình đang gặp phải để đối diện với chính nó chứ không phải là lãng tránh.
  • Hãy chấp nhận rằng bản thân bạn sẽ cảm thấy không được bình thường trong một thời gian nhưng rồi mọi chuyện sẽ qua đi.
  • Luôn nhắc nhở bản thân hàng ngày rằng bạn đang kiểm soát và cố gắng không tức giận, thất vọng với bản thân nếu bạn không thể tự mình làm tốt hoặc hiệu quả như bình thường. 
  • Đừng lạm dụng các chất kích thích để vượt qua chấn thương bởi nó càng khiến bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. 
  • Tránh đưa ra những quyết định vội vàng hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống cho đến khi bạn cảm thấy tinh thần mình tốt hơn. 
  • Hãy cố gắng đối diện với các vấn đề đang xảy ra, đừng cố gắng tránh né.
  • Cố gắng giữ thói quen bình thường và luôn làm cho mình trở nên bận rộn.
  • Đừng né tránh một địa điểm hoặc một hoạt động nhất định, đừng để chính trauma kìm hãm cuộc sống của bản thân, nhưng đừng quá sốt ruột hối thúc bản thân nhanh quay về trạng thái bình thường. 
  • Khi cảm thấy bản thân mình đang kiệt sức hãy nghỉ ngơi. 
  • Dành thời gian để tập thể dục, làm sạch cơ thể và tâm trí để đầu óc bớt căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Áp dụng các bài tập yoga, các bài thiền, hít thở hoặc làm những điều bạn thích như nghe nhạc, làm vườn để đầu óc được thư giãn hơn.
  • Hãy nói cho ai đó nghe về cảm xúc của bạn hoặc viết chúng ra giấy đừng kìm nén trong lòng. 
  • Khi chấn thương gợi nhớ lại ký ức hoặc cảm xúc hãy cố gắng đối mặt với chúng, nghĩ về chúng sau đó gạt chúng sang một bên. 

Lời kết

Bài viết trên của Glints đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “trauma là gì?” và những thông tin liên quan đến vấn đề này. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, từ đó biết được cách khắc phục khi bản thân hoặc người thân, bạn bè gặp phải tình trạng này. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X