×

Offboarding Là Gì? Thế Nào Là Quy Trình Offboarding Chuyên Nghiệp?

Ngày đăng: 12/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 13/03/2023

Trải nghiệm của một nhân viên với doanh nghiệp trải dài ngay từ bước phỏng vấn, bước đi làm cho đến tận lúc quyết định “nhảy việc” và tạm biệt nơi chốn cũ. Qua những bước này mà bạn sẽ có thể cảm nhận rõ ràng sự tôn trọng nhân viên và mức độ tâm lý, chuyên nghiệp của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên ngoài onboarding, offboarding cũng quan trọng không kém.

Cùng Glints tìm hiểu offboarding là gì nhé.

Offboarding là gì?

Offboarding có nghĩa là quy trình để một nhân viên chính thức “rời thuyền”, hay nghỉ việc. Quá trình này diễn ra khi nhân viên thôi việc, từ chức, hoăhc nghỉ hưu vì vấn đề tuổi tác hay sức khoẻ, v.v.

Và không chỉ là việc nhân viên nộp đơn xin nghỉ, offboarding còn bao gồm quyết định của lãnh đạo, bộ phận nhân sự hỗ trợ quá trình nghỉ việc, chuyển giao công việc, hoàn tất giấy tờ, v.v.

offboarding là gì
Offboarding là quy trình nghỉ việc chính thức của nhân viên, được hỗ trợ thực hiện bởi công ty, doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần có quy trình offboarding?

Khi một nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ đối diện với một số rủi ro. Chẳng hạn như những dự án còn dở dang, bảo mật thông tin, v.v. Cũng giống như một bộ máy đang hoạt động trơn tru, khi một bánh răng biến mất, chúng ta sẽ cần đến sự thay thế để hệ thống không bị trì trệ, thậm chí hỏng hóc.

Thiếu đi quy trình offboarding hợp lý, nhân viên và doanh nghiệp đều dễ gặp phải các vấn đề về quyền lợi, pháp lý. Mối quan hệ giữa nhân viên và tổ chức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Và việc giữ gìn danh tiếng chính là việc mỗi công ty cần làm để có thể thu hút nhân lực mới và giữ chân nhân lực hiện tại.

Nhìn chung, lợi ích của offboard là:

  • Giảm thiểu rủi ro bảo mật (quyền truy cập của nhân viên vào các tài khoản công ty).
  • Ngăn chặn các vấn đề pháp lý (tranh chấp hợp đồng, bồi thường, v.v.)
  • Nhận thông tin phản hồi để cải thiện chất lượng từ bước tuyển dụng, đào tạo đến quy trình làm việc
  • Hỗ trợ bàn giao công việc
  • Công ty có thể tìm sự thay thế nhanh và hợp lý hơn
  • Hỗ trợ nhân viên mọi cách có thể
  • Nhân viên có thể chia tay công ty trong hoà bình

Thật vậy, nghiên cứu của Aberdeen cho thấy chỉ 29% các doanh nghiệp sở hữu quá trình offboard hợp lý. Và những công ty có sự đầu tư nhất định vào một quy trình offboarding chuyên nghiệp có tỷ lệ kết nối và giữ chân nhân viên cao hơn rất nhiều.

offboard là gì
Offboard đúng cách giúp công ty và nhân viên giữ mối quan hệ hoà hảo lâu dài.

Quy trình offboarding thế nào là hợp lý?

Quy trình nghỉ việc thường bao gồm các hạng mục liên quan đến giấy tờ pháp lý và các thủ tục từ lúc nhân viên bắt đầu nộp đơn xin nghỉ việc cho đến lúc hoàn thành mọi công nợ. Nhìn chung, quy trình offboarding chung sẽ gồm 3 bước:

1. Xử lý thông tin nghỉ việc 

Đây là bước nhân viên nộp giấy xin nghỉ việc. Nhân viên hoặc quản lý sẽ thông tin đến team hoặc các nhân viên khác để mọi người đều nhận thức được về các công việc sắp tới.

2. Chuẩn bị các giấy tờ

Thông thường, các nhân viên đến bước này sẽ ký các bản cam kết bảo mật thông tin của công ty, từ các tài khoản đến các ứng dụng, quy trình tạo ra sản phẩm, v.v.

Ngoài ra, bạn cũng cần ký biên bản bàn giao công việc để quản lý và công ty biết được tình trạng công việc và bố trí nhân lực để hoàn thành chúng. Các thông tin trong biên bản bàn giao sẽ có:

  • Các việc đã hoàn thành.
  • Các việc đang được triển khai.
  • Các đầu việc chưa được làm.

Quản lý trực tiếp cũng sẽ làm việc cùng bộ phận nhân sự để giúp nhân viên hoàn thành các giấy tờ liên quan như thuế, bảo hiểm xã hội, v.v.

Quy trình Offboarding là gì?
Quy trình Offboarding chung gồm những gì?

Đọc thêm: Quy Trình Nghỉ Việc: Những Điều Nên Và Không Nên Làm

3. Phỏng vấn thôi việc

Sau khi đã hoàn thành các giấy tờ quan trọng, phía nhân sự sẽ thu thập phản hồi từ nhân viên sắp nghỉ việc, thăm dò ý kiến và nhận xét về trải nghiệm trong tổ chức và những cải tiến có thể có trong với văn hóa doanh nghiệp, quy trình tuyển dụng, cũng như quy trình offboarding.

Đây được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình làm việc của một nhân viên trong công ty.

Ngoài những quy trình nghỉ việc trên, nhân viên có thể có tham gia buổi chia tay team và phòng ban. Cho đến ngày chính thức nghỉ việc, nhân viên cần hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách chỉn chu và có trách nhiệm như những ngày đầu đi làm.

Offboarding vs. onboarding 

Onboarding và offboarding nghe có vẻ là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược. Nếu onboarding giới thiệu những chi tiết mới và mở màn một cuốn sách thì offboarding là khi những nút thắt được giải quyết và đi đến hồi kết.

Onboarding và Offboarding là gì?
Sự khác nhau của Onboarding và Offboarding là gì?

Onboarding giúp các nhân viên làm quen với môi trường mới, đồng nghiệp mới và công việc mới. Offboarding thì tập trung vào việc giữ gìn mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và công ty kể cả khi nhân viên sắp rời đi, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên cũng như doanh nghiệp.

Cả hai quy trình đều nói lên nhiều điều về văn hoá công ty, giảm thiểu những hiểu lầm không đáng có. 

Đọc thêm: Có Nên Nghỉ Việc Khi Chưa Tìm Được Việc Mới?

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu hơn về offboarding là gì và vai trò của định nghĩa này với từng tổ chức và nhân viên. Có thể nói, ngoài sự chuyên nghiệp cần có đến từ mỗi nhân viên, các công ty cũng cần có sự đầu tư vào các quy trình này để có thể sở hữu hệ thống làm việc chuyên nghiệp, uy tín nhất.

Để tìm hiểu các định nghĩa hay ho trong công việc, bạn đừng quên cập nhật các bài viết của Glints nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X