×

Định Kiến Về Sếp Nữ Đúng Hay Sai? Sếp Nữ Cần Làm Gì Để Đi Ngược Lại Những Định Kiến Này

Ngày đăng: 08/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 14/03/2023

định kiến về sếp nữ

Phụ nữ nên tập trung vào công việc nội trợ thay vì sự nghiệp? Sếp nữ khó tính hơn Sếp nam? Đó là số ít trong những định kiến về Sếp nữ chúng ta thường bắt gặp hiện nay. Vậy liệu những định kiến này có đúng hay không? Sếp nữ cần làm gì để xóa bỏ định kiến trên.

Cùng Glints tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé.

Một vài số liệu về việc phụ nữ làm Sếp

Theo số liệu từ các công ty S&P 500, tỷ lệ nhân viên nữ chiếm khoảng 46%, trong đó, khoảng 37% làm việc ở vị trí quản lý, 27% ở vị trí cấp cao và khoảng 6% là CEO.

định kiến về sếp nữ
Những định kiến thường gặp về Sếp nữ

Mặc dù trình độ học vấn, và điểm số trong các bài năng lực lãnh đạo của nữ giới bắt đầu cao hơn trong những năm gần đây, nhưng sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam giới và nữ giới ở vị trí quản lý vẫn khá lớn. 

Vậy điều này đến từ đâu? Theo đó, có khá nhiều định kiến đối với Sếp nữ thường bắt gặp ở môi trường công sở, cùng Glints tìm hiểu trong phần tiếp theo đây nhé.

Những định kiến về Sếp nữ thường gặp

Nhiều người cho rằng phụ nữ chỉ phù hợp với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình chồng con. Điều này được thể hiện khá rõ trong bối cảnh xã hội phong kiến xưa. Mặc dù, hiện nay, nhiều tư tưởng về phụ nữ đã tiến bộ và thay đổi nhưng không ít nhiều định kiến xã hội về nữ giới trong công việc, đặc biệt ở những vị trí quản lý.

Phụ nữ dễ xúc động hơn

Phụ nữ thường dễ xúc động hơn, điều này ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định. Đây là một trong những định kiến đầu tiên đối với Sếp nữ. 

Ở nữ giới hormone prolactin cao hơn khiến họ dễ xúc động và khóc hơn, trong khi đó, nội tiết tố nam có khả năng ức chế khóc. Bởi vậy, nữ giới thường có xu hướng xúc động hơn nam.

Cảm xúc hơn có thể đến từ việc nhận thức được cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc của một người. Theo đó, việc nhận thức cảm xúc người khác tốt sẽ giúp Sếp nữ thấu hiểu, đồng cảm với vấn đề của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc cởi mở – nơi nhân viên có thể thoải mái bày tỏ quan điểm ý kiến của bản thân.

Đọc thêm: Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? 5 Mẹo Rèn Luyện Khả Năng Điều Chỉnh Cảm Xúc

Nên tập trung vào gia đình hơn sự nghiệp

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” – đây là câu nói rất quen thuộc để thể hiện việc đàn ông sẽ đảm nhận những công việc khó khăn ngoài ra hội, trong khi đó phụ nữ tập trung lo việc gia đình. 

Dù hiện nay, tính bình đẳng giữa nam và nữ đã được cải thiện nhưng không ít người vẫn còn tư tưởng phụ nữ nên tập trung vào gia đình hơn là sự nghiệp.

Khó tính với tiểu tiết hơn đàn ông

Phụ nữ khi làm Sếp thường mong muốn mọi thứ được hoàn hảo, đi đúng hướng đã định sẵn. Có thể nói, xu hướng quản lý vi mô thường xuất hiện ở nhà quản lý nữ hơn.

làm việc với sếp nữ
Sếp nữ thường có xu hướng quản lý vi mô

Do vậy, họ thường khó tính với những tiểu tiết, áp buộc nhân sự phải theo cách làm của mình. Điều này tạo cảm giác căng thẳng khi làm việc, và công việc khó mang lại hiệu suất tốt.

Cần nhiều thời gian để chiếm được sự tin tưởng

Nhiều người cho rằng, Sếp phụ nữ thường là người thiếu bản lĩnh khả năng quyết đoán và tính toán chi ly hơn so với Sếp nam.

Bên cạnh đó, nhiều nhân sự là nam giới có tư tưởng rằng, làm việc dưới quyền nữ giới khiến họ bị mất thể diện, bởi đâu đó trong tư tưởng của họ vẫn còn định kiến nữ giới nên tập trung vào gia đình hơn là sự nghiệp.

Do đó, thái độ và suy nghĩ của nhân viên chỉ thật sự thay đổi khi chứng kiến năng lực thực sự của Sếp nữ sau một khoảng thời gian.

Điểm mạnh của Sếp nữ

Giữa Sếp nam và Sếp nữ thường có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Đôi khi, những điểm mạnh của nữ giới được thể hiện tốt hơn trên vai trò người lãnh đạo/người quản lý. Cùng Glints tìm hiểu ngay những điểm mạnh của Sếp nữ là gì nhé.

Giỏi lắng nghe, giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tốt là yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần sở hữu. Theo đó, nữ giới được đánh giá cao hơn nam về khả năng giao tiếp và lắng nghe.

Điều này khiến họ dễ dàng trong việc trao đổi, và truyền đạt thông tin đến cấp dưới. Đồng thời, họ nhạy bén và lắng nghe phản hồi của nhân viên một cách cẩn thận và đầy đủ nhất.

Làm việc tốt dưới áp lực

Do cấu trúc của não bộ, phụ nữ thường có khả năng làm nhiều việc cùng lúc hơn so với đàn ông. Do đó, dưới áp lực công việc lớn họ thường biết cách sắp xếp công việc phù hợp, và bình tĩnh trước những áp lực để đạt được mục đích cuối cùng.

Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Dưới Áp Lực

Bền bỉ hơn sếp nam

Phụ nữ thường có xu hướng kiên trì hơn nam giới. Do đó, khi phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, họ khá bền bỉ trong việc tìm ra gốc rễ và hướng giải quyết vấn đề thích hợp.

Dễ kết nối với team hơn

Nhờ khả năng giao tiếp tuyệt vời, cởi mở, thấu hiểu và đồng cảm với vấn đề của nhân viên nên sếp nữ rất dễ gắn kết các thành viên trong team và trở thành một nhóm vững mạnh.

làm việc với sếp nữ
Sếp nữ thường dễ kết nối, gắn kết team hơn

Họ thường khuyến khích, truyền cảm hứng và tạo điều kiện tối đa cho nhân viên của mình học hỏi và phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Dễ đồng cảm, kiên nhẫn hơn

Như Glints đề cập ở phần trước đó, phụ nữ thường cảm xúc hơn nữ giới, do đó, họ dễ dàng đồng cảm với vấn đề của nhân viên. Điều này giúp sếp nữ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, hòa đồng – đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu suất công việc, mức độ gắn kết và gắn bó của các thành viên.

Bên cạnh đó, phụ nữ thường kiên nhẫn hơn đàn ông, họ đưa ra quyết định một cách chắc chắn. Sếp nữ xem kết quả cuối cùng đến từ những thành công bước nhỏ hơn là tập trung ngay vào những mục tiêu lớn.

Cân bằng công việc – cuộc sống

Phụ nữ có thể đảm nhận tốt cả việc quản lý công việc và trách nhiệm đối với gia đình. Bên cạnh đó, họ tin rằng, công việc không phải là tất cả trong cuộc sống. 

Do đó, Sếp nữ thường mong muốn tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt hơn, bởi họ hiểu rằng công việc và gia đình đều quan trọng và khi trách nhiệm với gia đình và bản thân được hoàn thành thì công việc sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Những định kiến về Sếp nữ có luôn đúng?

Định kiến về Sếp nữ có luôn đúng? Câu trả lời của tác giả là KHÔNG.

Bạn thấy đấy, không phải người Sếp nào cũng giống nhau. Đương nhiên rồi, khi nhắc đến nhà quản lý nữ bạn không thể luôn luôn áp đặt định kiến rằng họ không có năng lực, khó tính hay chỉ nên làm việc nhà, v.v.

Một vài nhà lãnh đạo nữ tài năng và quyền lực như Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel, hay Thủ tướng nữ đầu tiên tại Ấn Độ Indira Gandhi, cùng nhiều nhà lãnh đạo khác sẽ giúp bạn thay đổi góc nhìn về những định kiến trên.

Bên cạnh đó, khi đánh giá năng lực của một người, chúng ta không nên dựa trên giới tính, thay vào đó nên đánh giá toàn diện về IQ, EQ, năng lực chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, thái độ, v.v.

Đọc thêm: Vấn Đề Giới Trong Chọn Nghề: Thực Trạng Và Lời Khuyên Cho Từng Giới

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề định kiến về sếp nữ mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới và đúng đắn về những định kiến đối với nhà quản lý/lãnh đạo là nữ giới.

Đừng ngần ngại để lại góc nhìn và ý kiến của bạn về chủ đề thú vị này tại phần bình luận nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X