×

Nghiệp Vụ Là Gì? Bật Mí Cách Nâng Cao Nghiệp Vụ Chuyên Môn

Ngày đăng: 11/07/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 11/07/2023

Chuyên môn, nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ và chuyên môn khác nhau như thế nào? Làm thế nào để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn? Để giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này, trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc kể trên.

Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ đề cập đến các kỹ năng, chuyên môn mà người lao động sở hữu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trong một số trường hợp, nghiệp vụ được sử dụng như một thước đo năng lực của nhân viên; làm cơ sở để xét duyệt thăng chức, tăng lương, khen thưởng.

chuyên môn nghiệp vụ là gì
Định nghĩa nghiệp vụ.

Phân loại nghiệp vụ

Nghiệp vụ có thể được chia thành hai nhóm bao gồm: nghiệp vụ xét theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ xét theo tính chất công việc.

Nghiệp vụ xét theo trình độ chuyên môn: được hiểu là những nghiệp vụ mà người lao động đã tích lũy được trong quá trình học tập, sau đó áp dụng vào công việc thực tế để hoàn thành các nhiệm vụ này một cách tốt nhất.

Nghiệp vụ xét theo tính chất công việc: được hiểu là những yêu cầu về kỹ năng cụ thể cho vị trí công việc. Ví dụ, khi ứng tuyển vào công việc kế toán, ứng viên được yêu cầu sở hữu nghiệp vụ kế toán. Do đó, với từng công việc cụ thể sẽ yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn khác nhau.

Nghiệp vụ khác chuyên môn như thế nào?

Nghiệp vụChuyên môn
– Đề cập đến những kỹ năng mà công việc yêu cầu, được hình thành khi tiếp xúc với một lĩnh vực cụ thể.
– Nghiệp vụ mang tính cụ thể hơn, chẳng hạn trong ngành du lịch khách sạn, các nghiệp vụ được yêu cầu là nghiệp vụ điều hành, nghiệp vụ hướng dẫn, v.v.
– Đề cập đến các kỹ năng được trau dồi trong quá trình học tập, phát triển, và áp dụng vào thực tế.
– Chuyên môn mang tính khái quát của toàn bộ lĩnh vực đó, chẳng hạn như chuyên môn ngành du lịch khách sạn và được đánh giá qua học vị, bằng cấp.

Nghiệp vụ cơ bản của các ngành nghề 

Nghiệp vụ sư phạm

Đối với các ứng theo ngành sư phạm cần sở hữu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Trong chương trình đào tạo này, người học sẽ được đào tạo và giảng dạy các kỹ năng sư phạm như: thiết kế bài giảng, quản lý và điều hành lớp học, thiết kế giáo án, kỹ năng đặt câu hỏi, v.v.

Nghiệp vụ sư phạm.

Nghiệp vụ kế toán

Nghiệp vụ kế toán bao gồm:

  • Kế toán thuế, trong đó bao gồm việc ghi nhận các khoản thuế phát sinh trong ngày, làm báo thuế theo định kỳ, nộp thuế, hoàn thuế vào đầu năm hoặc cuối năm.
  • Kế toán tiền lương và các khoản tiền trích theo lương.
  • Kế toán bán hàng, mua hàng và kế toán công nợ.
  • Hạch toán cuối kỳ và kế toán tổng hợp. 

Nghiệp vụ ngân hàng

Đối với ứng viên theo ngành ngân hàng, cần đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ cơ bản như:

  • Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ khách hàng, trong đó bao gồm các hoạt động như khuyến khích khách hàng mở tài khoản, làm thẻ, mở tài khoản tiết kiệm, v.v.
  • Tín dụng ngân hàng bao gồm các hoạt động như vay thế chấp, vay mua tài sản cố định, v.v.
  • Nghiệp vụ đầu tư, bao gồm môi giới, mua bán trái phiếu doanh nghiệp/chính phủ, mua bán cổ phiếu, đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh, v.v.
  • Kinh doanh đối ngoại, bao gồm các hoạt động mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu thương mại, v.v.
  • Một số nghiệp vụ ngân hàng khác có thể kể đến như: ủy thác, quản lý đầu tư, v.v.

Nghiệp vụ buồng phòng

Đối với các nhân sự buồng phòng cần đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ buồng phòng như sau:

  • Kiểm tra tình trạng phòng trước khi khách đến, check thông tin khách hàng từ bộ phận lễ tân, v.v.
  • Chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị phục vụ công việc như máy hút mùi, màn cửa, v.v.
  • Vệ sinh phòng ở.
  • Hỗ trợ xử lý các vấn đề trong quá trình làm việc như khách phàn nàn về dịch vụ phòng, khách muốn đổi phòng, v.v.
  • Phối hợp với bộ phận lễ tân check phòng trước khi khách check out, nhằm xác định tình trạng phòng và dịch vụ được sử dụng.

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn

Nhân viên lễ tân cần thành thạo nghiệp vụ lễ tân khách sạn, bao gồm các hoạt động như:

  • Đón tiếp khách hàng.
  • Thực hiện check in, check out cho khách.
  • Tư vấn, giới thiệu cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ phòng.
  • Tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi đặt phòng.
  • Tiếp nhận các yêu cầu của khách lưu trú và chuyển cho bộ phận liên quan.
  • Hỗ trợ xử lý các tình huống khách hàng phàn nàn về dịch vụ.
Yêu cầu chức năng nghiệp vụ là gì?
Nghiệp vụ là công việc gì?

Cách nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Đối với người lao động, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, người lao động cần chủ động trau dồi các kỹ năng xử lý công việc nhằm tối ưu hiệu suất làm việc. Liên tục cập nhật và bổ sung thông tin, kiến thức mới liên quan đến công việc và ngành nghề. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, người giỏi trong nghề để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Đối với người sử dụng lao động, để nhân viên có cơ hội phát triển nghiệp vụ chuyên môn, các doanh nghiệp cần tổ chức các lớp đào tạo, các buổi chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, v.v dành cho cán bộ công nhân viên của mình.

Đọc thêm: Kỹ năng chuyên môn là gì? Cách cải thiện kỹ năng chuyên môn

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Nghiệp vụ là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn biết cách để chủ động nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X