×

Kỹ Năng Sư Phạm: Thứ Không Phải Người Dạy Học Nào Cũng Có

Ngày đăng: 21/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/02/2023

Không phải cứ học giỏi là đồng nghĩa với việc dạy giỏi. Nên kể cả khi những bạn tốt nghiệp bằng cấp cao được hỏi tại sao họ lại không làm giáo viên, phải đến 45% bạn trả lời rằng họ không cảm thấy mình sở hữu kỹ năng sư phạm.

Vậy kỹ năng sư phạm là gì và cần rèn luyện kỹ năng sư phạm như thế nào? Cùng tìm hiểu với Glints nhé!

Định nghĩa kỹ năng sư phạm là gì?

Kỹ năng sư phạm là khả năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và thông tin mới một cách hiệu quả đến người học. Đây là khả năng mà mỗi gia sư, giáo viên đến giảng viên đặc biệt cần vì họ là người truyền lại tri thức cho học sinh, sinh viên.

Kỹ năng sư phạm là gì
Kỹ năng sư phạm là khả năng truyền đạt, ứng biến linh hoạt trong môi trường giáo dục, đào tạo.

Một người sở hữu kỹ năng sư phạm còn biết vận dụng các hoạt động dạy học dưới nhiều hình thức để quá trình giảng dạy và đào tạo tiết kiệm thời gian mà vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định.

Kỹ năng này ngoài kiến thức chuyên sâu còn bao gồm khả năng lãnh đạo, xử lý tình huống, hướng dẫn và quản lý nhóm, quản lý cảm xúc, nhân phẩm và chuẩn mực đạo đức, v.v.

Vai trò của kỹ năng sư phạm

Khả năng dạy học thuộc về bộ kỹ năng thiết yếu của những người mang nhiệm vụ truyền lại tri thức như giáo viên cấp hai, cấp ba, giảng viên, giáo sư đại học, v.v.

Trong bối cảnh trường học, người giáo viên có khả năng này thì mới đảm bảo kiến thức chạm tới học sinh. Từ đó, học sinh có thể vận dụng các kiến thức mới này vào quá trình học tập của mình, rồi đạt được mục tiêu và tiến tới phát triển tương lai.

Khối kiến thức của nhân loại giống như một chân trời vô hạn và chỉ ngày càng bành trướng. Hãy tưởng tượng kho tàng kiến thức này là một bể nước rộng lớn và chúng ta là những mầm cây còn nhỏ.

Chính người dạy học, đứng ở giữa, là cầu nối đưa dòng nước tới với những trồi cây còn thiếu dinh dưỡng để chúng ngày càng lớn cao và trở nên vững chắc.

vai trò kỹ năng giảng dạy hiện đại
Kỹ năng giảng dạy hiện đại và vai trò không thể thiếu.

Thiếu đi người truyền đạt kiến thức, chúng ta sẽ mất đi phần nào cơ hội trở thành một bản ngã tốt hơn của bản thân.

Ngay trong bối cảnh đời sống thường ngày, khả năng hướng dẫn cũng có thể đến từ những hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như bố mẹ hướng dẫn con sửa sang đồ đạc, anh chị giúp em làm bài tập về nhà, v.v.

Những người có kỹ năng hướng dẫn người khác sẽ rất phù hợp theo đuổi con đường giảng dạy.

Đọc thêm: Coaching Là Gì? Tiềm Năng Phát Triển Của Nghề Coaching

Rèn luyện kỹ năng sư phạm như thế nào?

Làm thế nào để nhận thức đúng về kỹ năng giảng dạy của giảng viên, giáo viên và rèn giũa đúng hướng? Các nhà giáo tương lai sẽ cần chú ý đến các kỹ năng sau.

Khả năng truyền đạt dễ hiểu

Việc dạy học bao gồm truyền đạt qua cả văn bản và lời nói. Khi bạn có lượng kiến thức và kinh nghiệm lớn trong một ngành nhất định, bạn cũng cần biết cách đưa các thông tin đó tới người nghe một cách dễ hiểu.

Ví dụ, giáo viên dạy văn sẽ cần giúp học sinh hiểu các chi tiết ẩn sâu trong tác phẩm và dụng ý của tác giả. Giáo viên dạy IELTS thì có thể hướng dẫn các mẹo và kiến thức, dạng đề thường gặp để người học đạt được band điểm như ý.

kỹ năng giảng dạy đại học
Kỹ năng giảng dạy đại học, trung học hay ở bối cảnh nào cũng cần đến khả năng truyền đạt dễ hiểu, trôi chảy.

Thiết kế và tổ chức bài giảng hợp lý

Một giáo viên nên cố gắng tạo ra môi trường học tập an toàn, thân thiện với kịch bản dạy học logic, các hoạt động thực hành, có tính tương tác và thử nghiệm cao.

Từ đó hỗ trợ học sinh có hứng thú học hơn và kiến thức sẽ “thấm” mà không “thoát”.

Khả năng lắng nghe, thấu hiểu

Đây cũng là kỹ năng sư phạm của người giảng viên rất thiết yếu trong mọi trường hợp.

Khi sẵn sàng lắng nghe chia sẻ của người học, chẳng hạn như thắc mắc về nội dung học, người dạy mới có thể giải đáp câu hỏi và tối ưu hoá hiệu quả quá trình giảng dạy. Ngoài ra, vai trò của lắng nghe trong bộ kỹ năng sư phạm là gì? Chúng sẽ bao gồm:

  • Giúp đánh giá, đưa ra phản hồi xây dựng giúp học sinh sửa lỗi
  • Cải thiện chất lượng dạy học
  • Thấu hiểu khó khăn của học sinh
  • Thấu hiểu điểm mạnh và điểm yếu mỗi học sinh để có phương pháp dạy hợp lý
  • Tôn trọng học sinh, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả phụ huynh

Đây cũng là minh chứng của kỹ năng giao tiếp tốt và mức độ EQ cao, những thứ không thể thiếu với nghề giáo.

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn cũng đồng nghĩa với khả năng quản lý cảm xúc. Sẽ có trường hợp học sinh không ngại thể hiện thái độ chống đối người dạy, đặc biệt ở độ tuổi ương ngạnh, muốn nổi loạn. Đây là khi bạn nên bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và đối mặt với vấn đề.

sự kiên nhẫn của kỹ năng giảng dạy hiện đại
Người đi dạy nào cũng cần có sự kiên nhẫn để trả lời thắc mắc của người học.

Bên cạnh đó, việc giúp một học sinh đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng nhanh chóng. Vậy ở đây, điều thể hiện được kỹ năng sư phạm là gì?

Đó là khi bạn không ngại giúp đỡ học sinh đến cùng, kiên nhẫn sát cánh họ vượt qua chướng ngại và rồi tiến bộ hơn trong học tập.

Đọc thêm: Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? 5 Mẹo Rèn Luyện Khả Năng Điều Chỉnh Cảm Xúc

Học cách ứng biến, giải quyết vấn đề

Khi học sẽ không thể thiếu những lúc học sinh thiếu tập trung, có mâu thuẫn với các cá nhân khác, v.v. Đây là khi kỹ năng sư phạm được thể hiện qua khả năng ra quyết định, đưa ra hướng giải quyết hợp tình hợp lý nhất có thể.

Tại sao có những giáo viên thông minh về mặt học thuật nhưng lại nhận phản hồi tiêu cực từ nhiều học sinh? Còn giao viên khác có thể chuyên môn chưa hoàn hảo bằng nhưng lại nhận được sự yêu quý và tôn trọng hơn?

Sự tài tình ở người giáo viên chính là nằm ở sự uy nghiêm và mềm mỏng đúng chỗ. Khi tương tác với học sinh một cách khéo léo, môi trường học tập lành mạnh hơn và mọi vấn đề đều có thể được giải quyết.

Quản lý thời gian

Ngoài thấu hiểu nguyên tắc giáo dục, bạn cũng nên biết quản lý quỹ thời gian bởi khối lượng công việc rất nhiều, từ soạn bài, giảng bài, họp phụ huynh, coi thi, tới chấm điểm, v.v

Không ít người làm ngành sư phạm không giữ được sức khoẻ tốt về cả thể chất và tinh thần. Vì họ phải làm việc quá mức và không thể cân bằng công việc – cuộc sống.

Có được kỹ năng này thì bạn tối ưu được thời gian cho công việc mà cũng dành được thời gian riêng cho bản thân, tránh bị burnout, mệt mỏi với công việc.

quan ly thoi gian khi giang day
Hãy học cách quản lý thời gian, phân chia công việc hợp lý.

Không ngừng học hỏi, làm mới bản thân

Nghề nhà giáo luôn cần liên tục cải tiến và học hỏi. Bạn cần cập nhật kiến thức chuyên môn cũng như các phương pháp giảng dạy mới nhất.

Bên cạnh đó chương trình giáo dục cũng liên tục thay đổi. Kỹ năng giảng dạy của giáo viên là thích ứng với sự mới mẻ này để quá trình truyền đạt kiến thức không gặp trở ngại.

Các yếu tố khác

Ngoài các kỹ năng trên, những yếu tố khác để bạn chứng tỏ mình sở hữu kỹ năng sư phạm gồm những gì? Đó là:

Lời kết

Giáo viên tiểu học cần có những kỹ năng gì? Gia sư, giảng viên nói riêng và người dạy học nói chung phải làm thế nào để làm tốt công việc sư phạm? Hy vọng những câu hỏi này đã được trả lời phần nào với bài viết về “Kỹ năng sư phạm là gì” của Glints Việt Nam.

Để làm giáo viên, thứ bạn cần bao gồm nhiều hơn một trí não nhiều kiến thức. Bạn sẽ phải có cả đạo đức nghề nghiệp và nhận thức tốt để dạy giỏi và làm một tấm gương sáng của ngành giáo dục.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 14

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X