×

PDP Là Gì? Cách Xây Dựng PDP Để Phát Triển Sự Nghiệp

Ngày đăng: 16/01/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/02/2024

pdp-la-gi 1

 Hiện tại, PDP được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và phát triển sự nghiệp. Thông qua PDP bạn sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Ngoài ra còn biết được cách đặt ra mục tiêu và kế hoạch, giúp cho quá trình áp dụng được suôn sẻ. Vậy PDP là gì? Ý nghĩa ra sao? Các bước thực hiện như thế nào? Làm thế nào để xây dựng PDP hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được Glints chia sẻ trong bài viết sau đây.

1. PDP viết tắt từ gì?

PDP là viết tắt của cụm từ Personal Development Planning, được hiểu là kế hoạch phát triển bản thân. PDP hiện nay được sử dụng rộng rãi trong môi trường giáo dục, thông qua đó học sinh sẽ biết được quá trình phát triển của bản thân, nắm được điểm mạnh, điểm yếu, đặt mục tiêu và kế hoạch hành động, ngoài ra còn giúp đo lường quá trình học tập.

pdp-la-gi-personal-development-planning
PDP (Personal Development Planning)

Bên cạnh ứng dụng PDP trong học tập, cụm từ này còn được sử dụng khá nhiều trong sự nghiệp, công việc hay doanh nghiệp. Khi đã hiểu rõ PDP là gì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng công cụ này để định hướng phát triển bản thân theo ngành nghề mình đã chọn. 

Qua đó người quản lý có thể dùng PDP ngắn hạn để đánh giá, theo dõi sự phát triển của nhân viên. Đồng thời, giúp nhân viên xây dựng lộ trình nghề nghiệp gắn với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một trong số những giải pháp phát triển và giữ chân nhân tài hiệu quả. 

Đọc thêm: Thay Đổi Bản Thân Ngay  Để Thành Công Ngay Hôm Nay

2. PDP có ý nghĩa gì?

Vậy PDP đem lại ý nghĩa gì? Vì PDP phù hợp trong lĩnh vực giáo dục và sự nghiệp phát triển, vì thế theo từng đối tượng áp dụng mà ý nghĩa của công cụ này cũng PDP sẽ có sự khác nhau, cụ thể: 

2.1 Đối với người đi học

  • Tăng khả tự năng nhận thức bản thân 
  • Biết xây dựng ước mơ, hoài bão của bản thân, tìm ra mục đích sống
  • Thiết lập được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho mình
  • Đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp
  • Đo lường được quá trình phát triển của bản thân
  • Biết cách vận dụng, phát triển những kỹ năng mà bản thân đã được học
  • Hiểu rõ điểm yếu của mình để cải thiện
  • Xây dựng được các nguyên tắc để thay đổi thói quen.

2.2 Đối với người đi làm

  • Tự nhận thức và đánh giá bản thân mình
  • Hiểu rõ điều mình muốn từ đó thiết lập mục tiêu cụ thể để đạt được điều đó
  • Nắm rõ các bước thực hiện để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra, đồng thời lập kế hoạch chi tiết để triển khai mục tiêu
  • Luôn theo sát tiến độ và giữ cho bản thân tập trung 
  • Tận dụng cơ hội để bản thân đạt được mục tiêu đã đặt ra. 

3. Các bước xây dựng PDP 

Sau khi hiểu rõ về khái niệm và ý nghĩa của PDP bạn có thể xây dựng PDP cho bản thân thông qua các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đánh giá bản thân

Bước này bắt đầu định vị bản thân thông qua việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đam mê, giá trị của bạn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin qua những phản hồi của nhiều người khác hoặc qua quá trình đánh giá. 

Nên viết ra những điểm mạnh, điểm yếu, niềm đam mê và giá trị của bản thân. Nếu bản thân gặp khó khăn hãy thử áp dụng các bài test cá nhân như:

Đừng quên nhìn nhận lại các công việc đã thực hiện, thông qua đó đánh mức độ hài lòng của bản thân về điều đó. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, v.v, để đưa ra đánh giá tổng quát nhất. 

Bước 2: Hiểu rõ mục tiêu của PDP 

Việc hiểu rõ mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được nó. Vậy nên, hãy đặt mục tiêu theo mô hình SMART. Mục tiêu này sẽ giúp bạn phân tán thành dài hạn và ngắn hạn, nên xác định chính xác mục tiêu nào cần ưu tiên trước để dành thời gian và nguồn lực thực hiện.

Đọc thêm: Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Tương Lai Không Khó Như Bạn Nghĩ

Bước 3: Lên kế hoạch

Đừng quên liệt kê chi tiết các công việc cần làm để thực hiện được mục tiêu, phân chia rõ ràng các đầu việc vào bảng kế hoạch theo 5W1H, từ đó cụ thể hóa quá trình thực hiện.

Bước 4: Học hỏi thêm kỹ năng, kiến thức

Sau khi đã lên được bản kế hoạch thực hiện, bạn cần hiểu rõ mình nên học thêm kiến thức, kỹ năng gì để triển khai kế hoạch tốt nhất. Đây cũng là thời điểm thích hợp để đăng ký các khóa học, đọc sách hay tìm nguồn tài nguyên học tập để bản thân được phát triển tốt nhất.

Bạn cũng có thể tìm cho mình một mentor, nhà tư vấn để nhận lời khuyên hoặc học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cần thiết, đảm bảo mục tiêu đề ra có thể đạt được. 

Bước 5: Xây dựng Roadmap

Dựng Roadmap là yếu tố chính trong kế hoạch, tùy vào từng loại mục tiêu đã đặt ra để bắt đầu kế hoạch hành động vào các mốc thời gian thích hợp. 

Việc học tập có thể triển khai song song hoặc trước khi thực hiện thực tế. Bạn cần lưu ý mỗi giai đoạn cần có KPI, các chỉ số được đánh giá và đo lường hiệu quả. 

Đừng đặt ra những mốc thời gian quá phi lý, hãy đan xen những khoảng nghỉ ngơi để bản thân không bị mệt mỏi, chán nản trong quá trình thực hiện. 

Đọc thêm: Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Là Gì? 3 Mẹo Nâng Tầm Khả Năng Tổ Chức Công Việc Bạn Cần Biết

Bước 6: Kỷ luật, tự giác 

Sau khi hoàn thành xong kế hoạch, bạn cần bắt tay vào thực hiện. Đừng quên động viên bản thân bằng những phần thưởng nhỏ khi đạt được mục tiêu đã đề ra. Đây chính là cách giúp bạn có thêm động lực khi làm việc mà không bị chán nản hay bỏ cuộc giữa chừng.

Để theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch mỗi ngày, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian thông minh như:

  • Trello,
  • Notion,
  • Google Calendar,
  • Google Notes, v.v. 

4. Bí quyết xây dựng PDP hiệu quả

Để có được một kế hoạch hoàn hảo, ngoài nắm rõ các bước xây dựng PDP bạn cần biết cách xây dựng công cụ này như thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên của Glints về cách xây dựng PDP, cụ thể:

  • Bản kế hoạch lập ra có thể linh hoạt trong những trường hợp khẩn cấp
  • PDP được tạo ra dựa trên mong muốn của bạn, nếu người khác tác động đến bạn cũng nên ưu tiên bản thân mình đầu tiên trong bản kế hoạch
  • Việc trực quan hóa sẽ giúp bạn có động lực và dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện
  • Hãy mạnh dạn cá nhân hóa để truyền cảm hứng cho bản thân
  • Đừng quên chia sẻ bản kế hoạch của mình với những người thân thiết để giúp bạn có trách nhiệm hơn với kế hoạch của mình. 
  • Đừng tập trung quá nhiều mục tiêu vào một thời điểm bởi nó có thể khiến bạn bị choáng ngợp.
  • Những lúc chán nản hãy nghĩ vì sao bạn bắt đầu.
  • Hãy tự thưởng cho bản thân những món quà nhỏ để làm động lực khi đạt được mục tiêu theo đúng PDP đã đặt ra,

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Glints về PDP là gì. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn lập được một bản kế hoạch phát triển bản thân hoàn chỉnh cho mình trong năm mới. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X