×

Ghosting Là Gì? Làm Gì Khi Bị Ghost Trong Công Việc?

Ngày đăng: 13/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 19/05/2023

Bạn đã bao giờ bị nhà tuyển dụng “bơ đẹp” khi vẫn trong quá trình phỏng vấn xin việc chưa? Hay chính bạn đã có từng thiếu chu toàn trong việc liên lạc với người tuyển dụng? Trong xu hướng hiện đại, tình trạng này được gói gọn trong một từ: “ghosting”.

Nếu bạn đang thắc mắc thì sự thật là, ghosting không chỉ xảy ra với những mối quan hệ yêu đương mà cũng trở nên phổ biến trong thế giới công sở. Vậy ghosting là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây bạn nhé.

Ghosting là gì?

Ghosting nghĩa là gì? Cụm từ này nghĩa là khi ai đó đột ngột cắt đứt mọi liên lạc với người khác mà không có một lời giải thích. Kể cả khi đối phương (người bị ghost) có ý định kết nối lại thì người đi ghost cũng chọn cách im lặng và hoàn toàn “bơ” đi.

Ghosting có thể được liên tưởng như thể một người tan biến vào hư không, giống như một bóng ma vậy.

Tình trạng bị ghost diễn ra trong rất nhiều bối cảnh, phổ biến nhất là với những người đang trong giai đoạn tìm hiểu nhau. Thậm chí trong một mối quan hệ có sự ràng buộc, tình trạng ghosting cũng có thể xảy ra như “cơm bữa”.

ghosting là gì
Ghosting nghĩa là gì?

Trong thế giới công sở, ghosting là khi người tuyển dụng không liên lạc lại với ứng viên khi đang ở lưng chừng quá trình tuyển dụng. Bạn có thể đang mong chờ lời phản hồi sau buổi interview hoặc sau khi bạn nộp bài test đầu vào, nhưng tuyệt nhiên chẳng có hồi âm.

Ở một diễn biến khác, ghosting cũng có thể là trường hợp ứng viên bơ đẹp nhà tuyển dụng. Họ không tham dự buổi phỏng vấn như đã hẹn, không trả lời job offer, hay thậm chí là không có mặt vào ngày đi làm đầu tiên. Mọi thứ xảy ra với không một lời báo trước hay một lời giải thích sau cùng.

“Bị ghost” biến thành xu hướng

Thật không may, ghosting lại đang trở nên phổ biến hơn bạn nghĩ. 

Ngày càng có nhiều ứng viên gặp phải tình trạng “đứt gánh giữa đường” khi đang phỏng vấn. Họ hy vọng rất nhiều về khả năng tìm được công việc mới, nhưng đổi lại chỉ nhận lấy sự lạnh lùng từ người tuyển dụng. Theo Business Insider, tình trạng này đã tăng lên đến 208% từ năm 2019.

Không ít ứng viên cũng chọn cách ngừng liên lạc với bên tuyển dụng hơn trước đây. Một phân tích của Glassdoor cho thấy tần suất ghosting sau khi phỏng vấn nhiều hơn gấp 3 lần so với tình hình trước đại dịch Covid-19.

Lý do bạn bị ghost là gì?

Lý do dẫn đến việc ứng viên bị ghost là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích cho tình trạng này:

1. Doanh nghiệp không còn nhu cầu tuyển dụng

Một tổ chức thường phỏng vấn nhiều ứng viên một lúc để tìm ra người phù hợp nhất với vị trí công việc đang trống. Đây có thể là lý do nhà tuyển dụng chọn “ghost” những người còn lại một khi đã tìm được nhân viên mà họ cần.

2. Bạn chưa thể hiện tốt trong buổi interview

Đôi lúc màn thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn chưa chắc đã tốt như bạn tưởng tượng. Có thể bạn rất tự tin và trả lời mọi câu hỏi phỏng vấn rất trôi chảy. Nhưng bằng một cách nào đó, bạn vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chí của bên tuyển dụng.

3. Sự thiếu chuyên nghiệp

Ghosting trong tình yêu trở nên phổ biến một phần là do sự phát triển của công nghệ. Để trốn tránh cảm xúc tiêu cực của đối phương, họ sẽ dựa vào các ứng dụng online để gián tiếp cắt đứt mối quan hệ.

Nhiều người có xu hướng sợ phải đối diện với tranh cãi hoặc những cảm xúc tiêu cực của đối phương, đây cũng là lý do ghosting phổ biến. Nhưng, tâm lý sợ đối diện này không được hiện diện ở các tổ chức, các doanh nghiệp với tính chất công việc thuần tuý.

lý do bị ghost là gì
Dù lý do là gì thì cũng không ai xứng đáng bị ghost.

Dù là lý do gì, việc đi ghost người khác đều thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu lành mạnh trong tinh thần và văn hoá doanh nghiệp.

Hậu quả của việc ghosting

Việc bị nhà tuyển dụng ghost cũng không có gì quá khác biệt việc bạn bị người khác cho leo cây trong một buổi hẹn hò. 

Đặc biệt, nếu là lần bị ghost đầu tiên, bạn thường sẽ bất ngờ, sốc và liên tục ở trong tình trạng chối bỏ thực tại. Bạn lo lắng không biết đối phương gặp vấn đề gì mà không thể liên lạc với bạn. Hoặc bạn sẽ tự an ủi bản thân rằng họ chỉ đang quá bận và sẽ liên lạc với bạn sau.

Sau đó khi dần nhận ra sự việc, bạn cảm thấy bực tức và luôn khó chịu vì không biết lý do tại sao bạn bị đối xử như vậy. Hậu quả là chúng ta sẽ không thể tránh khỏi việc nghi ngờ giá trị bản thân.

tác hại của ghosting
Hậu quả của ghosting là gì? Nó sẽ dễ làm người khác overthinking, nghi ngờ giá trị bản thân.

Nếu việc bị ghost làm bạn ấn tượng xấu với một đối tượng và một tập thể nhất định, thì việc bạn đi ghost nhà tuyển dụng cũng không hề hay ho. Bạn sẽ để lại một vết ố không thể xóa bỏ cho tên tuổi và sự nghiệp tương lai của bạn.

Trái đất rất tròn, và việc tình cờ gặp lại những người cũ là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khi bạn quyết định cống hiến lâu dài cho một ngành nghề nhất định thì rất có thể bạn sẽ chạm mặt các nhà tuyển dụng này trong tương lai, kể cả trong các vai trò khác.

Không có ai muốn mang tiếng xấu là một người thiếu chuyên nghiệp và không biết cách hành xử đúng mực, đúng chứ?

Làm gì nếu bạn bị nhà tuyển dụng ghost?

Nếu bạn là người đang đi tìm việc và không may trở thành người bị ghost, bạn có thể tham khảo làm những việc sau trước khi đổi mục tiêu sang vị trí công việc khác.

Liên lạc với nhà tuyển dụng

Trong trường hợp bạn không nhận được phản hồi trong khoảng thời gian mà nhà tuyển dụng đã thông báo, bạn đừng ngại liên lạc với họ để hỏi kết quả phỏng vấn.

Nếu nhà tuyển dụng thật sự chưa đến lúc trả lời bạn thì cách này phần nào thể hiện được bạn có hứng thú nhất định với công việc, và họ sẽ càng có lý do để tuyển bạn.

Còn nếu họ không muốn trả lời bạn ngay từ đầu, thì soạn một tin nhắn follow-up và hỏi han cũng không phải là việc thừa thãi. Bởi vì bạn có quyền được biết lý do tại sao bạn chưa phải ứng viên phù hợp với vị trí này, từ đó mới có thể cải thiện bản thân cho những lần interview sau. 

Bạn có thể liên lạc với nhà tuyển dụng để hỏi kết quả phỏng vấn.

Hỏi nhà tuyển dụng ngay trong buổi phỏng vấn

Việc hỏi trực tiếp người phỏng vấn về timeline quá trình tuyển dụng chắc chắn không phải chuyện dễ dàng. Nhưng khi interview kết thúc, nhà phỏng vấn thường sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào cho họ không.

Đây là lúc bạn có thể hỏi xem nếu có kết quả phỏng vấn thì bạn sẽ nhận được câu trả lời trong vòng mấy ngày và qua nền tảng nào. Chẳng hạn như email, cuộc gọi hay tin nhắn.

Nếu bạn nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian họ đã nhận định, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị, sắp xếp cho các bước tiếp theo.

Đọc thêm: Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo

Luôn giữ hoà khí

Bị ngó lơ chắc chắn sẽ mang đến cảm giác khó chịu. Nhưng dù phía công ty có thiếu chuyên nghiệp, bạn cũng không nên nói xấu họ hay lan truyền tiếng xấu.

Thay vì ngồi ôm mối hận và nghĩ mãi về việc mình đã làm sai ở đâu, điều bạn nên làm là ưu tiên những cơ hội việc làm mới, tránh mất đi tinh thần và động lực.

Ứng viên nên làm gì thay vì ghosting

Ngoài việc nhà tuyển dụng ghost ứng viên, thì các ứng viên cũng tuyệt đối không được trở thành người cho nhà tuyển dụng “leo cây”. Có những bạn không đến buổi phỏng vấn như đã hẹn, không gửi bài test như đã hứa, hoặc đơn giản là lựa chọn công việc khác vì công việc này không phù hợp bằng.

Glints hiểu mỗi người sẽ có cơ hội lựa chọn trong hàng loạt offer khác nhau. Tuy nhiên, sau khi đã quyết định được phương án cuối cùng cho mình, bạn nên thông báo cho các bên còn lại một cách lịch sự và chuyên nghiệp.

Từ chối offer là việc không dễ dàng nhưng là việc nên làm. Đây là cách để bạn trưởng thành hơn cũng như để mở cho mình các cơ hội mới trong tương lai.

ứng viên không nên ghost người tuyển dụng
Ứng viên cũng không nên ghost nhà tuyển dụng dù ở trong trường hợp nào đi nữa.

Đọc thêm: Job Offer Là Gì? Cách Lựa Chọn Job Offer “Xịn” Nhất Cho Mình

Tạm kết

Tương tự với ghosting trong tình yêu hay tình bạn, ghosting trong công việc cũng để lại những hậu quả không lường. Hy vọng với bài viết trên của Glints, bạn đã hiểu ghosting là gì cũng như bạn nên làm gì khi bị ghost bởi nhà tuyển dụng.

Để cập nhật các thông tin hữu ích khác, đừng quên đến với Glints Việt Nam bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X